Giới Thiệu Chung Về APEC - Cổng Thông Tin Hội Liên Hiệp Phụ Nữ ...

Truy cập nội dung luôn

Hoạt động Hội Hoạt động đối ngoại

Xem cỡ chữ Giới thiệu chung về APEC 15/05/2006 Mạng lưới các nhà Lãnh đạo Nữ (WLN) được thành lập năm 1996, đây là một mạng lưới không chính thức của các nhà lãnh đạo nữ từ khu vực tư nhân, chính phủ, trí thức và các tổ chức xã hội dân sự của 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Mục tiêu chủ yếu của mạng lưới là đưa các quan điểm giới vào các dự án, chương trình và chính sách của APEC (Viện Bắc - Nam 1997). WLN được tài trợ bởi khu vực công, tư nhân và được CIDA hỗ trợ nhiều. Sự hỗ trợ mạng lưới của CIDA cho thấy Ca-na-đa có khả năng phát huy vai trò lãnh đạo trong WLN và tác động mạnh đến sự phát triển của mạng lưới. Điều đáng ghi nhận nhất đối với quá trình hợp tác là mạng lưới đã kết nối được thành viên từ các thành phần và tiếp cận được các cơ cấu và quy trình của APEC trong chiến lược vận động của mình. Để hiểu cách làm của WLN, trước hết cần phải hiểu về APEC.

 

Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)

 

APEC được thành lập năm 1989. Đó là một diễn đàn chính phủ được thành lập trước sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế ở Châu Á-Thái Bình Dương. Mục đích của APEC nhằm thúc đẩy sự năng động nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương và mở rộng cộng đồng (APEC website 2000).

 

Có 12 thành viên sáng lập APEC đó là Ôt-xtrây-lia, Bru-nây Darussalam, Ca-na-đa, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ma-lai-xia, Niu Di-lân, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Thái-lan và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Năm 1991 Trung Quốc, Hồng Kông của Trung Quốc, Đài-Bắc thuộc Trung Quốc đã gia nhập APEC. Năm 1993, Mê-hi-cô và Pa-pua Niu Ghi-nê chấp nhận là thành viên mới và năm 1994 Chi-lê là thành viên đầy đủ. Cuối cùng, năm 1997, Pê-ru, Nga và Việt Nam đã gia nhập và là thành viên chính thức bắt đầu từ tháng 11 năm 1998, đưa tổng số thành viên lên 21 nền kinh tế (APEC website 2000). Từ đó, chưa có thêm thành viên nào.

 

Là một diễn đàn chính phủ, các đại biểu của APEC là các quan chức chính phủ và các bộ trưởng. Cấp cao nhất của cơ cấu này là các nhà lãnh đạo kinh tế của tất cả các nền kinh tế thành viên APEC đó là Tổng thống và Thủ tướng. Tiến trình cơ bản là bộ trưởng các ngành báo cáo với các nhà lãnh đạo kinh tế những vấn đề then chốt và những khuyến nghị họ tham mưu để các nhà lãnh đạo trình lên APEC. Các bộ trưởng đó được các quan chức cao cấp cố vấn. Các Quan chức cao cấp đó thường là các cán bộ thương mại và ngoại giao của chính phủ. Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) đề xuất các khuyến nghị trình lên các Bộ trưởng và thực hiện các quyết định của các bộ trưởng. SOM sẽ xem xét và điều phối kinh phí và chương trình làm việc của tất cả các nhóm làm việc và uỷ ban của APEC. Các nhóm làm việc theo nhiều chuyên đề và đại diện cho các nền kinh tế thành viên, chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Các nhóm làm việc báo cáo lên SOM và họp nhiều lần trong năm (Viện Nghiên cứu Bắc-Nam 1997).

 

Các quan chức chính phủ, thường là các quan chức của Bộ Thương mại hoặc Bộ Ngoại Giao, tham gia vào các uỷ ban của APEC. Thành viên các nhóm làm việc chủ yếu là các quan chức chính phủ, mặc dù có một số nhóm mời đại diện của thành phần tư nhân. Các trưởng nhóm làm việc và các nhóm khác thường lập các Ban Thư ký không chính thức ở văn phòng trong nước mình để điều phối công việc của nhóm hoặc Uỷ ban mình phụ trách. Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC (ABAC) được thành lập năm 1995 nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của cộng đồng doanh nghiệp phải có nhóm tư vấn của khu vực tư nhân để cố vấn cho các nhà Lãnh đạo APEC. Mỗi nền kinh tế thành viên APEC có 3 đại diện doanh nghiệp trong ABAC (Học viện Bắc-Nam 1997). Hiện nay, trong tổng số 63 đại diện trong ABAC của 21 nền kinh tế, chỉ có 3 phụ nữ. WLN đã đề nghị các nhà lãnh đạo tăng tỷ lệ nữ ít nhất phải có một phụ nữ trong 3 đại diện của mỗi nền kinh tế.

 

Tháng 9/1992, Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 4 đã thống nhất thành lập một Ban Thư ký để hỗ trợ và chấp nhận đề nghị để Xinh-ga-po đăng cai. Theo đó, Ban thư ký APEC chính thức được thành lập ngày 12/2/1993 tại Xinh-ga-po (APEC Website 2000), các chính phủ thành viên APEC đã cấp kinh phí cho Ban Thư ký hoạt động, lệ phí đóng góp tuỳ theo quy mô của từng nền kinh tế (Viện Bắc-Nam 1997). Cán bộ Ban Thư ký được các nước thành viên APEC đề cử từ khu vực dịch vụ công. Chính phủ mỗi nền kinh tế phải tự lo chi phí cho đoàn của mình.

 

APEC hoạt động trên cơ sở đồng nhất phản đối việc áp đặt sự thống nhất mang tính pháp lý và luật pháp. Các thành viên thực hiện các hoạt động và chương trình làm việc của mình trên cơ sở đối thoại cởi mở tôn trọng ý kiến của tất cả các đại biểu. Tất cả các Tuyên bố và khuyến nghị chính thức của các Bộ trưởng và các Nhà Lãnh đạo đều phải được sự nhất trí của tất cả nền kinh tế thành viên trước khi được thông qua. Do vậy, có nhiều cuộc thương thuyết giữa các nền kinh tế thành viên về những vấn đề then chốt trước khi trình lên các hội nghị của SOM, các Bộ trưởng và các nhà Lãnh đạo. Chức chủ tịch APEC hàng năm được luân chuyển giữa các nền kinh tế thành viên. Chủ nhà năm APEC đưa ra nhiều ý kiến cho chương trình nghị sự của các cuộc họp APEC cho năm đó, và thường tổ chức các hội nghị của SOM và nhiều hội nghị cấp Bộ trưởng khác.

 

Mạng lưới các nhà Lãnh đạo Nữ (WLN)

 

Tôn chỉ mục đích của WLN là:

·Vận động APEC đưa vấn đề giới vào các chương trình, dự án và chính sách của APEC;

·Xác định những vấn đề tác động đến phụ nữ trong khu vực cũng như nêu bật sự đóng góp to lớn của phụ nữ đối với các nền kinh tế thành viên;

  • Tìm giải pháp giải quyết các thách thức mà phụ nữ trong khu vực đang gặp phải;
  • Tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo nữ trong khu vực trao đổi ý tưởng và xem xét các cách mà họ có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực;
  • Tạo điều kiện cho phụ nữ trao đổi, học hỏi và hợp tác giữa phụ nữ trong khu vực; và
  • Cung cấp chuyên gia tư vấn các vấn đề giới cho các chương trình nghị sự và các ưu tiên của APEC (Peebles 1999c).

 

Thành viên của WLN là các nhà lãnh đạo nữ có những đóng góp to lớn trong một hoặc nhiều lĩnh vực và sẵn sàng đóng góp cho tầm nhìn vì sự phát triển công bằng và bền vững của APEC. Sự xác định rộng nghĩa các nhà lãnh đạo nữ này đã cho phép WLN tập hợp được nhiều nhà lãnh đạo nữ thuộc nhiều thành phần từ cơ sở cho đến giới thượng lưu trong xã hội, tạo nên một đội ngũ chuyên gia nữ hùng hậu mà APEC có thể vừa coi là đại biểu và vừa là đối tác trong các cơ cấu và tiến trình của APEC.

 

Những người thụ hưởng WLN

 

Có hai nhóm chính là đối tượng thụ hưởng trực tiếp của WLN. Nhóm đầu tiên là các nhà lãnh đạo nữ tích cực tham gia mạng lưới qua việc chuẩn bị và tham gia dự các hội nghị hàng năm của WLN và các nỗ lực của họ trong việc vận đông APEC. Hội nghị hàng năm và các hoạt động liên quan đã tạo điều kiện cho nhiều nhóm lãnh đạo nữ hiểu được các cách làm hay trong các lĩnh vực, nhiều nhóm nâng cao sự hiểu biết các quy trình của APEC và giới, tăng cường sự giao tiếp với nhiều thành phần, hiểu biết và tin tưởng nhau. WLN cũng tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo nữ có dịp cùng làm việc trên tinh thần hợp tác để thể hiện với nhau và với các tổ chức quốc tế khả năng lập một quy trình thương thuyết hiệu quả và trên tinh thần xây dựng những lĩnh vực còn bất đồng về tự do hoá thương mại và các điều kiện để thực hiện.

 

Một đối tượng thụ hưởng trực tiếp khác của WLN là APEC. ở cấp vĩ mô, các chính phủ thành viên APEC nhận được sự đóng góp của phụ nữ trong khu vực và thấy được tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề giới nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực. Với những nỗ lực vận động của WLN, APEC ngày càng quan tâm và nhạy cảm hơn về giới.

 

Nhờ những nỗ lực vận động của WLN, các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã nhất trí đưa vấn đề giới, một vấn đề xuyên suốt trong các hội nghị APEC năm 1998 và yêu cầu SOM xây dựng và thực hiện khuôn khổ lồng ghép giới trong APEC năm 1999. Việc dự thảo khuôn khổ này vừa được hoàn thành vào năm nay và việc thực hiện mới được công bố với một loạt các thông tin về giới cho các nhóm làm việc chuyên ngành của APEC. Còn quá sớm để đánh giá tác động lâu dài của việc thông qua sáng kiến chính sách này, nhưng nhận thức về giới trong APEC ngày càng được nâng cao. 12 trong số các nhóm làm việc và uỷ ban của APEC đã yêu cầu các phòng thông tin về giới cung cấp thành viên cho các nhóm của mình. Nhiều nhóm làm việc đã lồng ghép giới và đang xem xét những gì họ đã làm được về giới trong ngành của họ. Việc thực hiện khuôn khổ này vẫn đang được tiếp tục, nhưng cũng cần phải xem xét tác động thực tế những nỗ lực mà WLN đã mang đến cho phụ nữ trong khu vực ngoài những dự án và chương trình cụ thể của APEC.

 

Cơ cấu và tiến trình của WLN

 

Mỗi nền kinh tế thành viên APEC đều có thành viên trong mạng lưới, nhưng cơ cấu tổ chức, lĩnh vực và quy mô hoạt động của các thành viên không giống nhau. Mỗi thành viên đều có đầu mối để liên hệ và là lãnh đạo ở nước đó. Người đầu mối có nhiệm vụ tổ chức vận động và báo cáo các quan chức APEC ở nước mình các vấn đề liên quan đến WLN và đảm bảo nền kinh tế đó có đóng góp cho các khuyến nghị của WLN và các sáng kiến khác. Đầu mối cũng là người nữ lãnh đạo ở lĩnh vực nào tham dự cuộc họp hàng năm của WLN và phổ biến cho họ biết các chính sách và quy trình của APEC. Nhờ đó có sự đại diện cân đối của 4 thành phần trong WLN từ mỗi nền kinh tế thành viên và sự tham gia của các nhà lãnh đạo nữ sẽ giúp họ cơ bản hiểu được cách hoạt động của APEC.

 

WLN đang xác định những hạn chế chính trong việc đưa phụ nữ vào quy trình của APEC và giúp APEC thấy được những hạn chế này cũng như cách khắc phục những hạn chế đó. Các nhóm trong từng nền kinh tê thành viên cũng phải xác định các vấn đề tác động đến phụ nữ, nêu bật những thành tích, sáng kiến và sự đóng góp cụ thể của phụ nữ ở nền kinh tế của mình, vận động những vấn đề cụ thể đó với các quan chức APEC ở nước mình. Một số nhóm WLN đã làm được việc này, một số khác đang chuẩn bị hoặc có những ưu tiên khác (Peebles 1999c).

 

Các hội nghị WLN được tổ chức theo APEC và luân phiên chức chủ tịch từng năm. Mạng lưới dựa vào những lĩnh vực do APEC xây dựng trong năm đó để xác định chủ đề cho cuộc họp. WLN sử dụng các hội nghị này để tập hợp ý kiến các thành viên, dự thảo khuyến nghị và trình lên các tổ chức và diễn đàn APEC. Mục đích các khuyến nghị này nhằm đảm bảo sự đóng góp quan trọng của phụ nữ đối với mỗi nền kinh tế được ghi nhận, một thành tố quan trọng để tiến tới thực hiện mục đích phát triển công bằng và bền vững, APEC phải đưa ra được những gợi ý thiết thực đáp ứng các nhu cầu cụ thể của phụ nữ trong từng lĩnh vực.

 

Ban dự thảo khuyến nghị bao gồm đại diện của các nước thành viên, xem xét và sửa lại các khuyến nghị dự thảo và thống nhất ở phiên họp cuối cùng. Sau đó, các khuyến nghị đó được trình lên các diễn đàn APEC. Hội nghị hàng năm của WLN do nước thành viên WLN- chủ tịch APEC năm đó, điều phối (Peebles 1999c). Những khuyến nghị được dự thảo tại các hội nghị hàng năm.

 

WLN hoạt động nhằm tập hợp các mối quan tâm và khuyến nghị của phụ nữ để trình lên hoặc tác động các Bộ trưởng APEC. WLN cũng đã giúp xây dựng một số chính sách của APEC, nhất là những chính sách về thương mại và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Hiện nay, WLN đang tập trung tác động các bộ trưởng Thương mại và SME. Đó là chiến lược ban đầu của WLN nhằm tác động chính sách kinh tế và sử dụng lĩnh vực này để vận động APEC lồng ghép các mối quan tâm xã hội và kinh tế.

In bài viết Gửi mail tới bạn Share Facebook Share Google+

Tin tức cùng chuyên mục

  • Hội LHPN Việt Nam tham dự cuộc họp Ban Lãnh đạo Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Quốc tế
  • Hội LHPN tỉnh Điện Biên và Hội LHPN các tỉnh nước bạn Lào Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay, Luông Pha Bang ký kết thỏa thuận hợp tác
  • Hội LHPN Việt Nam đảm nhận chức danh Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức phụ nữ ASEAN
  • Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo thăm và làm việc tại tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc
  • Lãnh đạo Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tham dự phiên họp thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam
  • Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga tiếp Đại sứ Cuba chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ
  • Hội LHPN Việt Nam và Thành phố Xanh Pê-téc-bua (Nga) ký kết hợp tác vì sự phát triển của phụ nữ
  • Những hoạt động nổi bật trong chuyến công tác tại Belarus của Hội LHPN Việt Nam
  • Hội LHPN tỉnh Đắk Lắk tổ chức chuỗi hoạt động đối ngoại với Sở công tác Phụ nữ tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia (20/09/2024, 18:07)
  • Đoàn đại biểu Hội LHPN Việt Nam thăm, làm việc tại Belarus và Nga

TÂM ĐIỂM

Image

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam

  • Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII
  • Khai mạc Hội nghị TW khóa XIII, quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ
  • Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

CÁC ĐỀ ÁN

Image

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến làm việc với Trung tâm Phụ nữ và Phát triển

  • Huế: Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
  • TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức hoạt động về công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch...
  • Hội viên danh dự Hội LHPN Việt Nam: Kết nối sức mạnh, thúc đẩy bình đẳng giới

VĂN BẢN HỘI

  • (8/CV-DTTG) V/v tăng cường hiệu quả các mô hình/hoạt động thu hút, tập hợp ...
  • (298/TB-ĐCT) Thông báo tiếp nhận công chức, viên chức vào làm công chức tại ...
  • (3745/QĐ-ĐCT) Quyết định phê duyệt danh sách bài dự thi tham gia vòng chung ...
  • (3222/ĐCT-GĐXH) v/v bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, nhân dịp nghỉ lễ Giỗ ...
  • (8/TB-VP) Thông báo về việc thay đổi tên tài khoản của Văn phòng Cơ quan ...

Video

play stop repeat full screen Update Required To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam 2024

Liên kết Website

Các cơ quan ban ngành Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Bộ Kế hoạch và đầu tư Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ban Dân vận trung ương Các đơn vị của Hội Nhà xuất bản Phụ nữ Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam Báo Phụ nữ Việt Nam Phụ nữ Việt Nam ở nước ngoài Trường trung cấp Lê Thị Riêng Tổ chức TCVM TNHH 1TV Tình thương Học viện Phụ nữ Việt Nam Các tỉnh, thành Hội Báo Phụ nữ Thủ đô Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Đà Nẵng Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Bắc Giang Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh bến Tre Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Định Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cà Mau Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Cao Bằng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Bình Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ngãi

Từ khóa » Hội Nghị Apec Nghĩa Là Gì