Giới Thiệu Một Vài Nét Về Nguyễn Du, Về Nguồn Gốc Và ...

Hocdot.com flag MÁY TÍNH ONLINE Về chúng tôi Điều khoản sử dụng Chính sách bảo mật

Trang chủ

»

Lớp 9 »

Môn Văn »

Văn Mẫu 9 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất »

Truyện Kiều - Nguyễn Du

Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Du, về nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều. Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc mà sáng tạo ra Truyện Kiều bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam.

Lời giải

1 .Tác giả.

Nguyễn Du ( 1765-1820) tự là Tố Như. hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc thời Lê - Trịnh. Cha là Nguyễn Nghiễm từng làm Tể tướng, anh là Nguyễn Khản đỗ Tiến sĩ, làm đại quan trong phủ Chúa, được Trịnh Sâm trọng vọng. Nguyễn Du chỉ đỗ “Tam trường, nhưng văn chương lỗi lạc”.

Quê hương ông vẫn lưu truyền câu ca:

"Bao giờ Ngàn Hống hết cây,

Sông Rum hết nước, họ này hết quan".

Nguyễn Du chỉ làm một chức quan nhỏ dưới thời Lê - Trịnh. Dưới thời Tây Sơn, Nguyễn Du lúc thì dạt về quê vợ ở Quỳnh Hải, Thái Bình; lúc thì lặn lội về xứ Hồng Lĩnh quê nhà. Ông trải qua "mười năm gió bụi", có lúc ốm đau không có thuốc, mái tóc sớm bạc. Ông tự xưng là "Hồng Sơn liệp hộ" (người đi săn ở núi Hồng), "Nam Hải điếu đổ" (Người câu cá ở biển Nam Hải):

"Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,

Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu!".

Năm 1802, Gia Long triệu Nguyễn Du ra làm quan. Chỉ trong vòng hơn 10 năm, ông đã bước lên đỉnh cao danh vọng: làm Chánh sứ sang Trung Quốc (1813- 1814), giữ chức Hữu tham tri bộ Lễ. Năm 1820, lần thứ hai, ông lại được cử làm Chánh sứ sang Trung Quốc, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh, qua đời.

Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du vô cùng rạng rỡ, để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm, về chữ Hán có 3 tập thơ:

-Nam trung tạp ngâm.

-Bắc hành tạp lục.

-Thanh Hiên thi tập.

Về thơ chữ Nôm có:

-Truyện Kiều.

-Văn chiêu hồn.

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, niềm tự hào của nhân dân ta, đất nước ta:

"Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày".

("Kính gửi Cụ Nguyễn Du" - Tố Hữu)

2. Nguồn gốc và giá trị “Truyện Kiều".

*Nguồn gốc:

Nguyễn Du đã lấy cốt truyện từ "Kim Vân Kiều truyện" của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc mà sáng tạo ra "Truyện Kiều" bằng thơ lục bát dài 3254 câu thơ, đậm đà màu sắc Việt Nam.

*Giá trị:

“Truyện Kiều" thấm nhuần tinh thần nhân đạo cao đẹp và có giá trị tố cáo hiện thực sâu sắc.

“Truyện Kiều" là một công trình nghệ thuật, về ngôn ngữ, về thơ lục bát, về tả cảnh, tả tình, tả người, ... bút pháp nghệ thuật của Nguyễn Du trở thành mẫu mực cổ điển vô song.

Quote Of The Day

“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”

Câu hỏi liên quan
  • Hãy tóm tắt Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
  • Tóm tắt: Truyện Kiều của Nguyễn Du ( bài 2).
  • Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
  • Phân tích đoạn thề nguyền (trích truyện Kiều của Nguyễn Du)
  • Giới thiệu vài nét về thi hào dân tộc Nguyễn Du
  • Phân tích nhân vật Thuý Kiều để làm nổi bật giá trị nhân đạo của Truyện Kiều
  • Cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Vẻ đẹp ngôn từ trong truyện Kiều
  • Tinh thần nhân đạo cao cả là giá trị lớn nhất, sâu sắc nhất của Truyện Kiều.
  • Bình luận hai câu thơ trong Truyện Kiều: Đau đớn...lời chung.
  • Bình giảng hai câu thơ sau đây trích trong Truyện Kiều: Dưới cầu .... thướt tha.
  • Phân tích nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải trích trong Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du.
  • Phân tích nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ Kiều gặp Kim Trọng trích trong Truyện Kiều .
  • Giới thiệu ngắn về nguồn gốc và giá trị của kiệt tác Truyện Kiều của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
  • Giới thiệu một vài nét về thi hào dân tộc Nguyễn Du.
  • Phân tích một số câu thơ trong Truyện Kiều để làm sáng tỏ giá trị nhân đạo của áng thơ kiệt tác này.
  • Bình luận ý thơ sau: Đau đớn thay ... lời chung.
  • Cảm nghĩ của em về nhân vật Từ Hải trong Truyện Kiều.
  • Cảm nghĩ của em về nhân vật Kim Trọng qua đoạn thơ: Kiều gặp Kim Trọng.
  • Nêu cảm nhận của em về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều.
  • Giới thiệu một vài nét về Nguyễn Du, về nguồn gốc và giá trị của Truyện Kiều.
  • Em hãy tóm tắt giá trị nội dung của tác phẩm Truyện Kiều (Nguyễn Du)
  • Em hãy tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du
  • Hãy sử dụng câu sau làm câu chủ đề để viết một đoạn văn hoàn chỉnh (khoảng 10 - 15 câu): Từ thân phận bị đọa đầy khốn cùng, Thúy Kiều đã trở thành vị quan tòa cầm cán cân công lí
  • Cho câu chủ đề: “Văn chương có một sức mạnh tố cáo rất mãnh liệt
  • Một trong những giá trị lớn nhất của Truyện Kiều là tinh thần nhân đạo cao đẹp. Hãy phân tích một số câu thơ Kiều, đoạn thơ Kiều để làm sáng tỏ nhận xét ấy.
  • Phân tích đoạn thơ Kiều gặp Từ Hải ( trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
  • Phân tích nhân vật Từ Hải qua đoạn thơ: Kiều gặp Từ Hải.(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
  • Tóm tắt Truyện Kiều cùa Nguyễn Du. Nêu lên một vài nét tiêu hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật trong Truyện Kiều.
Bài học liên quan
  • Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà
  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két
  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
  • Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
  • Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ
  • Truyện Kiều - Nguyễn Du
  • Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du
  • Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du
  • Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du
  • Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu
  • Đồng chí - Chính Hữu
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
  • Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
  • Bếp lửa - Bằng Việt
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm
  • Ánh trăng - Nguyễn Duy
  • Làng - Kim Lân
  • Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
  • Cố hương - Lỗ Tấn
  • Những đứa trẻ - Mác-xim Go-rơ-ki
  • Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
  • Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan
  • Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Hi-pô-lít Ten
  • Con cò - Chế Lan Viên
  • Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
  • Viếng lăng Bác - Viễn Phương
  • Sang thu - Hữu Thỉnh
  • Nói với con - Y Phương
  • Mây và sóng - Ra-bin-đra-nát Ta-go
  • Bến quê (trích) - Nguyễn Minh Châu
  • Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
  • Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đe-ni-ơn Đi-phô
  • Bố của Xi-mông - Guy-đơ Mô-pa-xăng
  • Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn
  • Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng
  • Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ
  • Hoàng Lê nhất thống chí
  • Chiếc lược ngà
Bạn đang học lớp? Lớp 12Lớp 11Lớp 10Lớp 9Lớp 8Lớp 7Lớp 6Lớp 5Lớp 4Lớp 3Lớp 2Lớp 1

Từ khóa » Một Số Nét Chính Về Nguyễn Du