Giới Thiệu Khái Quát Thành Phố Vũng Tàu
Có thể bạn quan tâm
Giới thiệu khái quát thành phố Vũng Tàu
- Vị trí địa lý thành phố Vũng Tàu
Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ; Có 4 mặt giáp biển và sông rạch; Phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông ; Phía Tây giáp Vịnh Gành Rái ; Phía Bắc giáp thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành và huyện Long Điền, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đi theo hướng cao tốc Long Thành-TP Hồ Chí Minh là 100km và cách thành phố Biên Hoà 95km.
Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha; Có 17 đơn vị hành chính cơ sở : 16 phường và 1 xã. Dân số thành phố tính đến đầu năm 2016 trên 327 ngàn người
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, Vũng Tàu có khí hậu ôn hoà, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25oC đến 27oC, lượng mưa trung bình từ 1.300mm đến 1.700mm, có từ 2.300 đến 2.800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên thành phố Vũng Tàu tươi đẹp, kỳ thú đem lại tiềm năng lớn về Du Lịch
- Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Vũng Tàu.
Vũng Tàu được biết đến từ năm 1296 với tên gọi là trấn Chân Bồ.
– Năm 1658 Chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập 3 làng đầu tiên ở Vũng Tàu là Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng sau đổi thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy.
– Năm 1775 tàu thuyền của Bồ Đào Nha và Pháp đã ra vào Vũng Tàu để buôn bán và người Pháp gọi Vũng Tàu là Sainjacques.
– Năm 1859. 12 chiến hạm của Pháp nổ súng tấn công Phước Thắng mở đầu cuộc xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta.
– Năm 1864 Pháp chia 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ thành 7 tiểu khu; Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa.
– Năm 1895 Toàn quyền Đông Dương tách Vũng Tàu khỏi Bà Rịa để thành lập thành phố Vũng Tàu – Thành phố du lịch, nghỉ dưỡng đầu tiên của Việt Nam.
– 20/1/1899 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định hợp nhất Bà Rịa với Vũng Tàu để thành lập một đơn vị hành chính mới mang tên Pháp : Cap Sainjacques và bắt đầu xây dựng con đường bộ nối Sài Gòn với Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong khoảng thời gian từ 1895- 1900 Pháp đã xây dựng nhiều bến cảng, nhà máy nhiệt điện; đường dây điện tín và khách sạn cao cấp biến Vũng Tàu thành thành phố cảng, du lịch, nghỉ mát lớn nhất của Nam Bộ và trung tâm đánh bắt hải sản lớn.
– 5/7/1928 Thống đốc Nam Kỳ tách Vũng Tàu khỏi Bà Rịa, hợp nhất với làng Long Sơn và tổng Cần Giờ để thành lập tỉnh Cap Sainjacques.
– 28/8/1945 Nhân dân Vũng Tàu vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
– Tháng 12/1945 Xứ uỷ Nam Kỳ quyết định sáp nhập Vũng Tàu với tỉnh Bà Rịa.
– 9/2/1948 Pháp quay lại chiếm Bà Rịa – Vũng Tàu.
– 3/1/1957 Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà tái lập tỉnh Phước Tuy, trong đó Vũng Tàu là một quận.
– Tháng 12/1960 Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Long Khánh
– 8/9/1964 Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đổi quận Vũng Tàu thành thị xã Vũng Tàu.
– 8/4/1975 Trung ương cục Miền Nam quyết định tách thị xã Vũng Tàu khỏi tỉnh Bà Rịa – Long Khánh để thành lập thành phố Vũng Tàu.
– 30/4/1975 Thành phố Vũng Tàu hoàn toàn được giải phóng.
– 1/1976 Thành phố Vũng Tàu đổi thành thị xã Vũng Tàu thuộc tỉnh Đồng Nai.
– 3/5/1979 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ra quyết định thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trực thuộc Trung ương.
– 3/6/1984 Liên doanh dầu khí Vietxopetro tìm thấy dòng dầu công nghiệp đầu tiên tại thềm lục địa Vũng Tàu – Côn Đảo. Vũng tàu trở thành trung tâm dầu khí quốc gia.
– 26/3/1985 Hội đồng nhà nước trao tặng huân chương sao vàng cho nhân dân, chiến sỹ đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo vì đã có thành tích to lớn trong 40 năm chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
– 18/2/1991 Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII ra nghị quyết thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và thành phố Vũng Tàu.
– 30/10/1994 Chủ tịch nước tặng thưởng nhân dân và cán bộ thành phố Vũng Tàu huân chương lao động hạng III.
– 28/8/1998 Chủ tịch nước tặng thưởng nhân dân và lực lượng vũ trang thành phố Vũng Tàu danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
– 16/9/1999 Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 186/ 1999/QĐ- TTg công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại II thuộc tỉnh và xác định thành phố Vũng Tàu là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Trung tâm khai thác dầu khí, du lịch quốc gia; trung tâm giao dịch quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Nam tổ quốc.
– 23/4/2013 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 612/QĐ-TTg công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngày 24/8/2013 thành phố Vũng Tàu đã tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại I.
Xác định đúng tiềm năng và lợi thế, trong những năm qua, thành phố đã tập trung đầu tư, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển các nghành kinh tế trọng điểm:
– Khai thác, chế biến và dịch vụ dầu khí
– Du lịch biển đảo
– Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu hải sản
– Cảng biển và dịch vụ hàng hải
Thành phố cùng chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ môi trường và chỉnh trang đô thị nên diện mạo của thành phố ngày càng khang trang, hiện đại, Xanh – Sạch – Đẹp, có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Là trung tâm dầu khí, trung tâm du lịch quốc gia thành phố Vũng Tàu có tầm quan trọng đặc biệt về an ninh, quốc phòng, nhất là việc bảo vệ giữ vững chủ quyền biển, đảo phía Nam Tổ quốc.; Là thành phố nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế khu vực phía Nam; Là cửa ngõ thông thương ra biển của các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, là trung tâm kinh tế, du lịch, văn hoá, xã hội, khoa học, y tế, giáo dục của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, sự lãnh đạo trực tiếp của tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ chính quyền và nhân dân thành phố Vũng Tàu đã liên tục phấn đấu và đã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện trong phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng ký thuật, hạ tầng xã hội và chỉnh trang đô thị ngày một khang trang hiện đại.
Thành phố Vũng Tàu thời gian và những chặng đường
Những ngôi làng đầu tiên Từ nhiều thế kỷ trước, bán đảo Vũng Tàu nơi có người sinh sống đã được nhắc đến trong các thư tịch cổ. Trong tác phẩm “Phủ biên tạp lục” của Lê Quí Đôn viết năm 1776 ghi: “Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư”. Sách Đại nam Nhất Thống Chí, sử Nhà Nguyễn đã chép:“ … trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu”. Nằm ở vị trí tiền tiêu, bán đảo Vũng Tàu án ngữ cửa ngõ ra vào vùng đất phương Nam. Vào cuối đời Gia Long (1820), triều đình nhà Nguyễn đã điều ba đội quân đến đây xây dựng đồn lũy, chống hải tặc, trấn giữ cửa biển, bảo vệ sự bình yên cho vùng biển này. Mang theo gia đình, rời quê vào làm nhiệm vụ tại Vũng Tàu, đội quân của ba ông Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền và những cư dân sinh sống lâu đời ở đây cùng chung vai góp sức khai phá rừng hoang, khai thác biển bạc sống quây quần bên nhau. Ghi nhận công lao của ba ông, năm 1822 vua Minh Mạng đã ban thưởng cho các ông trở thành chủ nhân của dải đất nơi các ông đã đóng quân và có công khai phá. Các ông đã lập nên ba làng Thắng Nhất, Thắng Nhì và Thắng Tam. Đó cũng là ba ngôi làng có tên đầu tiên trên bán đảo Vũng Tàu. Ông Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc, Ngô Văn Huyền được nhân dân tôn vinh là những bậc tiền hiền có công khai phá vùng đất Vũng Tàu. Trở thành thành phố du lịch Đặt chân lên bán đảo tươi đẹp, xanh rợp bóng cây, những người Pháp đã nhận ra, Vũng Tàu có một vị trí chiến lược để bảo vệ cửa ngõ ra vào Sài Gòn và là vùng đất du lịch lý tưởng, khí hậu thuận hòa, mát mẻ quanh năm, bờ biển trải dài xanh ngát. Để củng cố vị trí xung yếu này, từ năm 1862 sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam bộ thực dân Pháp gấp rút xây dựng biến Vũng Tàu thành nơi tập kết, lưu trữ hậu cần và là nơi nghỉ mát an dưỡng cuối tuần. Một phòng tuyến với hơn 23 khẩu đại pháo, cỡ từ 140-300mm được bố trí thành ba trận địa trên các cao điểm quanh Núi Lớn và Núi Nhỏ. Xung quanh các ụ pháo là hệ thống công sự và giao thông hào kiên cố. Cùng với quá trình quân sự hóa, thực dân Pháp triển khai xây dựng nhiều nhà nghỉ, an dưỡng đường và khách sạn tại Vũng Tàu. Những tòa nhà mang nét kiến trúc Pháp không ngừng được mọc lên. Vũng Tàu dần dần mang dáng dấp của một thành phố du lịch. Ngày 1 tháng 5 năm 1895, Toàn quyền Đông Dương đã ra Nghị định thành lập thành phố Cap Saint Jacques (Vũng Tàu) đặt dưới quyền cai trị hành chính của ông Ernest Outrey. Vũng Tàu trở thành thành phố độc lập, có đủ tư cách pháp lý và ngân sách cần thiết để xây dựng và phát triển theo nhu cầu và mục đích quân sự, du lịch, nghỉ dưỡng. Từ sau khi chính thức trở thành thành phố, cùng với hệ thống đường giao thông mở rộng, nối dài vươn quanh thành phố, nhiều biệt thự, khách sạn, an dưỡng đường, dinh thự sĩ quan (P.O) mới cũng được mọc lên. Khách sạn Grant (Khách sạn Tam thắng hiện nay) xây năm 1870, Bạch Dinh (Villa Blanche)-nhà nghỉ mát của viên toàn quyền Pháp Paul Doumer xây năm 1898, hải đăng xây năm 1907… Với những bãi biển ngập tràn ánh nắng cùng những khách sạn, nhà nghỉ, biệt thự được xây dựng mới Vũng Tàu trở thành thành phố du lịch có tiếng ở Nam bộ. Là trung tâm du lịch và dầu khí của cả nước. Qua bao thăng trầm của lịch sử, từ những ngôi làng nhỏ ven biển Vũng Tàu đã biến đổi từng ngày trở thành đô thị phát triển ngày càng văn minh, hiện đại. Là một vùng biển với nhiều tiềm năng về dầu khí và kinh tế biển có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú với những bãi biển lý tưởng rực nắng, xanh thẳm Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dứa, bãi Nghinh Phong…và nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc như Niết Bàn Tịnh Xá, Thích Ca Phật Đài, Bạch Dinh, Hải đăng…Hiện nay thành phố Vũng Tàu có 1513 cơ sở dịch vụ lưu trú du lịch, trong đó có 473 khách sạn, nhà nghỉ tương ứng với 6153 phòng và 88 khách sạn, Resort, đạt từ 1 đến 5 sao, hàng năm thu hút hơn 3 triệu khách du lịch, thành phố Vũng Tàu trở thành trung tâm du lịch và dầu khí lớn của cả nước. Giờ đây, nói đến Vũng Tàu không thể không nói đến dầu khí. Hàng năm, Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro khai thác dầu thô và khí đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Nhờ có khí, Nhà nước đã xây dựng Trung tâm công nghiệp khí-điện-đạm Phú Mỹ, một trong những cụm công nghiệp lớn và là Trung tâm nhiệt điện lớn nhất Việt Nam. Với những lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng sẵn có, thành phố Vũng Tàu đang xác định hướng đi trong tiến trình phát triển của mình. Thành phố đang vươn lên, vượt qua mọi khó khăn thử thách xây dựng nên một diện mạo mới, sức hấp dẫn mới mà vẫn bảo tồn giữ gìn những nét đặc sắc riêng của bán đảo đã trải qua quá trình xây dựng và đi lên hơn một trăm năm. Trân trọng những gian khó của bao thế hệ cha ông đi khai phá buổi ban đầu, tự hào với những chiến công oanh liệt, cùng vui với những thành tựu trong dựng xây kiến thiết và tương lai rộng mở của thành phố, Đảng bộ, quân và dân thành phố Vũng Tàu cùng chung sức, chung lòng đoàn kết xây dựng Vũng Tàu ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng danh thành phố Anh hùng, trung tâm du lịch và dầu khí của cả nước.Từ khóa » đôi Nét Về Vũng Tàu
-
Vũng Tàu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Du Lịch Vũng Tàu Có Gì Hấp Dẫn?
-
Du Lịch Vũng Tàu | Kinh Nghiệm Du Lịch Chi Tiết Năm 2022
-
Giới Thiệu Về Du Lịch Vũng Tàu - Sự Nghiệp Học
-
Thành Phố Vũng Tàu - Điểm Sáng Nổi Bật Của Du Lịch Biển Việt Nam
-
Vẻ đẹp Nao Lòng Của Những Bãi Biển Vũng Tàu, Bạn Nên Ghé Dù Chỉ ...
-
Thành Phố Vũng Tàu - Người Kể Sử
-
Vũng Tàu - Tất Tần Tật Về Thiên Đường Biển Gần Sài Gòn - Klook
-
Thuyết Minh Về Vũng Tàu: Dàn ý Và Văn Mẫu Chọn Lọc Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Vũng Tàu - Danh Lam Thắng Cảnh Nổi Tiếng
-
Thuyết Minh Về Vũng Tàu ❤️️16 Bài Giới Thiệu Vũng Tàu Hay
-
Vũng Tàu – Địa điểm Du Lịch Tuyệt Vời Của Việt Nam
-
Kinh Nghiệm Du Lịch Vũng Tàu - Vé Máy Bay 2 Tốt
-
Du Lịch Vũng Tàu Tự Túc Siêu Tiết Kiệm Cùng Ví MoMo