Giới Thiệu Một Số Giống Khoai Tốt Trong Sản Xuất

Nhóm khoai Nước

Căn cứ vào tính chất của củ và dọc, chúng được chia thành 2 nhóm chính: nhóm khoai dại và nhóm khoai khôn.

Nhóm khoai Dại

Được trồng ở những nơi tận dụng như bờ mương, xung quanh ao, rãnh nước…để lấy dọc lá phục vụ chăn nuôi, ít được đầu tư chăm sóc. Hai giống chính là khoai Ấp dại và khoai Lá Bàng. Hai giống này sinh trưởng nhanh, lâu lụi, đẻ nhiều con trong điều kiện ít được chăm sóc. Các giống khoai dại đều sinh sản bằng dải bò (ngó), đẻ ở thân và đâm ngang.

Nhóm khoai Khôn

Gồm những giống khoai nước phát triển chậm, chóng lụi, đời hỏi chăm sóc nhiều hơn. Chúng sinh sản bằng nhánh nách. Dưới đây là một số giống tốt đang được trồng nhiều trong sản xuất:

Khoai Xá Đen

Cây cao khoảng 0,8 – 1, 2m. Dọc nhỏ, cứng, màu xanh nhạt. Phiến lá to, màu xanh, đỉnh lá nhọn, mặt phiến lá lõm, nhẵn bóng, chân dọc giáp củ màu hồng. Củ cái hình trứng, củ con hình trứng thuôn. Ruột củ trắng, chắc, luộc ăn bở, thơm ngon, ít ngứa. Hàm lượng chất khô trong củ 26,65% – 27, 9%, protein 10,89% (% chất khô). Cây đẻ nhánh ít, trồng được ở nước sâu. Thời gian sinh trưởng dài 10 – 12 tháng. Năng suất 25 – 40 tấn/ha.

Khoai Ấp

Giống được trồng nhiều ở Quảng Ninh, Thái Bình và Nam Định. Có khả năng chịu được nước sâu. Cây cao trung bình 0,8 – 1,0m. Dọc màu xanh phớt vàng, phía gần phiến lá màu tím nhạt. Chân dọc giáp củ màu tía hồng. Phiến lá màu xanh, hơi dài, đỉnh lá nhọn, mép lá gợn sóng, mặt lá lõm và có phấn. Củ nhiều, khá to. Ruột màu trắng, chỏm củ hơi tím. củ luộc ăn có vị đậm, ngứa. Hàm lượng chất khô 19,5% – 24,2%, protein 10,67%. Trồng được ở nước sâu. Đẻ nhiều. Thời gian sinh trưởng 10 -12 tháng. Năng suất trung bình 30 – 45 tấn củ/ha.

Khoai Bông Xanh

Giống được trồng nhiều ở Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định. Cây mọc đứng, cao trung bình 0,7 – 0, 8m. Dọc màu xanh vàng đến xanh. Rốn lá màu vàng. Chân dọc giáp củ màu trắng bóng. Phiến lá dày tròn, mép lá gợn sóng nhẹ, mặt lá lõm ít. Củ hình trứng, to, nhiều củ con, ruột củ màu trắng tinh, luộc ăn bỏ, vị nhạt, ít ngứa. Hàm lượng chất khô trong củ 22,0% – 23,5%, protein 7,44%. Không chịu nước sâu, ưa trồng cạn, phát triển mạnh, thu hoạch sớm. Khoai Bông dễ bị bệnh thối củ nếu thời kỳ thu hoạch mưa nhiều. Đẻ nhiều. Thời gian sinh trưởng 6-8 tháng. Năng suất cao 35 – 40 tấn/ha.

Khoai Tía Riềng

Giống được trồng phổ biến ở Nam Định, Thái Bình. Cây cao trung bình 0,8 – 1,3m. Dọc nhẵn, không phấn, màu tía nhạt pha vân xanh đậm. Rìa mép bẹ lá màu tím nhạt. Chân dọc giáp củ màu tím. Phiến lá màu xanh đậm, hình tim hơi thon, đỉnh lá nhọn, gân lá xanh nhạt. Củ cái hình trụ tròn, kích thước bé đến trung bình, củ con hình trứng, thon dài. Ruột củ phớt vàng, nhiều bột, có vị thơm, ăn rất bùi, ít ngứa. Hàm lượng chất khô 34,0% – 35,05%, protein 7,70%. Trồng được cả dưới nước và trên cạn. Trồng cạn thích hợp hơn. Thời gian sinh trưởng 6 – 8 tháng. Năng suất 12 – 18 tấn/ha.

Khoai Mùng Nghệ An hay còn gọi là khoai dắt con lên bờ

Cây cao trung bình 1 – 1, 2m. Dọc lá tròn, màu xanh thẫm, to, dễ gãy. Phiên lá hình khiên, đáy hơi tròn, rốn lá to màu tím. Khoai Mùng đẻ ít, không gọn bụi. Từ thân mẹ thường mọc ra nhiều dải giống khoai dại. Khoai Mùng củ ít, bé, rất ngứa nên chủ yếu ăn dọc lá. Nhân dân thương trồng ở vườn, ở bờ ao, ven hồ để lấy dọc nấu canh hoặc muối chua (nhút). Hàm lượng chất khô trong dọc lá 12,4%.

Nhóm giống khoai Sọ

Khoai Lủi dọc tim

Giống được trồng nhiều ở Hà Nam, Quảng Ninh, Hoà Bình. Thân mọc đứng, cao trung bình 0,7 – 1,0m. Dọc màu xanh đậm pha sọc tím hoặc tím nhạt. Chân dọc giáp củ màu trắng xen sọc tím. Phiến lá hình tim, màu xanh đên xanh đậm, mặt lá lõm. Rốn lá màu tím. Củ cái hình cầu, kích thước nhỏ đến trung bình, củ con hình trứng tròn. Số củ con/khóm từ 6 – 15 củ. Ruột củ màu trắng, luộc ăn bở, vị đậm, hơi ngái nếu đất quả ẩm. Thời gian sinh trưởng khoảng 5-6 tháng. Năng suất trung bình 10 – 18 tấn/ha

Khoai So Lủi dọc xanh: Là giống có tính thích ứng rộng, được trồng khá phổ biến tại các vùng sinh thái với nhiều tên gọi như khoai Lủi, khoai Sọ dọc xanh, khoai Sọ dọc tráng, khoai Sọ…Những tỉnh trồng nhiều là Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La, Hà Nội, Vĩnh Phúc. Thân mọc đứng, cao trung bình 0,8 – 1,2m. Dọc lá nhẵn, không phấn, màu xanh nhạt đến xanh, gần rốn lá dọc có màu tím đỏ. Chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá hình tim, mặt lá hơi lõm. Gân chính và gân phụ ở mặt dưới phiến lá màu xanh. Rốn lá màu xanh hoặc không định hình, củ cái hình cầu, kích thước nhỏ đến trung bình, nhiều củ con hình trứng cấp 1 – 2 – 3. Số củ con/khóm từ 10 – 18 củ. Ruột củ màu trắng, luộc ăn bở, vi đậm, không ngứa. Thời gian sinh trưởng 5 -6 tháng. Năng suất trung bình 12 – 18 tấn/ha.

Khoai trứng Hà Nội

Giống được trồng nhiều ở các vùng ven ngoại thành Hà nội như Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì, Vĩnh Phúc, Phú Thọ… Thân mọc đứng, cao trung bình 0,8 – 1,0m. Dọc lá nhẵn, không phấn, màu xanh, gần rốn lá dọc có màu tía. Rốn lá màu xanh nhạt. Chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá lõm, màu xanh, mép lá phẳng, lá hình tim thuôn dài, đẻ nhánh trung bình. Rốn lá không định hình, củ cái hình trứng tròn, kích thước nhỏ đến trung bình, nhiều củ con hình trứng cấp 1-2. Số củ con/ khóm từ 10 – 15 củ. Ruột củ màu trắng, luộc ăn bở, vị đậm, không ngứa. Thời gian sinh trưởng 6 tháng. Chịu hạn, nhiễm bệnh sương mai mức trung bình. Năng suất trung bình 15-20 tấn/ha

Khoai Mộng Hương

Giống được trồng nhiều ở Hưng Yên, Thái Bình, Quảng Ninh… Thân mọc nghiêng, thấp cây (0,5 – 0, 8m). Dọc màu tím nhạt, Chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá hình khiên, rốn lá màu tím. Củ cái hình trứng, kích thước nhỏ đến trung bình, nhiều củ con. Số củ con/khóm từ 8 – 10 củ, chỏm củ hồng. Ruột củ màu phớt vàng, luộc ăn bỏ, ngon, ít ngứa. Thời gian sinh trưởng 5 – 6 tháng. Năng suất trung bình 8 – 12 tấn/ha.

Khoai Sọ đỏ

Giống được trồng phổ biến ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Thân mọc nửa đứng, thấp cây (0,5 – 0,7m). Dọc màu xanh, chân dọc giáp củ màu hồng. Phiến lá hình khiên, rốn lá màu tím, củ cái hình trứng, kích thước nhỏ đến trung bình, nhiều củ con, chỏm củ đỏ. Số củ con/ khóm từ 10 – 15 củ. Ruột củ màu trắng, luộc ăn bở, ngon. Thời gian sinh trưởng 5-6 tháng. Năng suất trung bình 12 – 18 tấn/ha.

Khoai Sọ ngắn ngày KS4

Giống khoai Sọ KS4 là giống mới được chọn tạo theo phương pháp chọn lọc dòng vô tính, có thời gian sinh trưởng ngắn nhất và củ cái nhỏ qua các thế hệ từ quần thể giống địa phương Lủi sớm Hà Bắc trong những năm 1994 – 1996. Giống khoai Sọ ngắn ngày KS4 được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận chính thức là giống Quốc gia năm 2004. Hiện nay giống KS4 được trồng nhiều tại Ninh Bình, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Hà Nội.

Giống khoai Sọ KS4 có thời gian sinh trưởng ngắn : 100 – 110 ngày trong vụ Xuân Hè, 110 – 120 ngày trong vụ Thu Đông. Khóm cây đứng thẳng, cao 40 – 60cm; Màu lá xanh; Cuống lá xanh đậm khi non, tím nhạt khi trưởng thành; rốn lá không xác định rõ màu; chồi ít xuất hiện trên mặt đất; củ cái hình cầu dẹt kích thước nhỏ; Củ con hình ô van tròn; Số củ con: 5 – 10, độ đồng đều cao; Thịt củ màu trắng. Giống KS4 nhiễm bệnh sương mai trung bình, chống chịu bệnh đốm lá và nhện đỏ cao, về chất lượng, KS4 có hàm lượng chất khô 24,5% và Protein 9,19% (% chất khô) cao hơn đối chứng khoai Lủi Hà Bắc, Giống KS4 có năng suất trung bình 15 – 20 tấn/ha.

Nhóm khoai Môn

Nhóm (Colocasia escuỉenta var. esculentum) gồm những giống khoai trồng chủ yếu trên đất cao hoặc đất dốc. Khoai Môn được trồng nhiều ở các vùng trung du miền núi và cao nguyên của nước ta. Khoai Môn có thời gian sinh trưởng 8 – 10 tháng (dài hơn khoai Sọ). Vĩ vậy chỉ thích hợp với việc trồng xen trên nương đất dốc hoặc ruộng bằng phẳng ở cao nguyên hay trong vườn gia đình, ở miền Núi, khoai Môn được trồng vào đầu mùa mưa (tháng 3 – 4), thu hoạch tháng 11 – 12. Gần đây một số giống khoai Môn miền núi đá được trồng thử tại đồng bằng trên chân đất cao đạt kết quả tốt. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm tài nguyên di truyền thực vật thì Việt Nam hiện có khoảng gần 100 giống thuộc nhóm khoai Môn đang tồn tại trong sản xuất nhưng diện tích không đáng kể và phân bố rất phân tán. Các giống khoai Môn điển hình đang được trồng nhiều trong sản xuất là khoai Môn ruột trắng, khoai Mán, Phước ỏi, Phứa Lanh, khoai Thuận Châu, khoai Tàu Bắc Cạn, khoai Chân Chó (Hậu Pến) và Môn Cao.

Khoai Môn ruột trắng (Khoai Lục Yên. Hậu Mành, Hậu Pè, Hậu Đang)

Giống được trồng phổ biến ở Yên Bái, Hoà Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Trị. Thân mọc nửa xoè đến xoè, cao trung bình 0,8 – 1,3m. Dọc màu xanh, không có phấn. Chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá hình khiên, rốn lá không định hình hoặc màu xanh. Gân chính và gân phụ ở mặt dưới phiến lá màu xanh. Củ cái hình cầu, kích thước nhỏ đến trung bình. Số củ con/khóm từ 4 – 8 củ, ruột củ màu kem hay trắng, luộc ăn bở, thơm, ngon. Thời gian sinh trưởng 6-8 tháng. Năng suất 10 – 15 tấn/ha.

Khoai Mán vàng (Phước lượng nang, Cò Lang)

Giống được trồng phổ biến trong vườn nhà ở Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La. Thân mọc đứng, cây cao 0, 7 – 1,0 m. Dọc màu xanh nhạt đen xanh vàng, phía gần phiên lá có màu tím nhạt, chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá màu xanh, hình tim dài. Rốn lá tím nhạt. Củ cái hình elip thường phân đôi ở đỉnh, kích thước nhỏ đến trung bình. Ruột củ màu vàng, luộc ăn dẻo, thơm, ngon. Thời gian sinh trưởng 8 tháng. Năng suất trung bình từ 8 -10 tấn/ha.

Khoai Mán vàng

Phước Ỏi

Giống được trong nhiều ở Lạng Sơn và Cao Bằng. Thân mọc đứng gọn, cao cây 1,2 – 1,5m. Dọc lá nhẵn, không có phấn, màu tím. Rìa mép bẹ lá màu tím. Chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá màu xanh đậm, hình tim tròn. Rìa mép lá tím. Gân chính và gân phụ ở mạt dưới phiến lá tím nhạt. Củ cái hình cầu, kích thước trung bình. Củ con hình trứng dài. Số củ con/khóm ít từ 2 – 5 củ. Ruột củ màu trắng, luộc ăn bở, ngon. Thời gian sinh trưởng 6 – 8 tháng. Năng suất 15 – 20 tấn/ha.

Giống Phứa Lanh (Hậu Xiền)

Giống được trồng nhiều ở Lai Châu, Lào Cai và Sơn La. Thân mọc đứng gọn, cao cây 1,2 – 1,5m. Dọc lá nhẵn, không phân, màu tím thẫm. Chân dọc lá giáp củ màu tím, Phiến lá màu xanh đậm, hình tim tròn. Mép lá gợn sóng. Gân chính và gân phụ ở mặt dưới phiến lá màu tím nhạt. Rốn lá màu xanh. Củ cái hình trứng, kích thước trung bình, củ con hình nõ điếu, số củ con/ khóm vừa phái, từ 3 – 5 củ, ruột củ màu tím, luộc ăn bở, ngon. Thời gian sinh trưởng 6 – 8 tháng. Năng suất bình quân 12 – 15 tấn/ ha.

Khoai Thuận Châu

Giống được trồng ở Thuận Châu, là khoai đặc sản nổi tiếng của tỉnh Sơn La. Dạng khóm xoè, cao trung bình 0,8 – 1,2m. Dọc màu xanh đậm, chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá màu xanh, hình tim dài. Rốn lá không định hình. Củ cái hình cầu, kích thước nhỏ đến trung bình, nhiều củ con bé, số củ con/ khóm từ 8 – 10 củ, ruột củ màu phớt vàng hay trắng, luộc ăn bở, thơm, ngon. Thời gian sinh trưởng 5 – 6 tháng. Năng suất trung bình 10 – 15 tấn/ha.

Khoai Tàu (Khoai Môn Tàu)

Giống đang được trồng nhiều ở Bắc Cạn, Đà Lạt, Sơn La, Lạng Sơn. Thân giả mọc đứng, cây cao 0,8 – 1,3m. Dọc màu xanh, phía trên gần phiến lá màu tía. Chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá màu xanh, hình tim tròn. Gần chính và gân phụ ở mặt dưới phiến lá màu tím nhạt.Rốn lá to, màu tím. củ cái hình nón, kích thước trung bình đến to, ít củ con, số củ con/ khóm từ 3 – 6 củ. Ruột củ màu trắng, xơ tím, luộc ăn bơ, ngon. Dọc lá có thể sử dụng làm rau nấu canh, không ngứa. Thời gian sinh trưởng 6 – 8 tháng. Năng suất trung bình 20 – 25 tấn/ha.

Khoai Môn chân chó (Mặc phước kịp, Hậu Doàng, Hậu tạp thây)

Giống được trồng nhiều ở Yên Bái, Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai. Thân mọc đứng, cây cao trung bình 0,8 – 1,2m. Dọc lá nhẵn, không phấn, màu xanh. Chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá màu xanh, hình tim dài. Rìa mép lá màu xanh. Rốn lá không định hình, củ cái phân nhánh ở đỉnh giống hình chân chó, kích thước trung bình. Củ con bé, với số củ 3 – 9 củ/khóm. Ruột củ có màu trắng ngà hoặc màu phớt vàng, luộc ăn bở, ngon. Thời gian sinh trưởng 6 ~ 8 tháng. Năng suất 15 – 20 tấn/ha.

Môn cao

Giống được mô tả gần giống với khoai Tàu ở miền Bắc, được trồng khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long. Thân mọc đứng gọn, cao cây 0,9 – 1, 3m. Dọc màu xanh đậm, phần gần phiên lá có màu tía, gốc bẹ lá trắng, Phiến lá hình khiên, lá xanh đậm, củ cái hình trứng, kích thước trung bình, củ con hình trứng dài, số củ con/khóm từ 5 – 8 củ, ruột củ màu trắng, xơ tím, luộc ăn dẻo, thơm, ngon, Thời gian sinh trưởng 6 – 8 tháng. Giống mẫn cảm với bệnh sương mai (Phytophthora colocasiae) và bệnh thối củ. Năng suất cao 15 – 20 tấn/ha.

khoai mon

Nhóm giống trung gian

Những giống thuộc nhóm này mang nhiều đặc tính giữa nhóm khoai Môn và khoai Sọ, củ cái và củ con có hình dạng và kích thước gần như nhau. Những giống được đánh giá có tiềm năng phát triển là các giống Môn trôn, khoai rừng và Hầu bắc.

Môn trốn, Môn sáp

Giống được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Hoà Bình. Thân mọc đứng, khoẻ, cây cao trung bình 0,8 – 1,0m. Dọc màu xanh đậm, phía gần phiến lá màu tím đỏ. Phiến lá màu xanh đậm, hình khiên. Rốn lá màu tím. củ cái hình trứng, kích thước nhỏ đến trung bình, củ con hình trứng, kích thước to. Số củ con/khóm từ 6 – 10 củ. Ruột củ màu trắng, luộc ăn bở, ngon. Thời gian sinh trưởng 6 – 8 tháng.Tiềm năng năng suất cao, ổn định 18 – 25 tấn/ha.

Giống khoai rừng

Giống được trồng nhiều ở Quảng Ninh. Thân mọc đứng, khoẻ, cao cây 0,8 – 1,5m. Dọc màu xanh đậm, chân dọc giáp củ màu trắng. Phiến lá màu xanh đậm, hình tim dài, rốn lá màu tím nhạt. Củ cái hình trứng tròn, kích thước trung bình, nhiều củ con kích thước to, hình trứng, số củ con/khóm từ 8 – 10 củ. Ruột củ màu trắng, luộc ăn bở, ngon. Thời gian sinh trưởng 8 tháng. Tiềm năng năng suất cao, từ 25 – 30 tạ/ha.

Giống Hầu Bắc

Giống được trồng nhiều ở Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Trị. Thân mọc đứng, khoẻ, cây cao trung bình 0,8 – 1,0m. Dọc màu xanh đậm, phiến lá hình khiên, xanh đậm. Rốn lá không định hình hoặc nhỏ, màu tím nhạt. Đa số giống có dải bò, củ cái hình trứng nhỏ, nhiều củ con, hình trứng. Số củ con/khóm từ 8 – 10 củ. Ruột củ màu trắng, luộc ăn bở, thơm, ngon, Thời gian sinh trưởng 6 – 8 tháng.

Hiện nay Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật – Viện KHKTNN Việt Nam (Thanh Trì – Hà Nộỉ) là địa chỉ đáng tin cậy để cung cấp giống khoai Môn, Sọ tốt phục vụ sản xuất.

Từ khóa » Bán Giống Khoai Sọ Ks4