Giới Thiệu Khái Quát Về Tác Giả Tô Hoài Và Tác Phẩm “Vợ Chồng A Phủ"

  1. Trang chủ
  2. Văn Mẫu
  3. Lớp 10
  4. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ"
Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ"

Tô Hoài sinh năm 1920, tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nhưng sinh ra ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông trong một gia đình thợ thủ công. Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sông, như: dạy trẻ, bán hàng, làm kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi còn thất nghiệp.

Tô Hoài bước vào con đường văn học bằng một số bài thơ có tính chất lãng mạn và một cuốn truyện vừa, viết theo dạng võ hiệp, nhưng rồi ông nhanh chóng chuyển sang văn xuôi hiện thực và được chú ý ngay từ những sáng tác đầu tay, trong đó có truyện đồng thoại Dế Mèn phiêu lưu kí. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông làm báo và hoạt động trong lĩnh vực văn nghệ ở Việt Bắc. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kì, tiểu thuyết, kí, hồi kí, tự truyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác. Năm 1996, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện đồng thoại, 1941), ổ chuột (tập truyện, 1942), Nhà nghèo (tập truyện, 1944), Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953), Miền Tây (tiểu thuyết, 1967), Cát bụi chân ai (hồi kí, 1992), Chiều chiều (hồi kí - tự truyện, 1999), và gần đây nhất là tiểu thuyết Ba người khác, xuất bản năm 2006.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (1952) in trong tập Truyện Tây Bắc được tặng giải Nhất - Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ gần như nguyên vẹn giá trị và.sức thu hút đốì với nhiều thế hệ người đọc.

BÀI CÙNG NHÓM

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài "Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: "Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ. Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương... Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"

Phân tích hình tượng "sóng” trong bài thơ của Xuân Quỳnh, Anh (chị) cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ này?

Về bài ca dao “Trèo lên cây bưởi hái hoa”.

Trình bày quan điểm của em về quan niệm chọn nghề nghiệp trong tương lai: chọn nghề phù hợp với năng lực thực tế của mình; chọn nghề đang được ưa chuộng trong đời sống hay nhất quyết theo đuổi nghề mà mình vẫn thiết tha yêu thích

Cảm nhận truyện Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

Giới thiệu bài Tựa "Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương

Phân tích đoạn trích Con đường trở thành “kẻ sĩ hiện đại” của Nguyễn Khắc Viện

Tuân Tử (313 - 253 trước Công Nguyên) nói: “Người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy”. Em nghĩ gì về câu nói trên

"Văn chương có quyền nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thuỷ chung". Bằng thực tế cảm nhận văn học của mình, hãy bình luận và làm sáng tỏ quan niệm trên

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm: "Em ơi buồn làm chi... Sao xót xa như rụng bàn tay"

So sánh các bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, (...) trích đoạn Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Phân tích và đánh giá những tình cảm riêng, những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về vẻ đẹp của đất nước quê hương mình

Phân tích diễn biến tâm trạng của Mị (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) trong đêm cởi trói cho A Phủ

Sáng tạo mới của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lorca

Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể (Ngạn ngữ)

Hãy nêu nội dung bài thơ “Tiếng hát con tàu” và giải thích ý nghĩa nhan đề đó của bài thơ. Bình giảng khổ thơ được lấy làm đề từ của bài thơ

Giá trị lịch sử và nhân văn của Tuyên ngôn Độc lập

Bình giảng khổ thơ sau trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Mùa thu nay khác rồi... Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều - Nguyễn Du

Cảm nhận về người đàn bà hàng chài trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tình cảm và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài Bên kia sông Đuống

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này. Bấm nút này sau khi tắt/tạm dừng AdBlock

Từ khóa » Giới Thiệu Vài Nét Về Tác Giả Tô Hoài