Giới Thiệu Thành Phố Bảo Lộc - Cái "hồn" Xinh đẹp Của Tây Nguyên

Bảo Lộc là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng. Có địa phận nằm sát Đà Lạt sương mù mộng mơ. Song vì có khí hậu ôn đới, thời tiết lại mát mẻ dễ chịu. Nên Bảo Lộc cũng là một trong những điểm đến lý tưởng. Được nhiều du khách lựa chọn.

Bảo Lộc

Bảo Lộc

Hãy cùng Du-lich-da-lat Com tìm hiểu về những đặc sắc riêng của thành phố quanh năm sương phủ này nhé!

Danh mục bài viết

Toggle
  • Khái quát về thành phố Bảo Lộc
  • Lịch sử
  • Vị trí địa lý – xã hội
  • Giao thông Bảo Lộc
  • Địa hình
  • Khí hậu Bảo Lộc
  • Văn hóa – du lịch
    • Khu du lịch Thác Dambri
    • Thác bảy tầng
    • Đồi trà
    • Suối Đá Bàn
    • Hồ Nam Phương
  • Lễ hội
  • Ẩm thực
    • Trà Bảo Lộc
    • Phở khô Bảo Lộc
    • Bánh bèo Bảo Lộc
    • Xắp xắp
    • Cơm niêu

Khái quát về thành phố Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc thật ra từng mang cái tên B’Lao. Theo tiếng của người dân tộc Cơ Ho. Có nghĩa là vương quốc của cây chè.

Nếu nói về tỉnh lỵ có đôi chút đặc biệt như sau. Ngày trước, Bảo Lộc là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng. Song hiện nay thành phố Lâm Đồng đã trở thành tỉnh lỵ của thành phố Đà Lạt.

Khái quát về thành phố Bảo Lộc

Khái quát về thành phố Bảo Lộc

>>> Xem thêm về huyện Đức Trọng; Du lịch Đức Trọng

Lịch sử

Ngày trước, các huyện Bảo Lâm, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đạ Huoai. Và một phần tỉnh Đồng Nai bây giờ đều thuộc vào vùng đất mang tên Bảo Lộc.

Gắn liền với sự có mặt của thực dân Pháp. Tỉnh Đồng Nai Thượng được thực dân Pháp thành lập. Nhằm nối liền vùng đất này với Bình Thuận. Đến năm 1905 thì tỉnh Đồng Nai Thượng được sáp nhập với Bình Thuận.

Lịch sử Thành phố Bảo Lộc

Lịch sử Thành phố Bảo Lộc

Năm 1920, tỉnh Đồng Nai Thượng được tái lập. Bao gồm 3 quận B’Lao (Bảo Lộc), Djiring (Di Linh) và Dran – Fyan (Đơn Dương). Với diện tích bao trùm cả cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc. Và một phần của cao nguyên Lâm Viên.

Năm 1958, tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tách quận Dran. Sau đó sáp nhập vào tỉnh Lâm Viên. Đặt thành tỉnh Tuyên Đức. Lâm Đồng lúc này còn hai quận. Là B’Lao và Djiring. Tức toàn bộ vùng đất nằm trên cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc. Ngày 30 tháng 11 năm 1958, B’Lao được đổi tên thành Bảo Lộc. Và được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng. Và công việc kiến thiết mở mang đô thị mới cũng bắt đầu phát triển mạnh từ thời gian này.

Một ngôi trường tại Thành phố Bảo Lộc xưa

Một ngôi trường tại Thành phố Bảo Lộc xưa

Trải qua nhiều lần điều chỉnh về hành chính. Thì mãi đến ngày 8 tháng 4 năm 2010. Chính phủ ra Nghị quyết 19/NQ-CP nâng cấp thị xã Bảo Lộc thành thành phố Bảo Lộc.

Vị trí địa lý – xã hội

Thành phố Bảo Lộc là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng. Cụ thể nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lâm Đồng. Thành phố Bảo Lộc có vị trí tiếp giáp như sau:

  • Phía Tây Nam: Giáp huyện Đạ Huoai
  • Phía còn lại: Giáp huyện Bảo Lâm
Vị trí địa lý – xã hội

Vị trí địa lý – xã hội

Về diện tích, thành phố Bảo Lộc có diện tích khiêm tốn. Khoảng 235,3 km2. Chỉ chiếm 2,38% trên tổng diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng. Dù diện tích không lớn. Nhưng thành phố Bảo Lộc có tỉ lệ dân số cao. Tổng cộng 170.920 người. Trong đó mật độ dân số đông. Ước tính khoảng 727 người/km2.

Tại thành phố Bảo Lộc được xem là nơi cư trú của nhiều dân tộc. Ví dụ như: Mạ, Kinh, Hoa, K’ho, Xtiêng, Nùng, Tày, Mnông,…

Giao thông Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc nằm trên Quốc Lộ 20.

  • Cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 193 km đường bộ. Theo hướng Tây Nam nếu tính từ trung tâm thành phố.
  • Cách trung tâm TP. Đà Lạt 110 km theo Quốc lộ 20 theo hướng Bắc.
  • Cách thành phố Phan Thiết 121 km theo Quốc lộ 55.
  • Cách thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai 121 km theo Quốc lộ 20.
Giao thông Bảo Lộc

Giao thông Bảo Lộc

>>> Xem thêm Huyện Lâm Hà, Lâm Đồng: Vùng đất trù phú, thơ mộng

Địa hình

Vì là một thành phố thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Do đó thành phố này cũng mang những nét riêng. Đó là nét đặc trưng của những loại địa hình thường thấy ở vùng này. Bao gồm 3 dạng địa hình sau đây:

Đồi dốc: Là các ngọn đồi hay các dải đồi. Có phần đỉnh tương đối bằng phẳng. Được tạo thành bởi các khối bazan bị chia cắt. Các đồi dốc thường có độ cao lớn. Dao động từ 800 đến 850m. Chính vì thế kéo theo đặc điểm là sườn đồi ở đây có độ dốc tương đối lớn. Đây chính là nguyên nhân của hiện tượng xói mòn. Nhưng cũng vì những đặc điểm này đã cung cấp những điều kiện thuận lợi. Cụ thể là cho việc canh tác các loại cây lâu năm. Ví dụ như chè, cà phê, dâu,…

Địa hình

Địa hình

Núi cao: Khu vực phía Tây Nam là khu vực tập trung nhiều núi cao. Với diện tích khoảng 2,500ha. Chiếm 11% so với tổng diện tích núi cao của toàn thành phố. Các ngọn núi ở đây thường có độ cao từ 800 cho đến 1000m. Nếu được tính từ mặt nước biển. Do đó các núi cao thường có độ dốc lớn.

Hoàng hôn ở thành phố Bảo Lộc

Hoàng hôn ở thành phố Bảo Lộc

Thung lũng: Thung lũng ở đây có những khu vực đất khá bằng phẳng. Do đó được xem là có điều kiện thuận lợi. Để phát triển trồng cây lâu năm như cà phê, chè và các loại cây ngắn ngày. Thung lũng tại đây chiếm 9,2% trên tổng diện tích thung lũng của toàn thành phố. Và đồng thời ở xã Lộc Châu và Đại Lao được xem là hai xã có nhiều thung lũng nhất thành phố Bảo Lộc.

Địa hình Bảo Lộc

Địa hình Bảo Lộc

Khí hậu Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc là một thành phố thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa. Song bên cạnh đó thành phố này vẫn có những nét độc đáo khác biệt. Mà nguyên nhân lí giải cho sự khác biệt này như sau. Xuất phát từ việc thành phố có địa hình cao trên 800m. Và những tác động do chính loại địa hình này gây nên. Có thể điểm qua một số đặc trưng về khí hậu ở đây như sau:

Khí hậu Bảo Lộc

Khí hậu Bảo Lộc

Về nhiệt độ, nhiệt độ trung bình năm là 21 – 22 độ C, trong đó:

  • Nhiệt độ cao nhất trong năm: 27,4 độ C
  • Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 16,6 độ C

Gồm có hai mùa:

  • Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 11. Mưa nhiều và tập trung vào tầm tháng 6 đến tháng 9.
  • Mùa khô: Tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Về lượng mưa, trung bình lượng mưa hàng năm là 2,830mm. Số ngày mưa trung bình cả năm là 190 ngày.
Khí hậu Bảo Lộc thế nào

Khí hậu Bảo Lộc thế nào

Về số giờ nắng, thì trung bình một năm 1.680 giờ. Trong đó bình quân nắng 4,6 giờ/ngày. Cụ thể:

  • Tháng mùa mưa: 2-3 giờ/ngày
  • Tháng mùa khô: Nắng nhiều, từ 6-7 giờ/ngày.
Thời tiết tự nhiên

Thời tiết tự nhiên

Về độ ẩm thì thành phố Bảo Lộc có độ ẩm trung bình hàng năm khá cao. Từ 80 – 90%.

Về hướng gió bao gồm hai hướng gió chủ đạo chính sau:

  • Từ tháng 1 đến tháng 4: Gió Đông Bắc
  • Từ tháng 6 đến tháng 9: Gió Tây Nam.
Mùa khô Bảo Lộc tuy ngắn nhưng khắc nghiệt, có thể nhiều tháng không mưa

Mùa khô Bảo Lộc tuy ngắn nhưng khắc nghiệt, có thể nhiều tháng không mưa

Về hiện tượng thời tiết tự nhiên thì thành phố có nhiều ngày có sương mù. Hay nhiều trận mưa to. Do những đặc điểm về khí hậu như nắng trung bình. Hay độ ẩm không khí cao sẽ tạo nên những nét đặc trưng kể trên.

Văn hóa – du lịch

Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thời tiết. Cộng thêm vào đó là những đặc điểm về địa hình, vị trí địa lý. Điều này khiến cho thành phố Bảo Lộc có khá nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Như thác, hồ, suối,… Thích hợp cho những ai ưa du lịch miền núi.

Văn hóa – du lịch

Văn hóa – du lịch

Sau đây là một số địa điểm du lịch mà các bạn nên ghé qua. Nếu có dịp đến Bảo Lộc thăm thú:

>>>GỢI Ý: Giới thiệu khái quát về huyện Di Linh – Du lịch, khí hậu, tự nhiên

Khu du lịch Thác Dambri

  • Địa chỉ: Thôn 14 Lý Thái Tổ, Đam Bri, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • Giờ mở cửa: 06:00–17:30
  • Mức giá:  200.000 VNĐ đối với người lớn và 100.000 VNĐ đối với trẻ em
  • Số điện thoại: 02633751517
  • Đánh giá: 4,5/5
  • Fanpage: http://dambri.com.vn/
  • Cách trung tâm thành phố Đà Lạt: 114km

Đi về hướng Tây 18 km tính từ trung tâm thành phố Bảo Lộc. Đây chính là nơi mà thác Dambri tọa lạc. Thác Dambri được xem là một trong những thác nước hùng vĩ nhất ở Tây Nguyên. Với độ cao 57m.

Khu du lịch Thác Dambri

Khu du lịch Thác Dambri

Khu du lịch thác Dambri là một quần thể du lịch rộng lớn. Bao gồm các cánh rừng nguyên sinh. Rộng đến hàng nghìn hecta. Ngoài ra còn có thêm thác, hồ. Các khu vui chơi được xây dựng,… Để phục vụ cho nhu cầu du lịch của du khách khi tới đây.

Một điểm nổi bật là vào năm 2010. Thì tại khu du lịch Thác Dambri đã chính thức ra mắt máng trượt dài nhất Đông Nam Á.

Ảnh chụp tại Khu du lịch Thác Dambri

Ảnh chụp tại Khu du lịch Thác Dambri

Thác bảy tầng

Thác bảy tầng hay còn được gọi với cái tên Thác Tà Ngáo. Được xem là một trong những thác nước đẹp tại Lâm Đồng. Thác bảy tầng nằm cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 25 km theo QL55. Nhìn chung để đến được thác bảy tầng để du lịch có lẽ sẽ có hơi chút khó khăn. Nhất là đối với những khách du lịch đến từng những nơi khác. Do bạn sẽ phải đi bộ vượt qua một km đường rừng. Mới có thể đến được Thác bảy tầng.

Thác bảy tầng

Thác bảy tầng

Bao quanh Thác bảy tầng là những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ bạt ngàn. Có tiếng chim hót líu lo. Có tiếng nước chảy rào rào. Nhiều du khách lựa chọn Thác bảy tầng để picnic. Và trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ. Cũng có nhiều du khách đến đây để trải nghiệm việc leo thác, trượt thác.

Thác bảy tầng Tà Ngáo

Thác bảy tầng Tà Ngáo

Đồi trà

  • Địa chỉ: Lộc Tân, Bảo Lâm, Lâm Đồng, Việt Nam
  • Giờ mở cửa: 07:30–18:30
  • Số điện thoại: 02633 981 968
  • Đánh giá: 4,3/5
  • Cách trung tâm thành phố Đà Lạt: 112km

Như đã nói ở trên. Về nguồn gốc cái tên cũ của thành phố Bảo Lộc là B’Lao. Có nghĩa là vương quốc của cây chè. Theo tiếng người dân tộc Cơ Ho. Chính vì thế các đồi trà chắc chắn là một nét đặc trưng không thể thiếu của thành phố Bảo Lộc.

Đồi trà

Đồi trà

Nhiều du khách đến đây để tự mình trải nghiệm. Khám phá sắc xanh man mát của những đồi trà trải dài trên sườn núi. Điểm xuyến trên đó là những bông hoa trà trắng lấp ló.

Một trong những đồi chè lớn tại Bảo Lộc mà bạn nên ghé thăm: Đồi chè Tâm Châu

Cảnh đẹp đồi chè Tam Châu, Bảo Lộc

Cảnh đẹp đồi chè Tam Châu, Bảo Lộc

Suối Đá Bàn

  • Địa chỉ: Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng
  • Giờ mở cửa: cả ngày
  • Mức giá: miễn phí
  • Đánh giá: 3,8/5:
  • Cách trung tâm thành phố Đà Lạt: 114km

Nằm cách trung tâm thành phố vài km. Suối Đá Bàn là một địa điểm mang vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ. Đồng thời giản dị đến lạ thường. Nhìn chung thì suối Đá Bàn hiện nay vẫn còn là một địa điểm du lịch ít người biết đến ở Bảo Lộc. Song những thứ mà tạo hóa ban cho nơi đây. Thì không phải nơi nào cũng có.

Suối Đá Bàn

Suối Đá Bàn

Đến đây thăm thú bạn sẽ được trải nghiệm với những tảng đá vuông vắn. Chúng được đặt cạnh nhau như những cái bản. Xung quanh là làn nước suối rì rào. Trong vắt chảy len qua. Tạo nên những bọt nước trắng xóa.

Hồ Nam Phương

  • Địa chỉ: Tp. Bảo Lộc, Lâm Đồng, Việt Nam
  • Giờ mở cửa: cả ngày
  • Mức giá: miễn phí
  • Đánh giá: 3,9/5
  • Cách trung tâm thành phố Đà Lạt: 104km

Cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 2km về phía Bắc. Hồ Nam Phương được xem là một hồ nước rộng tại thành phố Bảo Lộc. Với diện tích 100 ha. Được chia thành Hồ Nam Phương 1. Và Hồ Nam Phương 2. Bởi một con đập dài 150m. Hồ Nam Phương mang nét đẹp yên tĩnh, bình yên. Có chút hoang sơ và thơ mộng. Với những áng mây trôi nhè nhẹ. Phía xa là những ngọn núi, đồ chè. Rất thích hợp cho những du khách muốn trải nghiệm sự yên bình, dễ chịu.

Hồ Nam Phương

Hồ Nam Phương

Lễ hội

Gắn liền với nét đặc trưng trồng trà. Thì ở thành phố Bảo Lộc có một lễ hội. Gọi là lễ hội văn hóa Trà Lâm Đồng. Được tổ chức định kỳ hai năm một lần. Mục đích nhằm tôn vinh nghề trồng trà. Và chế biến trà.

Ngoài những danh lam thắng cảnh nêu trên. Bảo Lộc còn có rất nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Mà bạn nên ghé thăm. Như Chùa Phước Huệ, Nhà thờ Bảo Lộc, Tu viện Bát Nhã, Chùa Linh Quy Pháp Ẩn,…

LỄ HỘI VĂN HÓA TRÀ BẢO LỘC

LỄ HỘI VĂN HÓA TRÀ

Ẩm thực

Trà Bảo Lộc

Trà Bảo Lộc từ xưa đã được xem là ngon. Và có tiếng trên cả nước. Trà được tẩm ướp với đa dạng loại hương. Có thể kể đến như hoa, thuốc bắc, sâm, dứa, cam thảo, tiểu hồi, quế chi, đại hồi,…

Trà Bảo Lộc

Trà Bảo Lộc

Phở khô Bảo Lộc

Mặc dù tên gọi là phở khô. Nhưng khi nhìn tận mắt mới thấy sợi phở khô này khá lạ. Mang chút giống với sợ hủ tiếu dai. Phở khô được ăn kèm với thịt bò (tái, nạm, gầu, gân,…). Để cho ngon và đậm vị hơn thì khi dùng. Người ta sẽ chan vào đó một bát xì dầu. Được pha chế có vị hơi ngọt, béo. Ăn kèm với đó là sự có mặt không thể thiếu của rau xanh, ớt, hành lá. Với tên gọi là phở khô. Nhưng vẫn có sự đi kèm của một bát nước lèo để thưởng thức.

Phở khô Bảo Lộc

Phở khô

Bánh bèo Bảo Lộc

Bánh bèo thì không chỉ ở Bảo Lộc mới có. Song bánh bèo Bảo Lộc lại trứ danh. Vì những vị ngon rất lạ rất đặc biệt. Mà chỉ khi đến thử bạn mới có thể cảm nhận được hết hương vị của nó. Bánh bèo Bảo Lộc được ăn kèm với các nguyên liệu quen thuộc. Như phồng tôm, da heo chiên giòn, cháy tôm,…

Bánh bèo Bảo Lộc

Bánh bèo

Xắp xắp

Đã bao giờ bạn nghe đến cái tên “Xắp xắp” này chưa? Mặc dù nghe có vẻ lạ. Nhưng đây lại là tên gọi của một món gỏi. Nó có thành phần chính là đu đủ và gan bò. Tổng thể cực kỳ độc đáo.

Xắp xắp

Xắp xắp

Cơm niêu

Cơm niêu là một món ăn dân dã. Từ lâu đã không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Thưởng thức món cơm được nấu trong những chiếc niêu đất. Nó như đưa chúng ta quay trở lại một thời xưa cũ. Ăn kèm với cơm niêu thường có các món mặn, món chấm quen thuộc.

Cơm niêu

Cơm niêu

Trên đây là những thông tin về thành phố Bảo Lộc mà Du-lich-da-lat Com mang tới. Với hi vọng sẽ cung cấp cho độc giả một cách nhìn tổng quan về thành phố. Cho những ai có ý định lựa chọn nơi đây làm địa điểm du lịch cho bản thân.

Nếu có cơ hội hãy đến với thành phố Bảo Lộc. Để trải nghiệm tất tần tật về cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ. Những địa điểm lý thú. Hay những món ăn ngon. Và đừng quên giới thiệu cho bạn bè, người quen của mình nữa nhé!

5/5 - (1 bình chọn) du-lich-da-lat.com Tháng sáu 1, 2024

Đánh giá bài viết này

Từ khóa » Su Xì Po Bảo Lộc