Giới Thiệu Khái Quát Quận 8 - Thành Phố Hồ Chí Minh

Giới thiệu khái quát quận 8 Giới thiệu khái quát quận 8

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN

I. Điều kiện tự nhiên

1. Vị trí địa lý

Quận 8 thuộc khu vực nội thành và nằm ở phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, có tọa độ địa lý từ 10045’8’’ đến 10041’45’’ vĩ độ Bắc; 106035’51’’ đến 106041’22’’ kinh đô Đông:

– Phía Đông giáp quận 4, quận 7.

– Phía Tây giáp quận Bình Tân và huyện Bình Chánh.

– Phía Nam giáp huyện Bình Chánh.

– Phía Bắc giáp quận 5, quận 6.

Quận có diện tích tự nhiên 1.917,49 ha, dân số 423.129 người, gồm 16 đơn vị hành chính cấp phường. Toàn bộ diện tích Quận 8 là đồng bằng có địa hình thấp với cao độ trung bình so với mặt nước biển là 1,2m trong đó thấp nhất là 0,3m (phường 7) và cao nhất là 2,0 m (phường 2), với chu vi khoảng 32 km.

Quận 8 nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu đô thị cũ (quận 5 và quận 6) và khu đô thị mới Nam Thành phố, nên chịu tác động của sự phát triển đô thị hóa cao, có hệ thống giao thông khá phát triển ngày càng được cải thiện với một số tuyến chính nối từ trung tâm thành phố qua quận 8 đến khu đô thị Nam Sài Gòn: Đại lộ Đông Tây, Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Phạm Thế Hiển, đường Tạ Quang Bửu, đường An Dương Vương,…; do đó, Quận 8 hội đủ các nhân tố cần thiết cho ngành thương mại, dịch vụ phát triển (ngành trọng điểm phát triển trên địa bàn trong những năm qua) một cách toàn diện. Ngoài ra với vị trí thuận lợi, Quận 8 còn có tiềm năng để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài cho phát triển: công nghiệp và xây dựng phát triển đô thị.

Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng là các dự án cải thiện môi trường nước, các dự án bồi thường hỗ trợ, tái định cư nhà ở ven sông, các dự án công viên cây xanh dọc sông, kênh… đến nay Quận 8 dần thoát khỏi tình trạng “vùng nước đen” của khu vực.

2. Địa hình, địa mạo

a. Địa hình, địa mạo

Địa hình và địa mạo Quận 8 được hình thành bởi sự chia cắt của các con sông và kênh rạch.

Địa hình của Quận bằng phẳng, độ dốc của địa hình nhỏ hơn 0,1% nhưng thấp, trũng. Cao độ trung bình của Quận là 1,20m trong đó khu vực có độ cao thấp nhất là phường 7 (0,3m) và khu vực có độ cao cao nhất là phường 2 (2,0m) quận có đến 2/3 diện tích tự nhiên nằm dưới ngưỡng của đỉnh chiều cường lịch sử 1,60m (tháng 11 năm 2011) trong đó vùng bị ảnh hưởng lớn nhất cũng là khu vực có địa hình thấp nhất là phường 6, phường 7, phường 15 và phường 16.

Đặc điểm địa mạo (hay hình thể) của Quận bị các kênh Đôi, Tầu Hủ, sông Cần Giuộc, rạch Hiệp Ân, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ruột Ngựa, Bà Tàng, Lò Gốm, Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những khu vực riêng biệt được kết nối qua hệ thống cầu.

b. Địa chất

Nằm ở rìa võng chuyển tiếp giữa vùng nâng Đông Nam Bộ và đới sụt võng Cửu Long. Trên mặt lộ ra các sản phẩm sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật là các lớp (đất yếu), chưa được quá trình nén chặt tự nhiên, có tuổi Holocen, nên sức chịu tải của đất rất yếu từ 0,3 kg/cm2 tới 0,7 kg/cm2, chiều dày các lớp trầm tích trẻ Holocen rất dày và không ổn định, đáy lớp từ 40,3m tới 41,2m.

Bên dưới các lớp trầm tích Holocen, là các trầm tích Pleistocen, Pliocen, chúng phủ không chỉ hợp lên bề mặt đá móng Mezozoi có tuổi Juta – Kreta ở độ sâu >100m. Bên cạnh đó vào mùa mưa mực nước ngầm dâng cao cách mặt đất từ 0,5 – 0,8 m đã tạo ra những hiện tượng không có lợi cho các công trình xây dựng.

3. Khí hậu

Quận 8 nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chất cận xích đạo với 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

– Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 27-280C; cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 (năm sau), chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 40C. Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại khá cao từ 5 – 100C.

– Lượng bức xạ trung bình 140 Kcal/cm2/năm, có sự thay đổi theo mùa. Mùa khô có bức xạ cao, cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 (400 – 500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất đạt 300 – 400 cal/cm2/ngày.

– Nắng:Tháng có số giờ nắng cao nhất là 8,6 giờ/ngày (tháng 2), tháng có số giờ nắng ít nhất là 5,4 giờ/ngày. Số giờ nắng cả năm khoảng 1.890 giờ.

– Lượng mưa: Dao động trong khoảng từ 1.329 mm – 2.178 mm (trung bình năm đạt 1.940 mm/năm), phân bố không đều giữa các tháng trong năm, tập trung chủ yếu từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa cả năm,. Ngược lại vào mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10% lượng mưa cả năm, tháng 2 có số ngày mưa ít nhất.

– Gió: Hướng gió thịnh hành ở khu vực Quận 8 là Đông Nam và Tây Nam. Gió Đông Nam và Nam thịnh hành vào mùa khô; gió Tây Nam thịnh hành vào mùa mưa; riêng gió Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp, dân cư, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.

– Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm khoảng 75 – 80%, nhìn chung độ ẩm không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, vào mùa mưa trung bình lên đến 86%, tuy nhiên vào mùa khô trung bình chỉ đạt 71%.

Quận nằm trong vùng rất ít thiên tai về khí hậu, biến động thời tiết đáng kể nhất ở Quận cũng như của thành phố là tình trạng hạn cục bộ trong mùa mưa (mùa mưa đến muộn hoặc kết thúc sớm hoặc có các đợt hạn trong mùa mưa).

4. Thuỷ văn

a) Mạng lưới sông chính

– Kênh Tẻ, Kênh Đôi được tách ra từ sông Sài Gòn tại cửa Tân Thuận, Quận 4, dài khoảng 32 km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 12 km, bề rộng nhất đạt 130m, khu vực hẹp nhất rộng 75m.

– Sông Cần Giuộc là sông nhánh của sông Soài Rạp, hợp lưu tại ngã 3 sông Soài Rạp và sông Vàm Cỏ, sông dài khoảng 38km, đoạn chảy qua Quận 8 dài 2,2km.

b) Các kênh, rạch trong Quận

Hệ thống sông, kênh, rạch của Quận 8 khá dày, bao gồm nhiều kênh rạch lớn nhỏ như: sông Bến Lức, sông Ông Lớn, kênh Lò Gốm, kênh Tàu Hủ, rạch Hiệp Ân, rạch Nước Lên,… với tổng chiều dài khoảng 30km. Hệ thống kênh rạch này kết hợp với các rạch nhỏ, mạng lưới thoát nước dọc tuyến đường giao thông tạo ra hệ thống thoát nước chính cho toàn Quận, tạo khả năng tiêu nước về mùa mưa cũng như khi triều cường.

Hệ thống sông, kênh, rạch như trên đã tạo nên những lợi thế riêng của quận trong giao thông đường thủy, điều tiết không khí, tiêu thoát nước mưa, nước thải trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất…

c) Chế độ thuỷ văn của các sông, kênh, rạch phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là chế độ bán nhật triều sông Sài Gòn và chế độ mưa. Biên độ triều trung bình từ 1,0-1,1m, triều cường cao nhất là 1,6m nhỏ nhất là 0,3m

Bảng 1: Các kênh rạch trên địa bàn Quận 8

TÊN KÊNH RẠCH KHỞI ĐIỂM KẾT THÚC
1. Kênh Đôi Phường 1 Phường 7
2. Sông Cần Giuộc Ngã 3 kênh Đôi Bình Chánh
3. Rạch Ông Lớn Ngã 3 kênh Tẻ Bình Chánh
4. Rạch Vàm Nước Lên Sông Chợ Đệm Phân bón Bình Điền
5. Rạch Lào Cầu Vĩnh Mậu Kênh Đôi
6. Rạch Xóm Củi Kênh Đôi Bình Chánh
7. Kênh Ngang Số 1, 2, 3 Kênh Tàu Hủ Kênh Đôi
8. Kênh Tẻ Cầu Rạch Ong Cầu Chữ Y
9. Sông Bến Lức Ngã 3 kênh Đôi Long An
10. Rạch Bà Tàng Sông Cần Guộc Rạch Bà Tàng
11. Rạch Bà Cả, Bà Dơi Đường 44-Trương Đình Hội Kênh Lò Gốm
12. Kênh Lò Gốm Ngã 3 Kênh Tàu Hủ Sông Bến Lức
13. Rạch Lồng Đèn Phường 7 Bình Chánh
14. Rạch Ông Nhỏ Ngã 3 rạch Ông Lớn Cuối tuyến
15. Kênh Tàu Hủ Phường 8 Phường 15
16. Rạch Bồ Đề Sông Hiệp An Quốc lộ 50
17. Rạch Cầu Đồn Bến đò Đình Đường Tạ Quang Bửu
18. Rạch Du Cầu Mật Khu Dân cư XN may Q8
19. Rạch Năng Cống Bà Lựu Ngã 3 rạch Ruột Ngựa
20. Rạch Nhảy Đường An Dương Vương Rạch Ruột Ngựa
21. Rạch Ruột Ngựa Đầu nguồn Ngã 4 kênh Lò Gốm

Nguồn:Phòng TNMT quận 8

II. Các nguồn tài nguyên

1. Tài nguyên đất

Quận 8 có tổng diện tích tự nhiên là 1.917,47 ha, chiếm 0,92% tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố, rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch. Hầu như toàn bộ diện tích tự nhiên đã được đưa vào sử dụng. Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của Quận chủ yếu là đất bị nhiễm phèn nặng và nhiễm mặn (khu vực đất nhiễm phèn ít: phường 11, 12, 13; khu vực đất nhiễm phèn nhiều: phường 7, phường 16), với thành phần cơ giới chủ yếu là sét, bột, cát chứa nhiều bùn thực vật, vì thế đối không phù hợp cho sản xuất nông nghiệp.

2. Tài nguyên nước

– Nguồn nước mặt: Ngoài nguồn nước mưa, trên địa bàn Quận còn có nguồn nước của các con sông với chế độ thuỷ văn bán nhật triều (sông Bến Lức, Cần Giuộc, Ông Lớn,….) và hệ thống kênh rạch phân bố rải rác trên địa bàn. Song chất lượng nguồn nước mặt này hiện bị ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cũng như sức khoẻ nhân dân trên địa bàn Quận.

– Nguồn nước ngầm: Ở các khu vực có địa hình cao trong phạm vi lãnh thổ của Quận, nguồn nước ngầm khá phong phú cách mặt đất khoảng 1 – 2 m. Đối với khu vực có địa hình thấp, mực nước ngầm nằm ở độ sâu từ 0,5 – 0,8 m, có độ pH cao và thường xuyên bị nhiễm phèn mặn, phải xử lý bằng hệ thống lọc mới có thể sử dụng cho sinh hoạt. Lượng nước ngầm cũng bị ảnh hưởng theo mùa, vào mùa khô mực nước ngầm thường thấp và nhiễm phèn hơn mùa mưa, nên gây khó khăn trong việc khai thác sử dụng. Tuy nhiên, trong mùa mưa mực nước ngầm dâng cao tạo ra những hiện tượng cát chảy, lún không đều đã gây bất lợi tới tuổi thọ của các công trình xây dựng.

3. Tài nguyên nhân văn

Với truyền thống truyền thống cách mạng, người dân Quận 8 cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đông đảo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học để đưa Quận 8 phát triển mạnh về kinh tế, vững về an ninh xã hội.

Điều kiện tự nhiên và xã hội quận 8

Trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 8 như một phòng tuyến hình thon dài chạy theo hướng Đông – Tây, nằm án ngữ phía Tây – Nam Thành phố.Là một quận ven của nội thành, Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5, lấy kênh Tàu Hũ và kênh ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch Ông Lớn làm ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng, vì là đồng ruộng. Nếu quay bản đồ Quận 8 phía Nam lên trên sẽ thấy nó giống như chiếc thuyền đuôi phụng, mũi ở phía rạch Ông Lớn, đuôi thuyền ở phía sông Cần Giuộc, chiều dài gấp 5,2 lần chiều rộng. Nếu dùng ghe đi trên một đoạn Kênh Tẻ, tiếp Kênh Đôi, qua sông chợ Đệm hết địa giới Quận 8, phải đi một cung đường thủy dài 11.850 mét. Nhưng nếu băng qua chiều của Quận 8 thì chỉ khoảng 2.252 mét là khoảng rộng nhất giáp Quận 5 và Quận 6.Với chu vi gần 32 km, Quận 8 rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên 1.880 ha của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch không giống quận nào ở nội thành. Dòng Kênh Đôi như cái xương sống chạy dọc Quận và chia Quận thành hai mảnh dài và hẹp. Các kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những mảnh vụn. Địa hình bị chia cắt ấy, cùng với vị trí là vùng đệm nội đô với ngoại ô, vùng bán nông – bán thị, Quận 8 trong chiến tranh là địa bàn khá lý tưởng cho phát triển chiến tranh du kích cũng như việc xây dựng những lõm du kích, những bàn đạp lợi hại của chiến tranh cách mạng ở ngay trong lòng sào huyệt lớn nhất của địch là Sài Gòn – Chợ Lớn, Gia Định.Trên phương diện kinh tế, địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể. Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị.Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp.Giao thông ở Quận 8 thuận lợi nhất là đường thủy bởi hệ thống 23 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối các phường với nhau và với các địa phương khác trong và ngoài Thành phố. Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu 20 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn. Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao thông mà không quận, huyện nào có được. Tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ Quận 8 cũng khá phát triển. Đường Phạm Thế Hiển nối Quận 8 với trung tâm Thành phố, các đường và hẻm khác đang xen làm thành hệ thống giao thông mạn nhện khắp Quận. Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài lên tới hơn 2.500 mét. Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu Hiệp Ân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần làm tăng tính trọng điểm lưu thông của nó. Chỗ gặp gỡ giao thông thủy và bộ là những bến, cảng, một thế mạnh khác về giao thông và kinh tế của Quận 8. Toàn Quận có 14 bến đò ngang, các cảng Chánh Hưng, Dương Bá Trạc, Bình Đông, Bình Lợi.Đi liền với cảng là hệ thống kho tàng có từ đầu thế kỷ XX đến nay. Toàn Quận 8 có 83 cơ sở kho hàng lớn nhỏ với diện tích 278.640 m2, bao gồm 30 cơ sở kho hàng do Trung ương quản lý, 33 cơ sở kho hàng do Thành phố quản lý và 20 cơ sở kho hàng thuộc Quận. Tất cả tạo nên một Quận 8 là “Trạm trung chuyển quy mô” ở phía Tây – Nam Thành phố, đưa Quận 8 trở thành một trong những quận có cảng quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh.Tuy là quận nội thành nhưng Quận 8 lại bán nông bán thị, kinh tế có cả nông nghiệp, cả công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại, … Kết cấu kinh tế độc đáo ấy thích hợp với vị trí vùng đệm của Quận 8 và trước hết nó là sản phầm của sự kết hợp lại những tầng lớp dân cư hội tụ về đây.Những người nông dân từ Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hoà lên vùng đất này khai phá và canh tác nông nghiệp. Những người lao động nghèo từ miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ đến các bến cảng ở đây bán sức lao động cho các chủ cảng, chủ hãng xay xát lúa gạo, bột mì, hãng buôn. Đó là hai nguồn cư dân đông nhất từ cuối thế kỷ trước tụ về Quận 8. Sau đó những người nông dân và lao động nghèo từ miền Tây, miền Đông, từ các vùng địa phương khác Thành phố lại dồn về vùng đệm Quận 8, đưa dân số Quận 8 trong những năm chiến tranh lên hàng chục vạn người, với 2 thành phần chủ yếu là công nông. Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3%. Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường…Nhìn chung các tầng lớp dân cư, tôn giáo ở Quận 8 dù từ nhiều nguồn gốc, thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là người lao động nghèo, nông dân và công nhân khuân vác, làm thuê, chung số phận tha hương tụ hội lại nên đã chung lưng đấu cật, đoàn kết thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng xây dựng và bảo vệ xóm ấp quê hương Quận 8 trong suốt hơn một thế kỷ qua, nhất là trong những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong hoà bình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Mặt khác với bản chất với bản chất là những người lao động nghèo làm thuê, làm mướn từ tứ phương hợp lại, người dân Quận 8 cũng mang theo về đây cả ý thức phản kháng cường quyền, không chịu sống nhục, không chịu khuất phục trước những kẻ cậy quyền thế đi áp bức kẻ bần hàn và luôn nung nấu căm thù bọn cướp nước cùng lũ bán nước. Có một thời gian những hảo hớn giang hồ, những tay anh chị hùng cứ ở các vùng giáp ranh, bán nông bán thị xây dựng và phát triển thành lực lượng Bình Xuyên. Những người lao động nghèo ở Quận 8 phân biệt rõ đâu là hảo hớn giang hồ đâu là phản dân, hại nước để có thái độ tích cực với Bình Xuyên, góp phần phân hoá lực lượng đối lập này. Đặc biệt là phong trào đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Quận 8 những năm đầu thế kỷ XX đã cùng nhân dân toàn Thành phố từng bước xây dựng lực lượng cách mạng, đưa phong trào nơi đây hướng theo ngọn cờ cách mạng vô sản.

Điều kiện tự nhiên và xã hội quận 8

Trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 8 như một phòng tuyến hình thon dài chạy theo hướng Đông – Tây, nằm án ngữ phía Tây – Nam Thành phố.

Là một quận ven của nội thành, Quận 8 phía Bắc giáp Quận 5, lấy kênh Tàu Hũ và kênh ruột Ngựa làm ranh giới tự nhiên, phía Đông giáp Quận 4 và Quận 7, lấy rạch Ông Lớn làm ranh giới tự nhiên, phía Tây và Nam giáp huyện Bình Chánh, ranh giới không rõ ràng, vì là đồng ruộng. Nếu quay bản đồ Quận 8 phía Nam lên trên sẽ thấy nó giống như chiếc thuyền đuôi phụng, mũi ở phía rạch Ông Lớn, đuôi thuyền ở phía sông Cần Giuộc, chiều dài gấp 5,2 lần chiều rộng. Nếu dùng ghe đi trên một đoạn Kênh Tẻ, tiếp Kênh Đôi, qua sông chợ Đệm hết địa giới Quận 8, phải đi một cung đường thủy dài 11.850 mét. Nhưng nếu băng qua chiều của Quận 8 thì chỉ khoảng 2.252 mét là khoảng rộng nhất giáp Quận 5 và Quận 6.

Với chu vi gần 32 km, Quận 8 rộng gấp 4 lần các Quận 3, Quận 4, Quận 5, tương đương với Quận Gò Vấp, nhưng diện tích tự nhiên 1.880 ha của Quận 8 bị chia cắt bởi nhiều sông rạch không giống quận nào ở nội thành. Dòng Kênh Đôi như cái xương sống chạy dọc Quận và chia Quận thành hai mảnh dài và hẹp. Các kênh Bến Nghé, kênh Tàu Hũ, rạch Ông Lớn, Ông Nhỏ, Xóm Củi, Ông Nhã, Ruột Ngựa, Rạch Cát, Bà Tàng, Lòng Đèn, Rạch Cùng, Lò Gốm, rồi Kênh Ngang số 1, Kênh Ngang số 2, Kênh Ngang số 3 lại chia nhỏ Quận 8 thành những mảnh vụn. Địa hình bị chia cắt ấy, cùng với vị trí là vùng đệm nội đô với ngoại ô, vùng bán nông – bán thị, Quận 8 trong chiến tranh là địa bàn khá lý tưởng cho phát triển chiến tranh du kích cũng như việc xây dựng những lõm du kích, những bàn đạp lợi hại của chiến tranh cách mạng ở ngay trong lòng sào huyệt lớn nhất của địch là Sài Gòn – Chợ Lớn, Gia Định.

Trên phương diện kinh tế, địa hình Quận 8 với chế độ bán nhật triều làm cho sông nước ở Quận 8 bị nhiễm phèn, mặn, nhất là khu vực các phường 11, 12, 13 và 16. Song Quận 8 không phải không có nhiều vùng được phù sa các sông bồi đắp, tạo nên diện tích nông nghiệp của Quận 8 rộng gần ½ diện tích tổng thể. Ở Quận 8 có những cánh đồng lúa xanh tốt (giáp huyện Bình chánh), những đồng ruộng cói lớn, những cánh đồng rau, những vườn dừa và trái cây quanh hồ ao nuôi cá mang sắc thái miền quê hơn là thành thị.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ nóng ẩm nhìn chung thuận lợi cho định cư và phát triển nông nghiệp.

Giao thông ở Quận 8 thuận lợi nhất là đường thủy bởi hệ thống 23 kênh rạch lớn nhỏ trên địa bàn Quận nối các phường với nhau và với các địa phương khác trong và ngoài Thành phố. Kênh Đôi rộng 50 mét, sâu 20 mét có thể lưu thông tàu bè loại lớn. Các kênh rạch, sông khác đều vừa sâu vừa rộng vừa dài tạo ra những huyết mạch giao thông mà không quận, huyện nào có được. Tuy nhiên hệ thống giao thông đường bộ Quận 8 cũng khá phát triển. Đường Phạm Thế Hiển nối Quận 8 với trung tâm Thành phố, các đường và hẻm khác đang xen làm thành hệ thống giao thông mạn nhện khắp Quận. Đặc biệt là hệ thống cầu của Quận 8, với 44 cầu, tổng chiều dài lên tới hơn 2.500 mét. Những cầu như cầu chữ Y, cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chà Và, cầu Hiệp Ân với trọng tải lớn được xây dựng từ lâu và được nâng cấp nhiều lần làm tăng tính trọng điểm lưu thông của nó. Chỗ gặp gỡ giao thông thủy và bộ là những bến, cảng, một thế mạnh khác về giao thông và kinh tế của Quận 8. Toàn Quận có 14 bến đò ngang, các cảng Chánh Hưng, Dương Bá Trạc, Bình Đông, Bình Lợi.

Đi liền với cảng là hệ thống kho tàng có từ đầu thế kỷ XX đến nay. Toàn Quận 8 có 83 cơ sở kho hàng lớn nhỏ với diện tích 278.640 m2, bao gồm 30 cơ sở kho hàng do Trung ương quản lý, 33 cơ sở kho hàng do Thành phố quản lý và 20 cơ sở kho hàng thuộc Quận. Tất cả tạo nên một Quận 8 là “Trạm trung chuyển quy mô” ở phía Tây – Nam Thành phố, đưa Quận 8 trở thành một trong những quận có cảng quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy là quận nội thành nhưng Quận 8 lại bán nông bán thị, kinh tế có cả nông nghiệp, cả công nghiệp, tiểu thủ công, dịch vụ và thương mại, … Kết cấu kinh tế độc đáo ấy thích hợp với vị trí vùng đệm của Quận 8 và trước hết nó là sản phầm của sự kết hợp lại những tầng lớp dân cư hội tụ về đây.

Những người nông dân từ Cần Giuộc, Cần Đước, Đức Hoà lên vùng đất này khai phá và canh tác nông nghiệp. Những người lao động nghèo từ miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Bộ đến các bến cảng ở đây bán sức lao động cho các chủ cảng, chủ hãng xay xát lúa gạo, bột mì, hãng buôn. Đó là hai nguồn cư dân đông nhất từ cuối thế kỷ trước tụ về Quận 8. Sau đó những người nông dân và lao động nghèo từ miền Tây, miền Đông, từ các vùng địa phương khác Thành phố lại dồn về vùng đệm Quận 8, đưa dân số Quận 8 trong những năm chiến tranh lên hàng chục vạn người, với 2 thành phần chủ yếu là công nông. Cư dân của Quận 8 đông nhất là người Việt chiếm khoảng 85,4%, người Hoa cũng có mặt ở Quận 8 từ rất sớm với tỷ lệ khoảng hơn 11%; ngoài ra còn có người Chăm, Khơ-me chiếm khoảng hơn 0,3%. Các tầng lớp dân cư ở Quận 8 phần lớn theo đạo Phật (35%) với 52 chùa được xây dựng khắp nơi. Một số tôn giáo khác cũng không ít tín đồ như: đạo Thiên Chúa (11,5%) với 12 nhà thờ, Tin Lành (0,4%) có 5 nhà thờ, Cao Đài (0,48%) có 2 thánh thất, Đạo Hồi (0,52%) có 2 thánh đường…

Nhìn chung các tầng lớp dân cư, tôn giáo ở Quận 8 dù từ nhiều nguồn gốc, thành phần đa dạng khác nhau, nhưng chủ yếu là người lao động nghèo, nông dân và công nhân khuân vác, làm thuê, chung số phận tha hương tụ hội lại nên đã chung lưng đấu cật, đoàn kết thân ái, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cùng xây dựng và bảo vệ xóm ấp quê hương Quận 8 trong suốt hơn một thế kỷ qua, nhất là trong những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong hoà bình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Mặt khác với bản chất với bản chất là những người lao động nghèo làm thuê, làm mướn từ tứ phương hợp lại, người dân Quận 8 cũng mang theo về đây cả ý thức phản kháng cường quyền, không chịu sống nhục, không chịu khuất phục trước những kẻ cậy quyền thế đi áp bức kẻ bần hàn và luôn nung nấu căm thù bọn cướp nước cùng lũ bán nước. Có một thời gian những hảo hớn giang hồ, những tay anh chị hùng cứ ở các vùng giáp ranh, bán nông bán thị xây dựng và phát triển thành lực lượng Bình Xuyên. Những người lao động nghèo ở Quận 8 phân biệt rõ đâu là hảo hớn giang hồ đâu là phản dân, hại nước để có thái độ tích cực với Bình Xuyên, góp phần phân hoá lực lượng đối lập này. Đặc biệt là phong trào đấu tranh yêu nước của các tầng lớp nhân dân Quận 8 những năm đầu thế kỷ XX đã cùng nhân dân toàn Thành phố từng bước xây dựng lực lượng cách mạng, đưa phong trào nơi đây hướng theo ngọn cờ cách mạng vô sản.

Từ khóa » Dân Số Q8 Tphcm