Giới Thiệu đền Huyền Trân Công Chúa | Saigon Star Travel

Du lịch Huế – giữa chốn thâm nghiêm của rừng núi hoang vu bỗng vọng lên tiếng chuông trầm ấm thong thả rơi vào không gian vừa yên bình mà cũng thực linh thiêng. Đó không ở đâu khác mà chính là tiếng chuông vọng từ đền Huyền Trân công chúa – chốn phiêu bồng với cảnh sắc đậm chất thiền, đậm sắc thái gần gũi từ những hình ảnh đã gắn liền với Phật giáo cũng như văn hóa của mảnh đất cố đô Huế.

NỘI DUNG CHÍNH

Toggle
  • Đền Huyền Trân công chúa ở đâu
  • Lịch sử về Công chúa Huyền Trân
  • Giới thiệu đền Huyền Trân công chúa
  • Hoạt động tâm linh tại đền Huyền Trân công chúa
  • Giá vé vào đền Huyền Trân công chúa

Đền Huyền Trân công chúa ở đâu

Địa chỉ: 151 Thiên Thai, An Tây, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

Trung tâm văn hóa Huyền Trân (hay còn được người dân Huế quen gọi nôm na là Đền Huyền Trân công chúa)  nằm tại địa chỉ số 151, đường Thiên Thai, phường An Tây, Thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 14km.

Bản đồ di chuyển đến Đền Huyền Trân Công Chúa 

Lịch sử về Công chúa Huyền Trân

Theo sử liệu ghi chép lại, Huyền Trân công chúa (1287) là ái nữ của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ hoàng hậu. Là người đã gạt lệ, gác lại tình riêng mà xuống thuyến thuận theo phò mã, lập nên mối hòa hảo và mở mang bờ cõi của đất nước ta về phía nam, khai sinh vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế.

Để tri ân công lao mở rộng bờ cõi của công chúa Huyền Trân, từ những thế kỷ trước đó, người dân Thừa Thiên – Huế cũng đã lập một đền thờ ở phía Nam thành phố Huế. Tuy nhiên, cùng với những biến thiên của lịch sử và sự tàn phá của chiến tranh kéo dài, ngôi đền đã bị phá hủy hoàn toàn.

Đến đầu năm 2006, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân được khởi công xây dựng và khánh thành vào ngày 26/03/2007- nhân kỷ niệm tròn 700 năm hình thành mảnh đất Thuận Hóa – Phú Xuân.

gioi-thieu-den-huyen-tran-cong-chua-0002

Nơi thờ Huyền Trân công chúa

Giới thiệu đền Huyền Trân công chúa

Từ ngoài dẫn vào, đầu tiên du khách sẽ thấy có bốn trụ biểu lớn với nghê đá phục chầu dưới chân, rồi tiếp đến là ba bậc sân rất rộng lát bằng gạch Bát Tràng nổi tiếng,với hồ nước và cầu bắc qua tựa như một phiên bản thu nhỏ của cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch phía trước điện Thái Hòa của Đại Nội Huế

Tiếp nữa là tam quan và trong cùng là đền thờ – nơi đặt bức tượng Huyền Trân Công chúa trên ngai cao 2,37 m, được đúc bằng đồng bởi các nghệ nhân tài hoa của phường Đúc- TP Huế cẩn tác.

Ngoài ra, trong khuôn viên Trung tâm Văn hóa Huyền Trân cũng còn có rất nhiều công trình kiến trúc nổi bật khác. Đó là Tháp chuông Hòa bình cao tới 7m được dựng trên đỉnh núi Ngũ Phong với chất liệu từ đồng, nặng 1,6 tấn. Trên thân chuông khắc 8 chữ Thế giới hoà bình – Nhân loại hạnh phúc – đồng thời cũng là lời cầu nguyện của những du khách tìm đến nơi đây.

gioi-thieu-den-huyen-tran-cong-chua-0001 (1)

Tháp chuông Hòa Bình ở đền Huyền Trân công chúa

***Xem thêm: Đôi nét giới thiệu về Kinh thành Huế

Trên đường dẫn lên Tháp chuông Hòa Bình, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc khổng lồ với nụ cười viên mãn. Bát nhang trước tượng luôn luôn nghi ngút khói hương của du khách thập phương kính cẩn dâng với tâm nguyện thỉnh cầu vạn sự cát tường như ý.

Hiện nay, Trung tâm văn hoá Huyền Trân vẫn đang từng bước được hoàn thiện để trở thành một khu du lịch văn hóa tâm linh- kết hợp thiền định mang tầm cỡ quốc gia với các hạng mục mới như: thiền đường; nhà thư pháp; nhà phong lan, thư viện để lưu giữ và nghiên cứu các tài liệu lịch sử thời Trần cũng như một số dịch vụ khác như tập dưỡng sinh hay yoga.

  • Xem thêm: Tour Đà Nẵng Hội An 3 ngày 2 đêm

Hoạt động tâm linh tại đền Huyền Trân công chúa

Từ ngày mồng một đến ngày mồng chín tháng Giêng, nhân kỉ niệm ngày mất của công chúa Huyền Trân, nơi đây sẽ diễn ra lễ hội Huyền Trân vô cùng long trọng với sự tham gia của đoàn nghệ thuật các tỉnh như Quảng Bình, Quảng Trị và chương trình nhã nhạc cung đình Huế diễn ra xuyên suốt thời gian diễn ra Lễ hội. Thời điểm này cũng là lúc hàng ngàn du khách và cư dân địa phương lũ lượt đổ về đây để thăm thú, cầu ước, chiêm bái, vọng tưởng…

Giá vé vào đền Huyền Trân công chúa

Hiện tại, Trung tâm văn hóa Huyền Trân  vẫn đang mở của miễn phí cho du khách thập phương đến tham quan và cúng bái.

Hãy cùng Saigon Star Travel đến ngay đền Huyền Trân công chúa qua tour Đà Nẵng Huế Hội An để tận mắt chứng kiến và cảm nhận những nét tinh hoa hội tụ cả về những giá trị văn hóa lẫn kiến trúc cung đình miền cố đô Huế – một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất tại Việt Nam.

Từ khóa » Thuyết Minh đền Huyền Trân Công Chúa