Giới Thiệu Khái Quát Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - Địa Lý Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Diện tích tự nhiên là 1.989,5km2. – Dân số 1.059,5 nghìn người, mật độ dân số 533 người/km2. – Có 5 huyện, trong đó có 1 huyện đảo, 1 thành phố, 1 thị xã.
Thông tin khái quát
Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý:
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Lãnh thổ của tỉnh gồm hai phần: đất liền và hải đảo. Bà Rịa – Vũng Tàu có địa giới hành chính chung dài 16,33 km với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, 116,5 km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đông, Nam và Tây Nam là biển Đông. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục địa. Bà Rịa – Vũng Tàu có 5 huyện, trong đó có 1 huyện đảo, 1 thành phố, 1 thị xã. Ngày 09/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 152/2003/NĐ – CP về việc thành lập xã, phường thuộc thành phố Vũng Tàu và huyện Tân Thành, chia huyện Long Đất thành huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi. Các đường quốc 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế.
+ Địa hình:
Địa hình toàn vùng phần đất liền có xu hướng dốc ra biển. Tuy nhiên ở sát biển vẫn có một số núi cao. Núi có độ cao lớn nhất chỉ khoảng 500 m. Phần đất liền (chiếm 96% diện tích của tỉnh) thuộc bậc thềm cao nguyên Di Linh – vùng Đông Nam Bộ, độ nghiêng từ tây bắc xuống đông nam, giáp biển Đông. Quần đảo Côn Đảo (chiếm 4% diện tích của tỉnh) gồm 16 đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Côn Sơn có diện tích lớn nhất rộng 57,5 km2, cách Vũng Tàu 180 km.
Toàn tỉnh có hơn ¾ diện tích đồi núi, thung lũng thấp, có trên 50 ngọn núi cao 100 m trở lên, khi ra biển tạo thành nhiều vũng, vịnh, mũi, bán đảo, đảo. Độ cao trên 400 – 500 m có núi Ông Trịnh, núi Chúa, núi Thánh Giá. Địa hình tập trung vào 4 loại đặc trưng (đồng bằng hẹp, các núi, gò đồi, thềm lục địa).
+ Khí hậu:
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C; sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm không lớn. Số giờ nắng trong năm dao động trong khoảng 2.370 – 2.850 giờ và phân phối đều các tháng trong năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm; và 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm.
Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu nhìn chung mát mẻ, rất phù hợp với du lịch, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển một nền lâm nghiệp đa dạng.
Lịch sử tên gọi địa danh
- Bà Rịa: theo nhiều người giải thích là xưa ở vùng đất này có một bà quê ở Bình Định vào vùng Mô Xoài này khai hoang lập nghiệp, nên để ghi nhớ công ơn này nên người dân địa phương Tôn Thờ Bà, và lấy tên bà đặt cho vùng đất Bà Rịa ngày này.
- Vũng Tàu:
1947 | 1956 | 1964 | 1975 | 1979 | 1991 |
---|---|---|---|---|---|
tỉnh Bà Rịa | tỉnh Phước Tuy | tỉnh Đồng Nai | tỉnh BRVT | ||
tỉnh Vũng Tàu | tỉnh Phước Tuy | thị xã Vũng Tàu | tỉnh Đồng Nai | Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo | tỉnh BRVT |
Côn Lôn thuộc Hà Tiên | tỉnh Côn Đảo | Côn Đảo | tỉnh Hậu Giang | Đặc Khu Vũng Tàu-Côn Đảo | tỉnh BRVT |
Buổi đầu khai phá
- Năm 1698, Phủ Gia Định được thành lập gồm 2 huyện Tân Bình và Phước Long trong đó :
- Huyện Phước Long gồm 4 [Tổng] trong đó có tổng [Phước An] nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và 1 phần tỉnh Đồng Nai như Thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ…
- Côn Đảo lúc này thuộc tỉnh Hà Tiên.
- Năm 1808, Tổng thành huyện, Huyện trở thành Phủ . Theo đó, tổng Phước An huyện Phước Long trở thành Huyện Phước An phủ Phước Long. Huyện Phước An gồm 2 tổng Phước Hưngvà An Phú.
- Năm 1819, đảo Côn Lôn (Côn Đảo ngày nay) thuộc đạo Cần Giờ tỉnh Gia Định.
- Năm 1937, tách huyện Phước An và [Long Thành] thuộc phủ Phước Long để thành lập phủ Phước Tuy; thành lập huyện mới Long Khánh tách từ huyện Phước An.
- Phủ Phước Tuy thuộc tỉnh Biên Hoà gồm 3 huyện Phước An, Long Thành và Long Khánh.
- Năm 1839, Đảo Côn Lôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
- Năm 1861, Đảo Côn Lôn thuộc tỉnh Hà Tiên như lúc đầu.
Giai đoạn Pháp Thuộc
- Năm 1862, huyện Phước An đổi thành hạt Thạnh Tra Bà Rịa.
- Năm 1869, đổi hạt Thạnh Tra thành Khu Tham Biện.
- Năm 1882, thành lập Quận Côn Đảo trực thuộc Nam Kỳ.
- Năm 1885, thành lập Thành Phố Vũng Tàu từ khu tham Biên Bà Rịa.
- Năm 1900:
- Khu Tham Biện đổi thành Tỉnh
- tỉnh Bà Rịa thành lập mới Tổng An Phú Tân.
- Năm 1905:
- Nhập Thành Phố Vũng Tàu vào tỉnh Bà Rịa
- 2 tổng Cơ Trạch và Nhơn Xương tỉnh [Bình Thuận] nhập vào tỉnh Bà Rịa.
- Năm 1929, Thành lập tỉnh Vũng Tàu từ tổng Vũng Tàu, làng Sơn Long và Quận Cần Giờ (tỉnh Gia Định).
- Năm 1934, hạ tỉnh Vũng Tàu xuống cấp Thành Phố
- Năm 1938:
- Lập Quận Long Điền cho toàn tỉnh Bà Rịa
- lập mới tổng Phước Hưng Trung
- Năm 1939, tỉnh Bà Rịa gồm 1 Quận Long Điền.
- Quận Long Điền gồm 8 tổng: An Phú Tân, An Phú Thượng, An Phú Hạ, Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Trung, Phước Hưng Hạ, Nhơn Xương và Cơ Trạch.
Giai đoạn 1945 – 1975
- 9/02/1946, quân Pháp chiếm Bà Rịa và Vũng Tàu
- Năm 1947, tái lập tỉnh Vũng Tàu
- Năm 1954, thành lập Quận Xuyên Mộc
- Năm 1956:
- Thành lập tỉnh Phước Tuy từ tỉnh Bà Rịa và tỉnh Vũng Tàu; Tỉnh Lỵ tại Làng Phước Lễ tổng An Phú Hạ Quận Châu Thành.
- Thành lập tỉnh Côn Đảo.
- Tỉnh Phước Tuy gồm 6 Quận, 8 tổng và 39 xã.
- Quận Châu Thành gồm Tổng An Phú Hạ (3 xã), An Phú Tân (4 Xã) và tổng Cơ Trạch (4 Xã: Ngãi Giao, Bình Giã, Bình Ba và Hắc Dịch) .
- Quận Xuyên Mộc gồm Tổng Nhơn Xương (5 Xã).
- Quận Long Điền gồm tổng An Phú Thượng (6 xã: Long Điền, An Ngãi, An Nhất, Tam Phước, Phước Tỉnh và Long Hải).
- Quận Đất Đỏ gồm tổng Phước Hưng Thượng (3 Xã), Phước Hưng Trung (2 Xa) và Phước Hưng Hạ (3 Xã).
- Quận Vũng Tàu (5 Xã: Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Rạch Dừa và Phước Cơ)
- Quận Cần Giờ (6Xã).
- Năm 1958, Nhập Quận Đất Đỏ vào Quận Long Điền
- Năm 1959:
- Tách 2 Quận là Cần Giờ và Quảng Xuyên cho tỉnh Biên Hoà
- Tái lập Quận Đất Đỏ
- Năm 1961, thành lập Quận Đức Thạnh từ 4 xã (Ngãi Giao, Bình Ba, Bình Giã và Hắc Dịch) của Châu Thành.
- Năm 1962, đổi Quận Châu Thành thành Quận [Long Lễ].
- Năm 1964:
- Nhập xã Hội Bài Quận Long Lễ vào Quận Phước Hoà.
- thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc Trung Ương
- Năm 1965:
- Nhập Xã Nhu Lâm (Quận Xuyên Mộc) vào Xã Xuyên Mộc.
- đặt Côn Đảo Trực thuộc Trung Ương.
- Năm 1972, tách đất xã [Hắc Dịch] và xã [Bình Ba] thành lập xã Quãng Phước (Quận Đức Thạnh)
- Năm 1973, nhập quần đảo Trường xa Vào Xã Phước Hải quận Đất Đỏ
- Năm 1974, lập Phường Phước Hải thuộc thị xã Vũng Tàu
- 26-4-1975: Sư đoàn Sao Vàng (Sư đoàn 3) nổ súng vào tiểu khu Phước Tuy, trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, mở màn cuộc tấn công giải phóng Bà Rịa – Vũng Tàu.
- 27-4-1975: Xuyên Mộc và xã đảo Long Sơn hoàn toàn được giải phóng.
- 30-4-1975: Đúng 13h, thành phố Vũng Tàu được hoàn toàn giải phóng.
Giai đoạn sau 1975 – nay
- Năm 1975:
- Thành Lập tỉnh Đồng Nai từ tỉnh Biên Hoà, Long Khánh, Phước Tuy, 1 phần đất tỉnh Bình Tuy.
- Tháng 9/1976 lập huyện Côn Đảo thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tháng 1/1977 chuyển huyện Côn Đảo sang thuộc tỉnh Hậu Giang.
Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo
- Năm 1979, thành lập đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo trên cơ sở thị xã Vũng Tàu tỉnh Đồng Nai, xã Long Sơn huyện Châu Thành Đồng Nai và huyện Côn Đảo tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Năm 1982,thành lập thị trấn Bà Rịa ( huyện Châu Thành) từ xã Phước Lễ, thị trấn Long Điền (huyện Long Đất) từ xã Long Điền, thị trấn Long Hải (huyện Long Đất) từ xã Long Hải. Giải tán xã Phước Lễ, Long Điền, Long Hải.
- Năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu từ 3 huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai và Đặc Khu Vũng tàu Côn Đảo.
- tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khi đó gồm: thị xã Vũng Tàu (tỉnh lỵ), Các huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc và Côn Đảo
- Năm 1994. thành lập thị xã Bà Rịa, huyện Tân Thành, huyện Châu Đức, lập Thị Trấn Phú Mỹ trực thuộc Tân Thành, TT Ngãi Giao thuộc Châu Đức. Giải tán huyện Châu Thành
- Năm 2003. giải thể huyện Long Đất. Lập huyện Long Điền và huyện Đất Đỏ.
- Năm 2007, lập thị trấn Đất Đỏ và Thị trấn Phước Hải trực thuộc huyện Đất Đỏ
- Năm 2012, Thành lập Thành Phố Bà Rịa (ngày 22.08.2012)
- Năm 2018, Thành lập Thị xã Phú Mỹ (trên cơ sở huyện Tân Thành)
DANH MỤC CÁC LỄ HỘI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
1. Một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh đang nghiên cứu đầu tư và nâng cấp:
TT | TÊN LỄ HỘI | THỜI GIAN DIỄN RA LỄ HỘI | ĐỊA ĐIỂM | GHI CHÚ |
01 | Lễ giỗ Bà Phi Yến | 18/10 Âm lịch hàng năm | Huyện Côn Đảo | |
02 | Lễ hội Nghinh Ông Đình Thắng Tam | 16-18/8 Âm lịch | Đình Thắng Tam, TP. Vũng Tàu | |
03 | Lễ hội Dinh Cô Long Hải | Từ ngày 10-12/2 âm lịch | TT. Long Hải, H. Long Điền | |
04 | Lễ hội Trùng Cửu tại Nhà Lớn Long Sơn | Mùng 9/9 Âm lịch | Xã Long Sơn, TP. Vũng Tàu | |
05 | Lễ hội Cầu an tại Đình Thần Long Hương | Từ ngày 15,16,17 tháng 11 Âm lịch | TP. Bà Rịa | |
06 | Lễ hội Cầu an tại Đình Thần Phước Lễ | Từ ngày 8-10/11 Âm lịch | TP. Bà Rịa |
2. Lễ hội của các cộng đồng tôn giáo và dân tộc:
TT | TÊN LỄ HỘI | THỜI GIAN DIỄN RA LỄ HỘI | ĐỊA ĐIỂM | GHI CHÚ |
01 | Lễ hội Nhan Lúa – Thần Nông (Châu Ro) | Rằm tháng 3 Âm lịch | Xã Long Tân, H. Đất Đỏ | Tổ chức hàng năm |
02 | Lễ hội Nhan rừng – Thần rừng | 16/3 Âm lịch | Xã Long Tân, H. Đất Đỏ | Tổ chức 02 năm một lần |
3. Lễ hội kỷ niệm – tưởng niệm:
TT | TÊN LỄ HỘI | THỜI GIAN DIỄN RA LỄ HỘI | ĐỊA ĐIỂM | GHI CHÚ |
01 | Lễ kỷ niệm ngày quân dân Bà Rịa – Vũng Tàu kháng chiến chống thực dân Pháp | 10/2 Dương lịch | ||
02 | Lễ hội chiến thắng Bình Giã | 2/12 Dương lịch | ||
03 | Lễ hội đền ơn đáp nghĩa | 27/7 Dương Lịch | Hàng năm | |
04 | Lễ kỷ niệm ngày giỗ nữ anh hùng Võ Thị Sáu | 23/01 Dương lịch | H. Côn Đảo và H. Đất Đỏ | Hàng năm |
UBND HUYỆN, THÀNH PHỐ, THỊ XÃ
Thành phố Vũng Tàu 89 Lý Thường Kiệt, Phường 1, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 3852 677 – Fax: 0254 3857 021 – Email: [email protected] http://vungtau.baria-vungtau.gov.vn/ |
Thành phố Bà Rịa 137 Đường 27/4 phường Phước Hiệp,Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: (0254)3825105 – Fax: (0254)3828514 – Email: [email protected] http://baria.baria-vungtau.gov.vn/ |
Thị xã Phú Mỹ QL 51 – Phường Phú Mỹ – Thị xã Phú Mỹ , tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: (0254) 3876779 | Fax: (0254) 3876955 | E-mail: [email protected] http://phumy.baria-vungtau.gov.vn/ |
Huyện Long Điền Số 1939 Quốc lộ 55, thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 02543.862 019 – Email: [email protected] http://longdien.baria-vungtau.gov.vn/ |
Huyện Đất Đỏ Khu phố Hoà Hội, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254 3688244 – Email: [email protected] http://datdo.baria-vungtau.gov.vn/ |
Huyện Châu Đức 70 Trần Hưng Đạo, thị trấn Ngãi Giao, Huyện Châu Đức – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: (0254-)3881109 – 3883158, Fax: (0254-)3961781 – 3883158, Email: [email protected] http://chauduc.baria-vungtau.gov.vn/ |
Huyện Xuyên Mộc 151 Quốc lộ 55 TT Phước Bửu – Huyện Xuyên Mộc – Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: 0254.3771667, Fax: 0254.3874165. Email: [email protected] http://xuyenmoc.baria-vungtau.gov.vn/ |
Huyện Côn Đảo Số 28 đường Tôn Đức Thắng, huyện Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Điện thoại: (0254) 3830.157 – Fax: (0254) 3830206, Email: [email protected] http://condao.baria-vungtau.gov.vn/ |
Từ khóa » Nói Về Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
-
Bà Rịa – Vũng Tàu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổng Quan Về Công Tác Dân Vận Của Đảng | Cổng Thông Tin điện Tử ...
-
Tổng Quan Thành Phố Bà Rịa
-
Tổng Quan Tất Tần Tật Về BÀ RỊA VŨNG TÀU - MinhNgo
-
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu | BVDIF
-
Giới Thiệu Tổng Quan Về Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
-
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Top 10 Thắng Cảnh ở Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Tripadvisor
-
Thuyết Minh Về Vũng Tàu ❤️️16 Bài Giới Thiệu Vũng Tàu Hay
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: 'Không để Ai Bị Bỏ Lại Phía Sau Của Sự Phát Triển'
-
Viết Một đoạn Văn Ngắn Về Vũng Tàu Bằng Tiếng Anh Lớp 9
-
Lãnh đạo Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Nói Về Việc Thiếu Thuốc, Nhân Viên Y ...
-
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc