Giới Thiệu Tác Giả Lê Quý Đôn
Có thể bạn quan tâm
Tiểu sử tác giả Lê Quý Đôn
(1726 – 1784)
Lê Quý Đôn, thuở nhỏ tên là Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường. Quê gốc : làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam, nay là xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông là con trai Tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1724) Lê Phú Thứ (sau đổi làm Trọng Thứ), làm quan đến Thượng thư bộ Hình, tước Hà quận công. Từ nhỏ Lê Quý Đôn đã nổi tiếng thông minh, trí nhớ tốt, người đương thời khen là “thần đồng”. Năm 1743, Lê Quý Đôn đỗ Giải nguyên kỳ thi hương. 1752 đỗ Bảng nhãn (khoa này không lấy Trạng nguyên), cả hai kỳ thì hội và thi đình đều đỗ đầu. Sau khi thi đỗ, ông được bổ chức Hàn lâm viện thị thư, 1757, được thăng Hàn lâm viện thị độc, 1760, được cử làm Phó sứ sứ bộ triều Lê sang nhà Thanh báo tang Lê Ý Tông và triều cống. Trong chuyến đi này, ông gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên . và nhiều học giả Trung Quốc, được họ khen ngợi tài thơ văn và học vấn. Khi về triều, được thăng Hàn lâm viện thừa chỉ, rồi Học sĩ ở Bí thư các, được tặng tước Dĩnh Thành bá. 1765, ông được cử đi Tham chính Hải Dương, nhưng Lê Quý Đôn dâng sớ xin nghỉ quan về đóng cửa viết sách. Sử sách cũ đều coi sự kiện này thể hiện phản ứng của Lê Quý Đôn về cách sử dụng tài năng tùy tiện của phủ chúa. 1767, Trịnh Sâm lên nối ngôi chúa, Lê Quý Đôn lại được khôi phục chức cũ, sau đó giao chức Tư nghiệp Quốc tử giám. 1769, ông làm Tham tán quân vụ trong đội quân của Đốc lĩnh Nguyễn Phan đi đánh Lê Duy Mật. 1770,ông được thăng Phó đô ngự sử, Hữu thị lang bộ Hộ. 1771, ông thăng Tả thị lang Bộ Công quyền Đô ngự sử. 1773, ông được làm Bồi tụng. 1775, ông được giao cùng Nguyễn Hoàn, Vũ Miễn điều hành việc biên soạn quốc sử do nhóm Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du… viết. 1776, ông làm Hiệp trấn Tham tán quân cơ xứ Thuận Hóa, sáu tháng sau lại triệu về kinh giữ chức Thị lang bộ Hộ hàm Đô ngự SỬ. 1778, ông đổi sang Ban võ giữ chức Tả hiệu điểm quyền Phủ sự, tước Nghĩa Phái hầu. Mùa đông 1783, ông làm Hiệp trấn Nghệ An đến năm 1784 thì mất. Sau khi mất, Lê Quý Đôn được cho truy hồi chức Đô ngự sử, tặng hàm Thượng thư bộ Công. Năm 1787, Chiêu Thống lên ngôi lại gia tặng tước Dĩnh quận công.
Tác phẩm của tác giả Lê Quý Đôn
Con đường làm quan của Lê Quý Đôn tương đối thuận lợi. Mặc dù có vài sự kiện cho thấy sự vấp vấp của ông trong quan hệ với phủ chúa, như : việc tự ý xin nghỉ quan (1765), việc gian lận của con trai trong thi cử khiến Lê Quý Đôn bị đàn hặc nhưng Trịnh Sâm cho “miễn nghị” (1775), lời tố cáo ông sách nhiễu của Thổ tù mỏ đồng Tụ Long Hoàng Văn Đồng (1779), và lời diềm pha của đồng liêu (1782, dưới thời Trịnh Khải) khiến Lê Quý Đôn bị giáng chức, song nhìn chung các chúa Trịnh vẫn trọng dụng ông. Hai cha con đồng triều là một sự kiện hiếm có dưới thời đại phong kiến, đồng thời điều đó cũng chứng tỏ truyền thống học vấn của họ Lê ở Diên Hà. , Tuy vậy, nói về đóng góp của Lê Quý Đôn không thể chỉ dừng lại ở công việc chính sự mà quan trọng hơn phải tính đến sự nghiệp trước tác. Lê Quý Đôn có một khối lượng tác phẩm đồ sộ, nội dung phong phú, đa dạng. Bằng cách nhìn và phương pháp của nhà khảo cứu, Lê Quý Đôn đã để lại nhiều bộ sách có giá trị khoa học cao về các lĩnh vực : sử học, văn hóa, văn học, triết học và các khoa học khác, tạm quy thành hai nhóm như sau :
- Về kinh sử Trung Quốc : có Quản thư khảo biện hoàn thành khoảng năm 1757, khảo cứu, bình luận các nhân vật và sự kiện trong sử sách Trung Quốc từ thời Hạ, Thương, Chu đến thời Tống. Thánh mô hiền phạm lục, trích lục những câu danh ngôn trong kinh sử, truyện Trung Quốc xung quanh chủ đề tu thân và xử thế, hoàn thành trước 1760. Hai cuốn sách này khi đi sứ nhà Thanh, Lê Quý Đôn mang theo, đã được Hồng Khải Hy – Chánh sứ Triều Tiên, Chu Bội Liên – Đề đốc Học chính Quảng Tây, Tân Triều Vu – Lễ bộ Viên ngoại lang triểu Thanh đề tựa. Ấm chất văn chú, chú thích, đính chính, tu chính sách Ấm chất văn được nhiều người quan tâm. Thẩm Đức Tiềm, Đan Quế Tịnh (người Trung Quốc) để Tựa năm 1761, Bùi Huy Bích viết lời Bạt năm 1781, Lê Phú Thứ viết lời Hậu tự năm 1782 và đến năm 1839 các con trai Lê Quý Đôn cùng học trò đã đính chính và khắc in. Thư kinh diễn nghĩa (Diễn giảng Kinh thư), soạn năm 1772, Dịch phu tùng thuyết gồm hai phần : giảng chú của Lê Quý Đôn và tập hợp lời chú giảng của các học giả đời trước.
- Về Việt Nam có các sách : Đại Việt thông sử, lời Tựa viết năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), là bộ sử lớn thời Lê sơ, viết theo thể kỷ truyện. Theo lời Tựa của chính tác giả và Phan Huy Chú, sách gồm ba phần : Bđn kỷ, bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi (kỷ Lê Thái Tổ) đến Lê Cung Hoàng (1522 – 1527), hiện chỉ còn kỷ Lê Thái Tổ ; Chí gồm 15 mục, ghi chép các sự kiện về thiên văn, địa lý, lễ nghi, bàn giao, binh chế, nhạc…, hiện chỉ còn Văn tịch chí ; Liệt truyện các hậu phi, đế hệ, công thần, liệt nữ… cả nghịch thần, gian tặc, hiện chỉ còn truyện các hậu phi xà chư thần, nhưng cũng thiếu. So với con số 30 quyển Phan Huy Chú đã ghi, thì văn bản Đại Việt thông sử hiện còn mất mát khá nhiều. Với bộ sách này, Lê Quý Đôn là người Việt Nam đầu tiên viết sử theo lối kỷ truyện. Đặc điểm của thể loại cho phép Lê Quý Đôn trình bày lịch sử một cách hệ thống và toàn cảnh. Các sự kiện, vấn đề được sắp xếp theo loại, điều ; chân dung các nhân vật làm nên lịch sử một thời được khắc họa tương đối khách quan, toàn diện… Nhờ vậy Đại Việt thông sử chứa đựng được những tư liệu mà các bộ sử khác không có, giúp ích rất nhiều cho các nhà làm sử đời sau.
Tuy nhiên, Lê Quý Đôn chú ý nhiều hơn đến lịch sử văn hóa nước nhà. Ông ý thức rằng Việt Nam là nước có nền văn hiến lâu đời, rực rỡ không thua kém các nước khác. Và để khẳng định điều đó, một mặt ông cố gắng tìm kiếm thu thập, giữ gìn những gì còn sót lại của cổ nhân, mặt khác phân tích, khảo cứu để làm sáng tỏ giá trị của chúng khi so sánh chúng với các nền văn minh khác. Những điều đó thể hiện ở các công trình sau : Toàn Việt thi lục (A. 1262 ; A. 132), sưu tập thơ chữ Hán Việt Nam từ thời Lý đến Lê sơ, khoảng trên 2.000 bài của 175 tác giả và 2l bài khuyết danh. Sách hoàn thành trong năm 1768. Theo Phan Huy Chú, bộ sách gồm 20 quyển, nhưng hai văn bản hiện còn, số quyển đều không khớp với ghi chép của Phan Huy Chú. Bản A. 1.262 cổ hơn, có thể gần gũi với bản gốc, nhưng cũng không đầy đủ. Toàn Việt thị lực là bộ sưu tập lớn có phương pháp khoa học, đáng tin cậy nhất về thơ chữ Hán Việt Nam trên năm TK đầu thời kỳ tự chủ. Cùng loại với bộ sách này, Lê Quý Đôn còn có Hoàng Việt văn hái nhưng đã mất.
Vân Đài loại ngữ, một tập bút ký ghi chép những điều Lê Quý Đôn thu hoạch, suy nghĩ khi đọc sách, khi quan sát thực tiễn trong và ngoài nước. Sách có 9 chương : Lý khí (54 điều), Hình tượng (38 điều), Khu vũ (93 điều), Vựng điển (120 điều), Văn nghệ (48 điều), Ân tự (111 điều), Thư rịch (107 điều), Sĩ quy (76 điều), Phẩm vật (320 điều). Lời đề Tựa sách tác giả viết năm 1773. Cùng một bút pháp với Vân Đài loại ngữ là Kiến văn tiểu lục (A.32). Cuốn này Lê Quý Đôn thu nhặt tất cả những thể nghiệm, những tri thức còn sót lại chưa đưa vào sách nào kể từ chuyến đi sứ năm 1760 đến mùa đông 1778. Kiến văn (tiểu lục như có ý nghĩa bổ sung, hoàn chỉnh cho những luận điểm, suy nghĩ của Lê Quý Đôn ở Vân Đài loại ngữ. Sách gồm 12 quyển, chia làm 9 mục : Châm cảnh, Thể lệ thượng, Thệ lệ hạ, Thiên chương, Tài phẩm, Phong vực thượng, Phong vực trung, Phong vực hạ và Phương thuật.
Đọc thêm Giới thiệu nhà văn Võ Huy TâmThông qua các trí thức và kiến giải trình bày trong hai tác phẩm này, Lê Quý Đôn xứng đáng với các danh hiệu : nhà triết học, nhà chính trị học, nhà kinh tế học, địa lý học, nông học, sử học, lý luận văn học, khoa học… Ở hai tác phẩm này, Lê Quý Đôn đã phát biểu quan niệm mới mẻ và sâu sắc của ông về văn học, chẳng hạn như : nội dung và hình thức của văn học phải thống nhất, nội dung là quyết định, văn thơ phải phản ánh hiện thực, hình thức văn nghệ cốt bình dị…, đồng thời cũng phát biểu những đánh giá riêng của ông về nhiều vấn đề chính trị, xã hội. Đặc biệt, ông tỏ ra đã sớm tiếp xúc với những trí thức tiên tiến của nhân loại đương thời. Có lẽ ông là người Việt Nam đầu tiên chấp nhận lý thuyết quả đất tròn và biết đến bốn đại châu Á, Âu, Phi, Mỹ trên thế giới, là người muốn lý giải nguồn gốc và quy luật vận động của vũ trụ một cách khoa học. Thuyết lý khí và mối quan hệ giữa chúng của Lê Quý Đôn có nhiều điểm độc đáo và có yếu tố duy vật.
– Phủ biên tạp lục. Gồm 6 quyển ghi chép về địa lý, lịch sử Thuận Hóa và Quảng Nam, bao gồm từ việc mở mang hai xứ đến quang cảnh núi sông, đơn vị hành chính, thuế khóa, phong tục, thổ sản, nhân tài, một số danh sĩ và tác phẩm của họ ở Nam Hà. Sách hoàn thành năm 1776, trong dịp ông được đi trấn thủ đất Thuận Hóa.
Đọc thêm Giới thiệu nhà thơ Thâm Tâm– Bắc sử thông lục: cũng như Phủ biên tạp lục là cuốn bút ký, ghi chép mọi sự việc, mọi điều mắt thấy tai nghe, những suy ngắm, nhận xét trong suốt cuộc hành trình đi sứ nhà Thanh 1760 – 1763. Việc ghi chép được thực hiện ngay trong chuyến đi, sau đó tác giả xem lại và viết lời Tự năm 1769. Tác phẩm giàu chất ký văn học và lưu giữ được nhiều tư liệu quý.
Về sáng tác, Lê Quý Đôn có kai tập – Quế Đường văn tập (đã mất ?) và Quế Đường thi tập, hiện còn lưu giữ ở hai văn bản : Quế Đường thi tập và Quế Đường thi vựng tuyển toàn tập, số tác phẩm giữa hai văn bản chênh lệch nhau đến trên 50 bài. Văn bản sau ghi rõ “Phan Lâm Khanh (tức Phan Huy Chú) và Nguyễn Thang Kiến (?) tập chú”. Quế Đường thi tập gồm trên s00 bài XS thơ, chia làm 2 quyền, theo chủ đề tặng đáp và đẻ vịnh. Tuy vậy, có phần đây chưa phải toàn bộ thơ Lê Quý Đôn, vì phần lớn số bài trong tập được làm trong cuộc đi sứ nhà Thanh. Khác với sự uyên bác trong khảo cứu, thơ Lê Quý Đôn bình dị, khỏe khoắn, để cập nhiều đến mọi mặt của cuộc sống lao động bình thường, thể hiện tình bạn, tình người đằm thắm và khắc họa những bức tranh thiên nhiên tươi tấn, giàu sức sống…
Lê Quý Đôn là một nhà bác học, một nhà bách khoa của Việt Nam. TK XVII. Đánh giá vẻ ông, Phan Huy Chú viết : “Ông có tư chất khác đời, thông minh hơn người… Bình sinh làm sách rất nhiều. Bàn về kinh sử thì sâu sắc, rộng rãi mà nói vẻ điển cố thì đầy đủ rõ ràng. Cái sở trường của ông vượt hơn cả, nổi tiếng Ở đời”. Đó chính là lý do để Bùi Huy Bích viết : “Thông minh nhất đời, đọc rộng các sách, soạn ra văn chương đủ để dạy đời và lưu truyền về sau, nước ta trong vài trăm năm này mới có một người như thầy”.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác
Không có bài viết liên quan.
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Lê Quý đôn
-
Lê Quý Đôn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiểu Sử Nhà Bác Học Lê Quý Đôn
-
Nhà Bác Học Lê Quý Ðôn (1726 -1784) - Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia
-
Lê Quý Đôn - Nhà Bác Học Mọi Thời đại
-
SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁC HỌC LÊ ...
-
Lê Quý Đôn(1726 - 1784) - Nhân Vật Lịch Sử.
-
Lê Quý Đôn – Cuộc đời Và Sự Nghiệp – Rắn đầu Biếng Học
-
Lê Quý đôn, Nhà Bác Học Lỗi Lạc Của Việt Nam - .vn
-
Tiểu Sử LÊ QUÝ ĐÔN - Thầy Của Các Nhà Bác Học Trong Lịch Sử ...
-
Lê Quý Đôn Là Ai? Tiểu Sử Lê Quý Đôn - Wiki Hỏi Đáp
-
Sơ Lược Về Tiểu Sử Và Sự Nghiệp Nhà Bác Học Lê Quý đôn
-
Lê Quý Đôn - Người Kể Sử
-
Tìm Hiểu Về Tư Tưởng, Lý Luận Chính Trị Của Lê Quý Đôn
-
[PDF] Lê Quý đôn – Nhà Bác Học Việt Nam Thế Kỉ Xviii