Giới Thiệu Cuốn Sách: QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA BA ...

Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (Trừ chiều thứ 2) Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h / Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h Thứ ba, 24/12/2024 Vi En Mở cửa tất cả các ngày trong tuần (Trừ chiều thứ 2) Mùa đông: Sáng: 8h - 11h. Chiều: 13h30 - 16h / Mùa hè: Sáng: 7h30 - 11h. Chiều: 13h30 - 16h
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tin tức-Sự kiện
    • Thông tin hoạt động
    • Mở cửa thư viện
    • Cảm tưởng
  • Tư liệu
    • Thông tin tư liệu
    • Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
    • Chuyên môn nghiệp vụ
    • Tư liệu ảnh
    • Tư liệu video
  • Trưng bày-Triển lãm
    • Trưng bày chuyên đề
    • Trưng bày bổ sung
    • Trưng bày online
  • Trao đổi
  • Điểm di tích
    • Khu di tích Phủ chủ tịch
    • Các điểm di tích chính
    • Cụm di tích Ba đình
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp quy
    • Liên hệ
    • Thăm quan không gian 3D
slider Phát triển kinh tế số
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Cuộc đời và sự nghiệp
    • Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
  • Tin tức-Sự kiện
    • Thông tin hoạt động
    • Mở cửa thư viện
    • Cảm tưởng
  • Tư liệu
    • Thông tin tư liệu
    • Câu chuyện nhỏ, bài học lớn
    • Chuyên môn nghiệp vụ
    • Tư liệu ảnh
    • Tư liệu video
  • Trưng bày-Triển lãm
    • Trưng bày chuyên đề
    • Trưng bày bổ sung
    • Trưng bày online
  • Trao đổi
  • Điểm di tích
    • Khu di tích Phủ chủ tịch
    • Các điểm di tích chính
    • Cụm di tích Ba đình
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Văn bản pháp quy
    • Liên hệ
    • Thăm quan không gian 3D
Trang chủ - Tin tức - Sự kiện >> Mở cửa thư viện - Giới thiệu cuốn sách: QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA BA ĐÌNH Giới thiệu cuốn sách: QUẦN THỂ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA BA ĐÌNH 07 Tháng 06 Năm 2013 / 10392 lượt xem Nguyễn Văn Dương Phòng ST - KK - TL Khu di tích Phủ Chủ tịch, Lăng Bác và Bảo tàng Hồ Chí Minh tạo thành một quần thể di tích kỳ vĩ giữa lòng Thủ đô Hà Nội với tên gọi Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Ba Đình. Trong suốt những năm qua, nơi đây luôn hội tụ đồng bào từ khắp mọi miền của Tổ quốc về để bày tỏ tình cảm kính yêu đối với Bác Hồ và quyết tâm đi theo con đường mà Đảng và Bác đã lựa chọn. Bạn bè quốc tế đến đây để được chiêm ngưỡng người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình nằm trên đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, miền đất mà vào thế kỷ XI triều đại nhà Lý đã chọn làm kinh đô của nước Đại Việt. Vua Lý Công Uẩn đã nhận thấy đây là vùng đất: “Được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, vị trí giữa bốn phương Nam Bắc Đông Tây, tiện hình thế núi sông che bọc. Ở đó, địa thế rộng rãi mà bằng phẳng, đất đai cao ráo mà sáng sủa, dân cư không khổ về nỗi tối tăm, thấp ẩm, muôn vật đều phong thịnh tốt tươi”, “Thật là nơi then chốt của bốn phương hội họp. Đó là đô thành bậc nhất của Đế vương muôn đời”. Tọa lạc trên vùng đất Ba Đình lịch sử, khu vực này trước kia thuộc trại Khán Xuân, nay là phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Qua các triều đại Trần, Lê, Nguyễn kinh thành Thăng Long có mở rộng thêm nhưng Ba Đình vẫn là một khu vực quan trọng của kinh thành. Năm 1890, thực dân Pháp đã về chiếm một phần đất của khu vực này để trồng cây, nuôi thú và gọi là vườn thảo mộc. Sau khi bình định xong ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, thực dân Pháp lại chọn nơi này để đặt cơ quan đầu não cai trị toàn Đông Dương. Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên độc lập mới cho dân tộc Việt Nam. Khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam, với quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc non trẻ, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành cuộc kháng chiến anh dũng để đánh đuổi quân xâm lược. Cuối năm 1954, sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giành thắng lợi hoàn toàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng trở về Thủ đô Hà Nội. Từ đây, Ba Đình trở thành trung tâm lịch sử chính trị của cả nước. Và cũng tại nơi đây, tròn 24 năm ngày Đại lễ Độc lập, ngày 2-9-1969, Bác Hồ đã từ giã chúng ta để đi về cõi vĩnh hằng, để lại nỗi buồn đau và tiếc thương vô hạn cho nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, nơi Người sống và làm việc trong suốt 15 cuối cùng trở thành Di tích quốc gia đặc biệt, hiện nay gọi là Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch. Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Lăng Bác được xây dựng để làm nơi Người yên nghỉ lâu dài và cũng là nơi đón đồng bào cả nước và bạn bè quốc tế đến thăm viếng Người. Tiếp đó là nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những kỷ vật, hình ảnh trong suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ lúc Người sinh ra, lớn lên và trở thành lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, người bạn lớn của nhân dân thế giới. Với hơn 200 trang sách, cuốn sách Quần thể di tích lịch sử, văn hóa Ba Đình do tập thể cán bộ Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch sưu tầm, biên soạn đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích, có giá trị cho đồng bào từ khắp mọi miền Tổ quốc, các kiều bào ngoài nước và bạn bè quốc tế… hiểu thêm về Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Ba Đình. Nội dung cuốn sách gồm có 3 phần: Phần 1: Giới thiệu về Khu di tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch - một quần thể các điểm di tích liên quan đến 15 năm sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 12-1954 đến tháng 9-1969 đó là: Phủ Chủ tịch - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc với cương vị người đứng đầu Đảng, Nhà nước; Nhà 54 - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 12-1954 đến tháng 5-1958; Nhà sàn - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 5-1958 đến tháng 8-1969; Nhà 67 - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong hai năm cuối cùng 1967-1969 và cũng là nơi Người qua đời; Nhà bếp A - nơi nấu ăn phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng; Căn phòng Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì họp Bộ Chính trị và tiếp khách; Phòng trưng bày bộ đồ y tế dùng để chữa bệnh cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người lâm bệnh từ ngày 24-8-1969 đến ngày 2-9-1969; Phòng trưng bày 3 chiếc xe ô-tô đã phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh; Các di tích ngoài trời: ao cá, đường xoài, giàn hoa Phủ Chủ tịch, vườn cây,… Trong phần này, cuốn sách giới thiệu chi tiết về những kỷ vật đã được dùng trong 11 năm cuối cùng khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại ngôi nhà sàn. Những tài liệu, hiện vật ở nơi đây đã thể hiện đầy đủ, rõ nét cuộc sống, tư tưởng, đạo đức và phong cách làm việc của một lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân, vì sự nghiệp hoà bình, hữu nghị và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới. Như Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: "Cái nhà sàn của Bác chỉ vẻn vẹn có vài ba phòng, trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nho nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao". Người đọc không khỏi nghẹn ngào khi đọc đến những dòng viết về việc Bác Hồ trút hơi thở cuối cùng vào hồi 9h47 phút tại nhà 67, ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại ngôi nhà 67. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về cõi vĩnh hằng, nhưng ngôi nhà 67 cùng với những hiện vật liên quan đến cuộc sống thường ngày của Người: chiếc quạt lá cọ, chiếc gậy song quen thuộc, đôi dép cao su theo Người đi khắp nẻo đường đất nước.., dường như vẫn còn hơi ấm của Người. Những di vật lưu lại nơi đây và những câu chuyện về giây phút cuối đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh càng giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị cao quý về phẩm chất một lãnh tụ của nhân dân và tình yêu nhân dân, đất nước của Người. Phần 2: Giới thiệu về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - một công trình văn hóa lớn của cả nước, là nơi hội tụ tình cảm của đồng bào, đồng chí trong nước và bè bạn quốc tế với Chủ tịch Hồ Chí Minh từ: Quá trình chuẩn bị cho việc gìn giữ lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quá trình bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn đầu; Quá trình lựa chọn những địa điểm gữi gìn, bảo vệ thi hài Bác trong chiến tranh; Quá trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quá trình đón thi hài Bác về Lăng phục vụ đồng bào trong nước và bạn bè quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với nhiều tư liệu mới, phần này của cuốn sách cũng đã đưa ra nhiều thông tin ít người biết về quá trình xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đó, có ba phương án thiết kế được lựa chọn sau các cuộc triển lãm thiết kế, gồm: Phương án số 1 của Viện nghiên cứu thiết kế dân dụng thuộc Bộ Kiến trúc do ông Nguyễn Ngọc Chân và ông Vương Quốc Mỹ chủ trì. Phương án thiết kế này có ưu điểm là vừa tôn nghiêm, vừa rất thân thuộc với phong cách kiến trúc của Việt Nam. Thân Lăng là tầng trên, tầng chính, có các cột xung quanh tạo thành hình ngôi nhà 5 gian rất quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Trên nóc Lăng được xây dựng theo kiểu tam cấp với các góc vát gợi lên hình ảnh những góc đao của mái đình, mái chùa quê hương; Phương án số 10 do kiến trúc sư Hoàng Như Tiếp chủ trì có ý tưởng khác: Lăng là một quần thể kiến trúc, giữ lại lễ đài cũ vốn có từ lâu, dùng 3 cổng của lễ đài này làm cổng Lăng. Khách đi viếng Bác sẽ qua một khu vườn xanh với hồ nước và cây cảnh. rồi mới tới nơi Bác nghỉ trên một gò đất đắp cao. Phương án này có nhiều nét thanh cao, phong nhã Việt Nam và Á Đông; Phương án số 15 của Công Binh cũng là một quần thể kiến trúc có khối chính là Lăng Bác, xung quanh là vườn cây. Khối chính Lăng có hình dáng một ngôi nhà ba gian Việt Nam, bậc tam cấp đi lên, đặc biệt phía sau Lăng có một đường dốc thoải cho xe lăn của các thương binh lên được tới chỗ đặt thi hài Bác. Ba phương án đã được các kiến trúc sư tu chỉnh lại và tổng hợp các góp ý của nhân dân, rồi sau đó được chuyển sang Liên Xô. Qua ba tuần lễ trao đổi ý kiến với các chuyên gia Liên Xô, cuối cùng bản Phương án “Thiết kế sơ bộ” có bổ sung ý kiến của nhân dân đã được Bạn hoan nghênh, chọn lọc và tiếp thu. Tuy nhiên, với kiến thức chuyên sâu Bạn vẫn bổ sung một số điều quan trọng như mái làm tam cấp nên mỏng, nhẹ và thanh thoát hơn, tỷ lệ phần khối chính của Lăng cần phải cân đối. Hai lễ đài hai bên nên có khoảng cách với khối chính của Lăng sẽ tạo sự tôn nghiêm cho Lăng Bác... Cầu thang ở hậu sảnh lên phòng làm thuốc cần đặt ở vị trí kín đáo hơn. Buồng “đặc biệt” cần kiên cố, đề phòng khi có chiến tranh vẫn giữ được thi hài tại chỗ, chống được sự phá hoại của bom đạn và đảm bảo an toàn, không bị lũ lụt, thiên tai. Quan tài kính nơi Bác yên nghỉ phải được thiết kế bằng vật liệu đặc biệt để bảo đảm cho người vào viếng Lăng được nhìn Bác rõ nhưng vẫn bảo đảm an toàn tuyệt đối cho thi hài… Phần 3: Giới thiệu về Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những kỷ vật, hình ảnh trong suốt cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ lúc Người sinh ra, trưởng thành và trở thành lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, người bạn lớn của nhân dân thế giới được giới thiệu về: Quá trình thiết kế, xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh; Quá trình Xây dựng nội dung trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh theo 8 chuyên đề: Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng (1890-1911); Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và khẳng định con đường cách mạng Việt Nam (1911-1920); Chủ tịch Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ và vận dụng sáng tạo đường lối củaV.Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (1920-1924); Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập chính đảng giai cấp công nhân Việt Nam (1924-1930); Chủ tịch Hồ Chí Minh - người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và sáng lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930-1945); Chủ tịch Hồ Chí Minh, người tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền cách mạng và kháng chiến chống thực dân pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954); Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1954-1969); Mãi đi theo con đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở phần này cuốn sách, cung cấp cho bạn đọc những thông tin về quá trình thiết kế, xây dựng tòa nhà Bảo tàng. Ở đây không chỉ là tòa nhà hiện đại, kết cấu kiến trúc đa dạng với không gian ánh sáng và đường nét trang trí tạo nên không khí trang nghiêm. Đường nét hoa văn mang đặc trưng dân tộc được lồng ghép, xen kẽ trên nền kiến trúc hiện đại tạo cảm giác thanh thoát, nhẹ nhàng, gần gũi trong tâm trí người xem, mà còn ở cách trưng bày kết hợp với giải pháp mỹ thuật, làm nổi bật ý đồ tư tưởng nội dung trưng bày trong tổng thể mối quan hệ hữu cơ Bác Hồ với dân tộc và thời đại. Qua đó giúp chúng ta thêm những hiểu biết chân dung lãnh tụ vĩ đại của nhân dân ta, nhận thức sâu sắc về dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh càng sáng ngời niềm tự hào, hun đúc ý chí, niềm kiêu hãnh thời đại Hồ Chí Minh trong mỗi người dân Việt Nam.

Xem thêm

  • Biên bản đấu giá tài sản cho thuê Mặt bằng số 01 – Nhà phục vụ khách tham quan trong khuôn viên Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 25/11/2024

    25/11/2024 / 27 lượt xem

  • Biên bản đấu giá tài sản cho thuê mặt bằng trong khuôn viên Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 21/3/2024

    21/03/2024 / 34 lượt xem

  • Đoàn đại biểu cấp cao Trung tâm Những người lao động Brazil thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 6/11/2024

    06/11/2024 / 1372 lượt xem

  • Đoàn đại biểu Đội Cận vệ trẻ Đảng nước Nga thống nhất thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 5/11/2024

    05/11/2024 / 1363 lượt xem

  • Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 30/10/2024.

    30/10/2024 / 1347 lượt xem

  • Đoàn cấp cao Đảng Cộng sản Pháp thăm Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 30/10/2024

    30/10/2024 / 1370 lượt xem

  • Đoàn cán bộ Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch thăm và làm việc tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

    28/10/2024 / 1303 lượt xem

  • Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024

    27/10/2024 / 1595 lượt xem

  • Giáo sư Hoàng Tranh và đoàn cán bộ Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây thăm và làm việc với Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, ngày 26/10/2024

    26/10/2024 / 83 lượt xem

  • Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức Hội nghị phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa, ngày 25/10/2024

    25/10/2024 / 84 lượt xem

Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

“Lịch sử nước ta” với việc dạy và học lịch sử hiện nay Sự quan tâm chỉ đạo của Bác Hồ đối với chiến sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác tư tưởng của Đảng trong chiến thắng Điện Biên Phủ Tình cảm sâu đậm của Bác Hồ với Việt Bắc Đoàn kết quốc tế trong “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hội nghị chính trị đặc biệt - Hội nghị Diên Hồng trong thời đại Hồ Chí Minh Xây dựng nền văn hóa mới sau Cách mạng Tháng Tám theo Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 và tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận diện những giá trị cốt lõi của Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943

Xem nhiều nhất

Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp Nguyễn Ái Quốc với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những gì tôi muốn, tất cả những điều tôi hiểu!”(1) Nguyễn Ái Quốc và Đại hội VII Quốc tế cộng sản Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Quốc tế Cộng sản (Quốc tế cộng sản III) Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân tại Hiến pháp 1946 “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm Thống kê truy cập Lượt truy cập: 20,108,302

Từ khóa » Di Tích Lịch Sử Lăng Bác