Giới Thiệu Tổng Quan Về Huyện Châu Đức - Trang Thông Tin điện Tử ...
Có thể bạn quan tâm
Huyện Châu Đức được thành lập và hoạt đồng từ tháng 8/1994 theo Nghị định số 45/1994/NĐ-CP ngày 02/6/1994 của Chính phủ, là một huyện nông nghiệp của tỉnh, phía bắc giáp huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, phía nam giáp huyện Đất Đỏ và Thành phố Bà Rịa, phía tây giáp huyện Tân Thành, phía đông giáp huyện Xuyên Mộc. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 42.456,61 ha, toàn huyện đến nay có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 thị trấn Ngãi Giao. Dân số trung bình của huyện hiện nay khoảng 157.816 người, lao động trong độ tuổi là 101.791 người.
Ảnh: Bản đồ diện tích huyện Châu Đức.
Thông tin địa lý, hành chính
Châu Đức là huyện nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Có diện tích tự nhiên 42.459,58 ha, bằng 21,34 % diện tích tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, với dân số năm 2020 là 148.103 người, mật độ dân số là 339 người/km2.
Tọa độ địa lý: - Từ 107o 08’05’’ đến 107o22’02’’ kinh độ Đông.
- Từ 10o 32’21’’ đến 10o 46’33’’ vĩ độ Bắc
Về hành chính, huyện Châu Đức được chia thành 16 đơn vị hành chính, trong đó có 15 xã và 01 thị trấn.
Toàn huyện | 42.459,58 | Ha | |||
1) Thị trấn Ngãi Giao | 1.375,75 | ha | 9) Xã Đá Bạc | 4.321,24 | ha |
2) Xã Bình Ba | 3.114,88 | ha | 10) Xã Kim Long | 2.211,99 | ha |
3) Xã Bình Giã | 1.793,12 | ha | 11) Xã Láng Lớn | 2.155,23 | ha |
4) Xã Bình Trung | 1.806,05 | ha | 12) Xã Suối Nghệ | 2.442,36 | ha |
5) Xã Cù Bị | 4.735,63 | ha | 13) Xã Xuân Sơn | 1.662,09 | ha |
6) Xã Bàu Chinh | 2.062,81 | ha | 14) Xã Suối Rao | 3.402,90 | ha |
7) Xã Xà Bang | 3.727,89 | ha | 15) Xã Quảng Thành | 3.089,26 | ha |
8) Xã Sơn Bình | 2.341,14 | ha | 16) Xã Nghĩa Thành | 2.217,25 | ha |
Thổ nhưỡng
Nhìn chung tài nguyện đất của huyện Châu Đức tương đối đa dạng về loại đất, tuy nhiên chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện là các loại đất hình thành trên đá Bazan có chất lượng khá tốt (chiếm 80%), các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ diện tích không nhiều. Kết quả phân loại đất huyện Châu Đức có 08 đơn vị chú dẫn bản đồ, thuộc 6 nhóm đất.
Về chất lượng đất, nhìn chung phần lớn diện tích đất huyện Châu Đức có độ phì tương đối cao, đặc biệt là các loại đất nâu đỏ, nâu vàng, nâu thẫm trên bazan, đất đen và các đất phù sa, chính vì vậy tài nguyên đất đai huyện Châu Đức rất thích hợp trong canh tách nông nghiệp và đa dạng các loại hình sử dụng đất. Trong tổng diện tích huyện, đất có khả năng sản xuất nông nghiệp có khoảng 40.316 ha, chiếm 94,95%. Trong đóđất không hoặc ít có hạn chế trong canh tác nông nghiệpchiếm khoảng 80%; đất có hạn chế trung bìnhchiếm khoảng 14% và Loại C (đất có hạn chế nhiều): có 586 ha (1,38%), Loại đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp: có 117 ha (0,28%).
Bảng 3 Phân loại đất huyện Châu Đức | ||||
TÊN ĐẤT | KÝ HIỆU | DIỆN TÍCH | ||
Theo phân loại Việt Nam | Tên tương đương FAO/ WRB | (ha) | (%) | |
I/ Đất phù sa | 256 | 0,6 | ||
1. Đất phù sa ngòi suối | Umbric Gleysols/ Gleyic Cambisols | Py | 256 | 0,6 |
II/ Đất xám | 402 | 0,95 | ||
2. Đất xám trên đá macma acid | Haplic/ Arenic Acrisols | Xa | 402 | 0,95 |
III/ Đất đen | 3.291 | 7,75 | ||
3. Đất nâu thẫm trên đá bọt và đá bazan | Leptic Luvisols/ Tephric Regosols | Ru | 3.291 | 7,75 |
IV/ Đất đỏ vàng | 30.648 | 72,18 | ||
4. Đất nâu đỏ trên đá bazan | Rhodic Ferralsols | Fk | 17.788 | 41,89 |
5. Đất nâu vàng trên đá bazan | Xanthic Ferralsols | Fu | 12.860 | 30,29 |
V/ Đất dốc tụ thung lũng | 5.719 | 13,47 | ||
6. Đất dốc tụ vùng bazan | Cumuli- Tephric Gleysols | Dk | 5.133 | 12,09 |
7. Đất dốc tụ | Cumuli- Umbric Gleysols | D | 586 | 1,38 |
VI/ Đất xói mòn tro sởi đá | 117 | 0,28 | ||
8. Đất xói mòn trơ sỏi đá | Lithic Leptosols | E | 117 | 0,28 |
VII/ Sông, suối, hồ… | 2.027 | 4,78 | ||
TỔNG DT TỰ NHIÊN | 42.460 | 100 |
Nông nghiệp
Hiện nay ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính của huyện (chiếm hơn 50% GDP). Tổng giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm, ngư nghiệp năm 2020 là 5.721 tỷ đồng (theo giá thực tế), trong đó: Trồng trọt chiếm: 62,62% tổng GTSX, chăn nuôi chiếm: 35,75% tổng GTSX; giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,75% GTSX. Trong sản xuất nông nghiệp đã hình thành và ổn định các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, hồ tiêu, cà phê, đây là những cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao đóng góp phần lớn trong giá trị sản xuất của ngành. Mặt khác, các mô hình kinh tế trang trại nông nghiệp của Huyện trong một số năm gần đây cũng đã phát triển khá mạnh đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nâng cao hiệu quả sản xuất. Về chăn nuôi, nhìn chung cũng có những bước chuyển biến tích cực về quy mô và số lượng đàn, đặc biệt là trong chăn nuôi heo và nuôi gà.
- Về Trồng trọt:
Diện tích gieo trồng cây hàng năm 18.291 ha (vụ Đông Xuân 2.028 ha; vụ Hè Thu 8.964 ha; vụ Mùa 7.299 ha). Tổng sản lượng lương thực cây có hạt 66.201 tấn, gồm: lúa 17.877 tấn; bắp 48.324 tấn. Khoai mì sản lượng thu hoạch 48.688 tấn.
Tổng diện tích cây lâu năm 25.646 ha, gồm: Cây tiêu 5.870 ha, diện tích thu hoạch 4.800 ha, năng suất bình quân 17,5 tạ/ha, sản lượng 8.400 tấn; cây điều 2.532 ha, diện tích thu hoạch 2.390 ha, năng xuất bình quân đạt 11,5 tạ/ha, sản lượng 2.749 tấn. Cà phê 4.702 ha, diện tích thu hoạch 4.610 ha, năng suất bình quân đạt 17,2 tạ/ha, sản lượng 7.929 tấn. Cây ăn quả các loại 2.007 ha, diện tích thu hoạch 1.830 ha, năng xuất bình quân đạt 56 tạ/ha, sản lượng 10.248 tấn. Cao su sản lượng 9.107 tấn. Ca cao 650 ha, diện tích thu hoạch khoảng 285 ha, năng suất bình quân 1,2 tấn/ha, sản lượng 342 tấn.
- Chăn nuôi:
Tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn huyện là 798.350 con, trong đó: đàn trâu bò là 9.850 con, đàn heo 175.500 con, và đàn gia cầm 613.000 con. Sản lượng xuất chuồng thịt hơi các loại 21.300 tấn, tăng 14,4% so với năm trước, gồm: thịt heo 18.150 tấn, thị trâu, bò 1.100 tấn, thịt gia cầm 2.110 tấn và thịt gia súc khác 465 tấn.
- Về Lâm nghiệp:
Tổng diện tích rừng và đất rừng đang quản lý trên địa bàn: 403 ha. Đã thực hiện tốt việc phát dọn, vệ sinh đường băng cản lửa tại các khu vực rừng. Trong giai đoạn 2016-2020, tổ chức thực hiện trồng mới 13.000 cây rừng, đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phòng chống cháy rừng trên địa bàn huyện.
- Về Thủy sản: Diện tích nuôi thuỷ sản: 183,51 ha. Sản lượng thu hoạch: 1.490 tấn, tăng 4,7% so với năm trước. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 46,2 tỷ đồng.
Công nghiệp
Ngành công nghiệp và xây dựng của huyện Châu Đức có đà phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng 10,12%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2020 là 2.398 tỷ đồng.
Công nghiệp huyện Châu Đức tập trung vào các ngành nghề: Kéo sợi, dệt, sửa chữa máy móc, gia công cơ khí, hàn tiện, điện cơ, chế biến gỗ, mộc gia dụng, sản xuất các sản phẩm từ xi măng, chế biến lương thực, thực phẩm, sấy và xay xát nông sản, may đo, giày dép, túi xách, yên đệm,…
Về phân bố hoạt động: Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện phần lớn tập trung tại các địa điểm đông dân cư như: Kim Long, Nghĩa Thành, Suối Nghệ, thị trấn Ngãi Giao, Bình Giã, Xuân Sơn... chủ yếu phân bố dọc theo quốc lộ 56, đường Mỹ xuân - Ngãi Giao - Xuân Sơn. Ngãi Giao là địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp nhất.
Về quy mô, ngoại trừ tổ hợp kéo sợi – dệt tại Cụm công nghiệp Ngãi Giao, còn lại hầu hết các cơ sở công nghiệp - TTCN của huyện Châu Đức đều là các cơ sở có quy mô xếp vào loại nhỏ, phân bố rải rác, không tập trung.
Về phát triển các cụm công nghiệp: Theo quy hoạch phát triển cụm công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được phê duyệt tại Quyết định số 49/2013/QĐ-UBND ngày 17/12/2013, tại huyện Châu Đức có 2 cụm công nghiệp, trong đó (i) Cụm công nghiệp Ngãi Giao đã dành toàn bộ diện tích đất cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy kép sợi – dệt Mei Sheng Textiles Việt Nam, nhà máy đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2009 - 2010; (ii) Cụm công nghiệp Đá bạc có quy mô 75 ha, cuối năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung Khu công nghiệp Đá Bạc giai đoạn I với quy mô 300 ha (bao gồm cả cụm công nghiệp Đá bạc) vào danh mục các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, đây là khu công nghiệp thứ 15 của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại Quyết định 3247/QĐ-UBND ngày 16/11/2016 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020, có xét đến năm 2030, trên địa bàn huyện Châu Đức chỉ còn 01 cụm công nghiệp Ngãi Giao.
Ngoài ra hiện có khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ Châu Đức tại xã Suối Nghệ và xã Nghĩa Thành với quy mô 2.200ha, trong đó đất khu công nghiệp là 1.550,24ha. Hiện đang tiếp tục hoàn thiện hạ tầng; có tổng số 19 nhà đầu tư thuê đất với tỷ lệ lấp đầy khoảng 28,6%;
Thương mại dịch vụ
Ngành thương mại - dịch vụ tiếp tục có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng giá trị thương mại - dịch vụ năm 2020 đạt 3.033 tỷ đồng (giá thực tế), trong đó thương mại (nội thương): 2.193 tỷ đồng; dịch vụ vận tải là 72 tỷ đồng và các dịch vụ khác là 768 tỷ đồng. Mức độ tăng trưởng ngành thương mại, dịch vụ trong giai đoạn 2010 - 2015 là 12,199%.
Về Thương mại: huyện đã hình thành các khu thương mại có quy mô lớn, các công trình thương mại được sửa chữa nâng cấp và xây dựng mới. Hiện trạng huyện có 2 trung tâm thương mại và 16 chợ xã cùng các các mô hình kinh doanh thương mại khác như cửa hàng tự chọn, siêu thị điện máy; loại hình dịch vụ như hoạt động tín dụng ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, vận tải, cơ sở lưu trú, thông tin liên lạc góp phần giúp cho ngành thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Ngoài cung cấp các hàng hóa tiêu dùng phục vụ đời sống dân cư, hoạt động thương mại còn bảo đảm cung cấp cây giống, con giống, vật tư phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp; các loại nguyên liệu, vật tư cho các cơ sở sản xuất công nghiệp – TTCN; các loại vật liệu xây dựng…
Về dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch: doanh thu đạt khoảng 7,00% tổng doanh thu của ngành. Các ngành dịch vụ chủ yếu là dịch vụ Vận tải - kho bãi, dịch vụ vụ lưu trú – ăn uống và các hoạt động dịch vụ khác như: Thông tin truyền thông, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, y tế, giáo dục và đào tạo… Tuy nhiên quy mô hoạt động của các dịch vụ này đều ở quy mô nhỏ.
Về du lịch: Nhìn chung về ngành du lịch huyện chưa phát triển, giá trị sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu ngành. Trong tương lai huyện có thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái, cảnh quan và lịch sử, huyện đang tập trung phát triển 2 loại hình: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa, lễ hội và di tích. Định hướng dài hạn trên địa bàn huyện sẽ phát triển tuyến du lịch sinh thái: Ngãi Giao – Bàu Sen – Hòa Bình – Bàu Lâm; các khu du lịch: Thác Hoà Bình, khu du lịch Kim Long, khu du lịch Thanh Bình, khu du lịch phức hợp Hồ Suối Giàu, khu du lịch Xuân Sơn – Ngãi Giao; du lịch cảnh quan ven hồ như: Hồ Sông Ray, Hồ Đá Đen, Hồ Kim Long và các hồ thủy lợi khác như Tầm Bó, Gia Hoét, Suối Giàu, Đá Bàng,…
Đầu tư và phát triển
Nhìn chung huyện Châu Đức là 1 trong những huyện có tốc độ phát triển đô thị tương đối thấp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện tại Huyện có 1 thị trấn là thị trấn Ngãi Giao là một đô thị loại V, với tổng diện tích tự nhiên là 1.375,75 ha và dân số là 17.662 người, bình quân diện tích đất đô thị trên đầu người cao 779m2/người (toàn tỉnh 613m2/người). Trong đó: Diện tích đất phi nông nghiệp là 328,75 ha, chiếm 24% DT đất đô thị. Diện tích đất ở đô thị là 105,01 ha, Diện tích đất ở bình quân là 59m2/người; đất công nghiệp và sản xuất kinh doanh: 35,99 ha, bình quân 20 m2/người; đất cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng 173,67 ha, bình quân 98m2/người. Đất nông nghiệp là 1.047,01 ha, chiếm 76,01% DT đất đô thị. Thị trấn Ngãi Giao là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của huyện, là đầu mối giao lưu hàng hoá, giao lưu văn hoá của huyện, là nơi đặt bộ máy quản lý hành chính của chính quyền huyện, cơ cấu kinh tế là nông nghiệp – dịch vụ - công nghiệp.
- Thực trạng phân bố dân cư đô thị: Dân cư đô thị phân bố chủ yếu tập trung theo 2 trục giao thông chính là quốc lộ 56 và tỉnh lộ Mỹ Xuân - Hòa Bình. Tập trung chủ yếu từ Tượng đài chiến thắng Bình Giã đến ranh xã Bình Ba theo trục QL.56 và từ cầu suối Lúp đến gần ranh xã Bình Giã, diện tích phạm vi phân bố dân cư tập trung khoảng 350 ha. Ngoài khu vực tập trung trên, dân cư còn phân bố dọc theo các tuyến giao thông chính yếu với dạng nhà ở kết hợp sản xuất nông nghiệp.
- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị: Nhìn chung cơ sở hạng tầng và các công trình phúc lợi công cộng phát triển chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm đô thị, gồm các công trình công cộng sau:
+ Trụ sở các cơ quan, ban, ngành cấp huyện và thị trấn Ngãi Giao: gồm 27 công trình, với tổng diện tích là 6,12 ha, chủ yếu nằm ở trung tâm thị trấn.
+ Cụm công nghiệp – TTCN thị trấn Ngãi Giao: 29,41 ha.
+ 1 trung tâm thương mại: 2,57 ha.
+ 1 trung tâm y tế: 1,72 ha.
+ Các công trình văn hóa thể thao: trung tâm văn hóa - thể thao huyện 4,78 ha, tượng đài 3,29ha, đền thờ liệt sỹ 1,15ha, công viên 1,96 ha, thư viện 0,39 ha và 2 sân vận động 1,81 ha.
+ Công trình giáo dục: 02 trường THPT, 02 trường THCS, 03 trường tiểu học, 02 trường mầm non và 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên.
+ Hệ thống giao thông: Ngoài 2 trục quốc lộ và tỉnh lộ, giao thông trong khu trung tâm đô thị đã được quy hoạch theo các trục và lô dân cư, bao gồm: 12 tuyến trục chính và hệ thống đường nội bộ. Nhìn chung, giao thông trong khu vực nội thị hầu hết đã được nhựa hóa, còn lại khu vực ngoài trung tâm, hệ thống giao thông chưa đựợc đầu tư phát triển nhiều, hầu hết các tuyến đường có mặt đường sỏi.
+ Hệ thống điện: nhìn chung, thị trấn Ngãi Giao đã có hệ thống cấp điện tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn có 2 hệ thống điện: Hệ thống điện trung thế 220 KV chạy dọc theo tuyến Mỹ Xuân – Hòa Bình và hệ thống điện hạ thế 220 KV phục vụ cho sinh hoạt và thắp sáng; có 69 trạm biến áp và có 12,16 Km cáp thắp sáng công cộng. Tỷ lệ số hộ dân cư đô thị đã có điện thắp sáng là 100%.
+ Hệ thống cấp, thoát nước: trong khu vực trung tâm đô thị thị trấn Ngãi Giao hiện hữu đã có hệ thống cấp nước sinh hoạt được lấy từ nhà máy nước Kim Long. Tổng chiều dài đường ống cấp nước trong khu vực này là 19 km. Hầu hết dân cư trong khu vực trung tâm thị trấn đã có nước sạch phục vụ sinh hoạt. Về thoát nước, nhìn chung thị trấn Ngãi Giao có địa hình tương đối dốc, chính vì vậy việc thoát nước tương đối thuận lợi. Hiện hữu trong khu vực nội thị đã có hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt được bố trí dọc theo các tuyến giao thông, nước mưa và nước thải được thu gom và đổ ra 2 suối chính là suối Lúp và suối Đá Bàng. Tổng chiều dài đường ống thoát nước là 16,93 km; chiều dài mương thoát nước 7,29km.
Tài nguyên và Môi trường
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua UBND huyện Châu Đức đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể:
- Hệ thống quản lý đất đai được tăng cường từ cấp huyện đến cấp xã. Đã xác định và thành lập bản đồ địa giới hành chính của huyện và các xã, thị trấn. Có bản đồ địa chính của các xã, phường làm cơ sở cho các công tác quản lý đất đai.
- Công tác lập quy hoạch, kế hoạch SDĐ đạt được kết quả nhất định, đã tổ chức lập, điều chỉnh QHSDĐ giai đoạn đến 2015 - 2020 và KHSDĐ hàng năm từ 2015 đến nay theo Luật Đất đai năm 2013, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai.
- Hệ thống tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác quản lý đất đai ngày càng được kiện toàn, trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan không ngừng được hoàn thiện đã đi vào cuộc sống và có những tác động tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
- Các kỳ kiểm kê đất đai 5 năm và công tác thống kê đất đai hàng năm được thực hiện đầy đủ theo luật định. Công tác quản lý tài chính về đất đai và giá đất ở Huyện Hớn Quản thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo nguồn thu ngân sách của nhà nước và thuận tiện cho người SDĐ thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Việc kiểm tra giám sát thực hiện quyền, nghĩa vụ của người SDĐ được tăng cường, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân trên địa bàn huyện ngày càng nâng lên, số lượng vụ việc sai phạm từng bước giàm dần, giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại về đất đai, từ đó số lượng hồ sơ tranh chấp đất đai đã giảm dần qua các năm.
Văn hóa xã hội
Thiết chế văn hóa, thể thao từ huyện đến cơ sở được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí, luyện tập và thi đấu của người dân; công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể dục, thể thao được đẩy mạnh, phong trào văn hóa văn nghệ, rèn luyện thể dục thể thao phát triển mạnh, thu hút đông đảo các đối tượng tham gia. Số người tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt tỷ lệ 38,57%. Thực hiện tốt công tác quản lý các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai đồng bộ, đạt kết quả tích cực; tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 97,5%; tỷ lệ thôn, ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa đạt 98,9%; 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 01 thị trấn được công nhận danh hiệu “thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin được tăng cường.
Tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 28/05/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính.
- 15/16 xã, thị trấn đã có trụ sở Trung tâm văn hóa, thể thao - HTCĐ. Ngoài ra, nhiều công trình thể thao của các tổ chức và cá nhân được đầu tư như: sân tennis, sân bóng đá mini, sân bóng rổ...90% trường học có công trình thể dục, thể thao; 100% học sinh tham gia chương trình giáo dục thể chất; 70% trường tổ chức dạy bơi; mỗi trường đều có ít nhất 01 câu lạc bộ thể thao. Số người tham gia luyện tập TDTT thường xuyên đạt tỷ lệ trên 38,57%; số gia đình thể thao đạt trên 34,25%. Toàn huyện có: 04 sân bóng đá 11 người; 35 sân bóng đá mini; 40 sân bóng chuyền; 09 sân quần vợt; 103 nhà tập luyện thi đấu thể dục thể thao; có 53 CLB thể thao như: CLB Taekwondo, CLB Võ thuật cổ truyền, CLB Vovinam, CLB Bóng bàn.
- 100% các cơ quan, đơn vị thuộc huyện áp dụng phần mềm quản lý văn bản điện tử và điều hành trong hoạt động hành chính; 100% lãnh đạo quản lý các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp và UBND các xã, thị trấn được cấp chữ ký số và thực hiện ký số văn bản điện tử đáp ứng quy định hiện hành; 100% CBCCVC, người hoạt động không chuyên trách thuộc huyện được cấp thư điện tử công vụ phục vụ cho công việc trên các ứng dụng như phần mềm quản lý văn bản điện tử, hệ thống một cửa điện tử và thư điện tử công vụ để trao đổi công việc hành chính; đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và triển khai cấp thẻ định danh, thu phí đường bộ không dừng.
Du lịch
Hoạt động du lịch của huyện có nhiều chuyển biến tích cực, đã chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch gắn với phát triển nông nghiệp, phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng … ; đồng thời thường xuyên theo dõi, hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình xây dựng các sản phẩm du lịch, sinh thái, cộng đồng tại địa phương. Đến nay trên địa bàn huyện đã hình thành các sản phẩm du lịch cộng đồng, điểm dừng chân, tham quan, trải nghiệm sản xuất nông nghiệp,…. thu hút khoảng 72.000 lượt khách, với doanh thu khoảng 100 tỷ đồng/năm.
Ban Biên Tập Cổng thông tin điện tử huyện Châu Đức
Từ khóa » Diện Tích Huyện Châu đức Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
-
Điều Kiện Tự Nhiên - Tài Huyện Châu Đức Nguyên - Môi Trường
-
Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển - Trang Thông Tin điện Tử Huyện ...
-
Châu Đức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Khái Quát Huyện Châu Đức - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - VSD
-
Huyện Châu Đức (Bà Rịa Vũng Tàu) - Những điều Cần Biết
-
Huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu - Trang Cá Nhân Của Trịnh ...
-
Nghị định 45-CP Thành Lập Thị Xã Bà Rịa, Huyện Tân Thành, Huyện ...
-
Khu Công Nghiệp Châu Đức - Bà Rịa Vũng Tàu
-
Huyện Châu Đức Có Bao Nhiêu Xã, Thị Trấn | Báo Võ Thuật
-
Tổng Quan Về Công Tác Dân Vận Của Đảng | Cổng Thông Tin điện Tử ...
-
BR-VT: Đề Xuất Thêm 5.700 Ha đất ở Châu Đức để Xây Dựng KCN
-
Khu Công Nghiệp Châu Đức - Trang Thông Tin điện Tử Đầu Tư Việt Nam
-
Châu Đức: Huyện Thuộc Tỉnh Bà Rịa - Wiki Tiếng Việt