Giới Thiệu Thư Viện Số
Có thể bạn quan tâm
9. Bài trích tạp chí: Gồm 1030 bài trích của 8 đầu tạp chí chuyên sâu về nhà nước, luật, tư pháp gồm tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Luật học, Nhà nước pháp luật, Tổ chức Nhà nước, Quản lý Nhà nước, Khoa học pháp lý, Kiểm sát, Tòa án nhân dân, Nghiên cứu Quốc tế cung cấp độc giả nguồn tài liệu tham khảo chuyên sâu về ngành cũng như kinh nghiệm thực tiễn của nước ngoài về lĩnh vực ngành.
10. Tài liệu từ các tổ chức nước ngoài: Đây là những tài liệu tham khảo được Thư viện Quốc hội sưu tầm từ các trang thông tin điện tử của các tổ chức quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Liên minh nghị viện thế giới (IPU), Quỹ Châu Á, Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Ngân hàng thế giới (WB)…
11. Luận văn, luận án: Gồm các luận văn, luận án được sưu tầm từ nhiều nguồn lưu trữ khác nhau.
12. CSDL trực tuyến ProQuest: http://www.search.proquest.com ProQuest là một cơ sở dữ liệu điện tử do nhà xuất bản ProQuest xây dựng với gần 30.000 luận văn toàn văn, hơn 44.000 hồ sơ doanh nghiệp (Hoover’s Company Records), hơn 3.000 báo cáo công nghiệp (Snapshots Series), hơn 11.250 tạp chí (8.400 tạp chí toàn văn, 479 báo toàn văn); hơn 60 nguồn học liệu tham khảo gồm Brookings Paper, OEF, Career Guide, Occupational Outlook Handbook với chủ đề chính gồm 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau; ProQuest được hỗ trợ nhiều thứ tiếng khác nhau: Anh. Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật… chưa hỗ trợ tiếng Việt.
13. Cơ sở dữ liệu số hóa của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF: (Quyền truy cập đến trong 3 năm từ tháng 11/2014 đến tháng 11/2017). Đây là nguồn tài liệu điện tử mới với toàn bộ danh mục hơn 12.000 ấn phẩm điện tử dưới nhiều định dạng số cùng các cơ sở dữ liệu thống kê quan trọng của IMF dành các cơ quan học thuật, không lợi nhuận thuộc chính phủ của các nước đang phát triển để phục vụ cho công tác nghiên cứu.
14. Cơ sở dữ liệu Trung tâm thông tin dự báo Khoa học xã hội- Bộ Kế hoạch đầu tư: Là cơ sở dữ liệu Tư liệu toàn văn do Trung tâm xây dựng tập trung vào 18 chủ đề liên quan đến quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam gồm các bài nghiên cứu cả trong và ngoài nước; tài liệu chuyên khảo, ấn phẩm thông tin; kết quả các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế và quản lý kinh tế; thông tin tư liệu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
15. Cơ sở dữ liệu tài liệu nội sinh của Đại học Quốc gia Hà Nội: Cơ sở dữ liệu này bao gồm các luận văn, luận án, kết quả nghiên cứu khoa học; kỷ yếu hội nghị khoa học; chế bản in các giáo trình của Đại học Quốc gia Hà Nội
16. Cơ sở dữ liệu tài liệu khoa học công nghệ Việt Nam (STD) của Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Bộ khoa học, công nghệ.
17. Cơ sở dữ liệu danh mục tài liệu nghiên cứu của Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia, Bộ khoa học, công nghệ.
18. Bộ sưu tập đĩa CD: Gồm các bộ sưu tập đĩa CD do Thư viện Quốc hội sưu tầm từ các nguồn trao đổi, tặng biếu gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có một bộ đĩa về Đảng cộng sản Việt Nam, bộ đĩa về Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Từ khóa » Thư Viện Số Là Gì
-
Thư Viện Số – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thư Viện Số Và Vấn đề Xây Dựng Thư Viện Số ở Việt Nam
-
[PDF] Xây Dựng Thư Viện Số Và Một Số Thách Thức Trong Lưu Trữ - VNU
-
Định Nghĩa Và đặc điểm Thư Viện Số
-
Thư Viện Và Thư Viện Số
-
Thư Viện Số Là Gì?
-
Thư Viện Số Là Gì? Phần Mềm Dịch Vụ Thư Viện Số Tốt Nhất Hiện Nay
-
Thư Viện Số Và Vấn đề Bản Quyền Trong Thư Viện Số ở ... - Trang Chủ
-
2 Khái Niệm Về Tài Liệu Số Và Thư Viện Số - 123doc
-
| Phần Mềm “Thư Viện Số” - Xu Hướng Của Thư Viện Tương Lai
-
Thư Viện Số Và Vấn đề Bản Quyền ... - Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
-
Giải Pháp Số Hóa Nguồn Tài Liệu Và Xây Dựng Các Bộ Sưu Tập Số Trong ...
-
Theo Bạn Thư Viện điện Tử Là Gì? Thư Viện Thời Công Nghệ Số