Giới Thiệu Khái Quát Huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh

Giới thiệu khái quát huyện Hoành Bồ

Giới thiệu khái quát huyện Hoành Bồ

1- Vị trí địa lý:

Hoành Bồ có vị trí độc đáo tiếp giáp với 3 thị xã và thành phố của tỉnh. Hoành Bồ có toạ độ địa lý: Kinh độ: Từ 106o50’ đến 107o15’ kinh độ đông. Vĩ độ: Từ 20o54’47’’ đến 21o15’ vĩ độ bắc.

Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và Sơn Động (Bắc Giang), phía Nam là vịnh Cửa Lục thuộc thành phố Hạ Long, phía đông giáp TP Cẩm phả, phía Tây giáp TP Uông Bí.

Hoành Bồ có quốc lộ 279 đã được nâng cấp chạy qua, đường dẫn Cầu Bang nối liền với thành phố Hạ Long đang trong giai đoạn hoàn thành, liền kề với khu du lịch Hạ Long, các trung tâm khai thác than lớn của tỉnh và cả nước là Hòn Gai, Uông Bí và Cẩm Phả. Do đó, Hoành Bồ được đánh giá như một huyện ngoại ô và vệ tinh của thành phố Hạ Long. Ví trí đó tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực mà huyện có lợi thế như cung cấp thực phẩm, rau quả cho các khu công nghiệp, du lịch Hạ Long và các đô thị khác. Đồng thời Hoành Bồ cũng có khả năng phát triển thêm nhiều tuyến điểm du lịch bên cạnh di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

2- Đặc điểm địa hình:

Hoành Bồ có địa hình đa dạng với các địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và kinh tế ven biển.

Nằm trong vùng núi thuộc cánh cung Đông Triều chạy dài từ Tây sang Đông, Hoành Bồ có dãy núi Thiên Sơn ở phía đông với đỉnh Amvát cao nhất là 1.091m, nối với núi Mãi Gia và núi rừng Khe Cát tạo nên một hệ thống núi kiểu mái nhà, chia địa hình dốc về hai phía bắc và nam. Sông suối cũng chia thành 2 hệ thống: phía Bắc chảy về huyện Ba Chẽ đổ ra sông Ba Chẽ, phía Nam sông suối chảy dồn về vịnh Cửa Lục và suối Míp chảy về hồ Yên Lập để đổ ra vịnh Hạ Long.

+ Hoành Bồ có địa hình chính sau:

– Địa hình núi thấp: có độ cao từ 500m đến 1.090m ở các xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên. Vùng núi có độ dốc >350, độ chia cắt từ 3,5-4,5km/km2 nên quá trình xói mòn diễn ra mạnh.

– Địa hình đồi: chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên có độ cao từ 20m-500m, đồi sắp xếp dạng bát úp và cấu tạo bởi đá lục nguyên, phân bố theo hướng Đông tây, độ dốc từ 12-35o, một số khối đá vôi có cấu tạo dốc đứng, phân bổ rải rác trong khu vực đồi. Địa hình đồi có một độ chia cắt trung bình từ 3,2-4,5km/km2. Quá trình phong hoá và xói mòn đều diễn ra mạnh ở địa hình đồi nên lớp phủ thổ nhưỡng thường có tầng dày mỏng đến trung bình.

– Địa hình thung lũng: chiếm 8% diện tích, thường hẹp, dốc với cấu tạo chữ V, ít có hìnhU. Do đó khả năng tận dụng để canh tác hạn chế.

– Địa hình đồng bằng: chiếm 10% diện tích, đây là diện tích đất nông nghiệp trồng lúa chủ yếu của huyện.

– Các đồi sót cấu tạo bởi đá vôi: chủ yếu tập trung ở xã Sơn Dương, Thống Nhất, Vũ Oai. Các đồi sót này có thể khai thác làm đá xây dựng hoặc nguyên liệu làm xi măng.

3- Khí hậu:

Cũng như các huyện thị khác của tỉnh, Hoành Bồ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngoài ra, là môt huyện miền núi địa hình phức tập, nằm sát biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc vùng khí hậu Đông Bắc đã tạo nên cho Hoành Bồ một kiểu khí hậu độc đáo, đa dạng so với các vùng lân cận.

Nhiệt độ không khí trung bình từ 22-29oC, cao nhất 38oC, thấp nhất 5oC. Nhìn chung nhiệt độ phân bố đồng đều giữa các tháng, mùa hè nhiệt độ biến đổi từ 26-28oC, mùa đông 15-21oC. lượng nhiệt trên cũng đủ cung cấp cho cây trồng lương thực, màu và cây công nghiệp.

Lượng mưa trung bình năm khá lớn 2.016mm, năm mưa cao nhất 2.818mm, thấp nhất 870mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm tới 89% tổng lượng mưa năm. Mùa khô từ tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng ít mưa nhất là tháng 12.

Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, thấp nhất 18%. Độ ẩm chênh lệch không lớn trong năm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, song cũng ảnh hưởng không tốt cho việc chế biến và bảo quản thức ăn, gia súc, giống cây trồng.

Gió: mùa đông thịnh hành hướng gió Bắc hoặc Đông Bắc với tốc độ trung bình 2,9-3,6m/s. Mùa hè thịnh hành gió hướng Nam và Đông Nam với tốc độ trung bình 3,4-3,7m/s.

4- Diện tích: 843,7km2

Hoành Bồ có 3/4 diện tích là đất rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, xưa có nhiều gỗ quý như lim, sến, táu, nhiều mây tre và cây dược liệu, hương liệu, trong đó có trầm hương, ba kích.

Năm 2017: Tổng diện tích đất tự nhiên của Hoành Bồ là 84.355 ha. Trong đó gồm : Đất sản xuất nông nghiệp (4.351 ha, chiếm 5,2%), đất lâm nghiệp (66.263 ha, chiếm 78,6%), đất chuyên dùng (2.935 ha, chiếm 3,5%), đất ở (415 ha, chiếm 0,5%).

5- Dân cư:

Năm 2006: 42.566 người; Mật độ dân cư: 51 người/km2.

Gồm nhiều dân tộc (Kinh 71%, Dao 18,8%, Sán Dìu 5,4%, Tày 3,3%, Hoa 1,2%).

Năm 2010: 46.800 người

Năm 2015: 50.800 người

Năm 2017: 52.600 người. Mật độ dân số trung bình là 62,4 ngư

6- Các đơn vị hành chính: Gồm 1 thị trấn và 12 xã.

– Thị trấn Trới.

– Các xã: Kỳ Thượng, Hoà Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Dân Chủ, Bằng Cả, Tân Dân.

7- Điểm du lịch và đặc sản của huyện:

– Khu bảo tồn người Dao Thanh Y (xã Bằng Cả); du lịch văn hoá tâm linh, đi qua các điểm di tích lịch sử, văn hoá tâm linh tại thị trấn Trới và các xã Lê Lợi, Thống Nhất; du lịch sinh thái xã Đồng Sơn với điểm dừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng; du lịch sinh thái xã Kỳ Thượng với điểm nhấn là Khu bảo tồn Đồng Sơn – Kỳ Thượng, đèo Dài, trung tâm xã Kỳ Thượng với các sản phẩm du lịch: Khám phá và thưởng thức văn hoá dân tộc; du lịch mạo hiểm, leo núi; du lịch trải nghiệm; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao v.v..

Quần thể di tích lịch sử – danh thắng Núi Mằn là một ngọn núi đẹp nằm giữa hai nhánh suối là suối Đá Trắng (Bạch Thạch Khe) và suối Lưỡng Kỳ (Khe Bân) đổ ra sông Đá Trắng tạo nên cảnh quan rất đẹp, sơn thủy hữu tình, hệ động thực vật phong phú.

– Hoành Bồ có món thịt trâu nổi tiếng thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy không phải là món ăn truyền thống của các dân tộc ở Hoành Bồ, nhưng thịt trâu lại là món ăn đặc biệt, tiêu biểu nhất ở huyện miền núi này với thực đơn phong phú lên đến mười mấy món ăn khác nhau, như: Trâu nhúng dầu, bít tết chảo gang, xào lăn, xốt vang…. Bởi vậy, với những ai đã đến nơi này mà chưa thưởng thức được các món ăn làm từ thịt trâu thì chưa thể gọi là đến Hoành Bồ.

Ngoài ra còn có món ếch khe, ốc khe, cá suối, nhím, ổi, mật ong, rượu sim, rượu Bâu, sâm tre, gà thịt 6 ngón, các loại củ ngâm rượu, nấm và các sản phẩm từ nấm…

Hoành Bồ cũng nổi tiếng với những sản phẩm thuốc gia truyền từ cây cỏ dân gian; những món ăn và bí quyết chế biến rượu chua, rượu rễ cây thuốc, gà nấu gừng…

Theo QNP

8- Thành tựu kinh tế- xã hội nổi bật.

+ Năm 2017: Cơ bản hoàn thành các dự án trọng điểm; Tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư và Hội hoa xuân huyện 2017. Tại hội nghị đã trao quyết định chủ trwong đầu tư, ký biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, ghi nhớ tiến độ đầu tư và ký kết hợp tác đầu tư với 29 dự án (tổng mức đầu tư 5.500 tỷ đồng. Thành lập mới 44 doanh nghiệp, 8 HTX. Đưa toàn bộ hoạt động giao dịch, cơ sơ dữ liệu, TTHC liên quan đến công dân, tổ chức, doanh nghiệp… vào thực hiện tại TTHCC huyện liên thông đến cấp xã; thời gian cấp GCNĐKKD hộ gia đình tối đa còn 2 ngày, cấp giấy phếp xây dựng và đăng ký quyền sở hữu tài sản trong không quá 10 ngày. (Theo: Quảng Ninh toàn cảnh 2017).

+ Năm 2018: Tổng vốn đầu tư trên toàn địa bàn ước 8.396 tỷ đồng (61% cùng kỳ, đạt 102,3% KH). Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt xấp xỉ 56 tỷ đồng (131,7% dự toán tỉnh giao); chi ngân sách đạt 359,1 tỷ đồng (bằng 104% CK, 83% KH). Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đtạ 12.173 tỷ đồng (102,3% CK, 100%KH), riền công nghiệp ước đạt 8.840 tỷ đồng (100% KH). Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ (giá 2010) ước đtạ 2.911 tỷ đồng (161,1% CK, 100,1% KH). Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đạt 612 tỷ đồng (106,1%CK, 100,1% KH). Tổ chức khám, chữa bệnh cho 71.104 lượt người, trong đó điều trị nội trú trên 10.939 lượt người. Tỷ lệ trẻ đến trường đối với cấp mẫu giáo đạt 87%, tiểu học 100%, THCS đạt trến 99,8%, THPT đạt trên 86,3%. Giảm 246 hộ nghèo, đạt 168%KH

Lịch sử – văn hoá – xã hội

ở bến này, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều mảnh gốm, nhiều tiền cổ giống như ở bến cổ thương cảng Vân Đồn. Gần bến Gạo Rang là thôn Xích Thổ còn dấu vết một thành trì lớn có hào sâu và nhiều cửa, là căn cứ lớn của nhà Mạc. Nhiều nhà sử học đoán định rằng Xích Thổ – làng Bang còn là thủ phủ của trấn (lộ) An Bang, Hải Đông các thời Lý, Trần, Lê. Sử sách cũng ghi lại đường trạm (bưu chính) đầu thời Nguyễn từ đây qua các trạm Vạn Yên, Quảng La qua đèo San sang Nam Mẫu (nay thuộc Uông Bí) về Đông Triều, Chí Linh và qua trạm Vị Loại nối sang Bắc Giang, Lạng Sơn. Con đường trạm nối qua đèo San về Đông Triều sau này chính là cơ sở để thành Quốc lộ 18B, trục đường bộ chính nối vùng Đông Bắc với Thăng Long khi chưa có Quốc lộ 18A. Đầu thời thuộc Pháp, Hoành Bồ còn là căn cứ của nhiều toán nghĩa quân chống Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Lưu Kỳ (1890-1892). Công nhân mỏ than Đồng Đăng cũng đã liên tục đấu tranh chống bọn thực dân chủ mỏ. Việc giành và giữ chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám ở Hoành Bồ diễn ra phức tạp và gay cấn, do bọn Việt Cách và bọn thổ phỉ hoành hành. Tháng 9-1945 Hoành Bồ thành lập chính quyền cách mạng ở hầu khắp các xã (xã Tuần Châu hồi đó thuộc Hoành Bồ chưa thành lập được chính quyền). Quân Pháp quay lại chiếm Vùng Mỏ, Hoành Bồ trở thành một vùng chiến tranh du kích kiên cường. Ngày 30-12-1945 Đại đội Hồ Chí Minh, đơn vị vũ trang đầu tiên của Vùng Mỏ thành lập tại xã Sơn Dương. Ngày 11-1-1947, trận chống càn tại xã Sơn Dương diễn ra quyết liệt. Từ 19-9-1949 Hoành Bồ tách khỏi tỉnh Quảng Yên sáp nhập vào Đặc khu Hòn Gai và trở thành căn cứ của Đặc khu. Trong 9 năm kháng chiến, du kích Hoành Bồ có nhiều trận phục kích, phá đồn, diệt tề thắng lợi. Ngày 24-4-1955 tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hoành Bồ. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Hoành Bồ là nơi sơ tán của nhiều cơ quan, nhà máy, bệnh viện, trường học của tỉnh và của thị xã Hòn Gai. Nhân dân Hoành Bồ kiên cường chiến đấu, tham gia bắn máy bay và bắt sống giặc lái Mỹ. Về văn hoá, Hoành Bồ có văn hoá và tín ngưỡng dân gian nhiều sắc thái dân tộc. Chùa Lôi Âm trên núi Lôi Âm xây cất từ thời Lê nổi tiếng hàng trăm năm vẫn còn nền móng, một số tháp và di vật nay gắn liền với thắng cảnh hồ Yên Lập đã được Bộ Văn hoá liệt hạng là Di tích thắng cảnh (Quyết định số 1140 VH/QĐ ngày 31-8-1992). Mùa xuân hàng năm lễ hội chùa Lôi được phục hồi, hàng nghìn người đi thuyền qua mặt hồ xanh trong in bóng rừng thông lên chùa chiêm bái. Hoành Bồ còn có nhiều hang động đẹp, nhất là ở các xã Sơn Dương, Thống Nhất. Hang Đá Trắng có nhũ đá rất đẹp, ngày càng có nhiều người đến tham quan, du ngoạn.Hoành Bồ có một bệnh viện huyện. Sự nghiệp giáo dục được coi trọng, sớm xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Xã nào cũng có trường lớp đến hết cấp II. Huyện có một trường cấp III và một trường phổ thông dân tộc nội trú.

Từ khóa » Hoành Bồ Có Bao Nhiều Xã