Giới Thiệu - Trường THPT Nguyễn Khuyến
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu
- Sơ đồ tổ chức
- Thông báo và tin tức nhà trường
- Tuyển sinh 10
- Tốt nghiệp và TSĐH
- Công khai
- Lịch công tác
- Thư viện ảnh
- Video Clip
- Kiểm định chất lượng
- CCHC, PCTN, PBGDPL
Giới thiệu
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN – THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 1. Thành Nam – Quê hương văn hiến Nằm ở trung tâm khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định tự hào là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá, văn hiến và cách mạng. Ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, mảnh đất này cũng ghi dấu ấn đậm nét; đặc biệt dưới triều đại Trần, Nam Định tự hào là quê hương, đất phát tích của vương triều Trần – một triều đại hưng thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.Nhà Trần lên ngôi, kinh đô vẫn đặt ở Thăng Long, nhưng với tấm lòng của những người con hướng về quê cha đất tổ, các ông vua đầu triều Trần đã cho xây dựng trên quê hương Tức Mặc nhiều nhà cửa, cung điện có quy mô, tính chất như một hành cung và thăng hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường. Dấu vết của cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa – nơi ở của Thái thượng hoàng và các vị vua đương triều nhà Trần trước kia, hiện nay chính là khu vực di tích đền Trần, mảnh đất thiêng với dáng “long ngoạ” đã sản sinh ra những con người kiệt xuất làm rạng danh lịch sử nước nhà. Và đặc biệt, một danh thắng nổi tiếng của triều đại này, cho đến nay đã hơn 700 năm vẫn tồn tại sừng sững như một biểu tượng trường tồn của phật pháp, của văn hoá đó là tháp Phổ Minh cùng với ngôi chùa Phổ Minh cổ kính được xây dựng từ thời Lý. Nơi đây, từng diễn ra những lần thuyết pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông – ông Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, một giáo phái thuần việt, cho đến nay vẫn có sức sống mạnh mẽ trong đời sống tinh thần người dân Việt Nam.Nhận thấy vai trò, vị trí của mảnh đất Nam Định, sau khi lập vương triều, nhà Nguyễn đã cho xây dựng ở đây thành cổ, có quy mô kiên cố nhất trong số các thành tỉnh địa phương cùng với đó là những công trình kiến trúc, văn hoá, quân sự trọng yếu được thiết lập: Cột cờ, điện Kính thiên, Trường thi… Và ngày nay, khi nói tới Nam Định thì Tháp Phổ Minh, Cột Cờ đã trở thành những công trình biểu tượng cho văn hoá của mảnh đất truyền thống này.Lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam chính thức bắt đầu từ khoa thi năm 1075 cho đến khoa thi năm 1919 là kết thúc, với chặng đường hơn 800 năm và trên 180 khoa thi, đã đào tạo cho quốc gia một nguồn nhân tài dồi dào để xây dựng đất nước. Đóng góp vào nguồn lực đó, tỉnh Nam Định cũng có rất nhiều người con ưu tú, đỗ cao trong các kỳ thi, tự hào là quê hương của các nhà khoa bảng với 5 vị trạng nguyên, 1 tam nguyên và rất nhiều bảng nhãn, thám hoa...(bảng thống kê). Vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam đó là trạng nguyên Nguyễn Hiền, người thôn Dương A, xã Nam Thắng, huyện Nam Trực. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1247 khi mới 13 tuổi. Có thể nói đó là một “sự lạ” chưa từng có trong lịch sử khoa cử trước và sau thời Trần. Cũng ở triều đại này, Nam Định còn có trạng nguyên Đào Sư Tích và 1 bảng nhãn. Thời Lê, Nam Định có trường thi Hương ở thành Vị Hoàng cho sĩ tử các trấn phía Nam đồng bằng sông Hồng, ở triều đại này Nam Định tự hào có 2 vị trạng nguyên: Lương Thế Vinh và Vũ Tuấn Chiêu cùng hơn hai chục người đỗ tiến sĩ làm rạng rỡ xứ Sơn Nam. Triều Mạc, Nam Định có tới vài chục vị đại khoa, đỗ cao nhất là Trạng nguyên Trần Văn Bảo (27 tuổi. Đặc biệt, dưới vương triều Nguyễn, trường thi Hương Nam Định đã góp phần rất lớn trong việc rèn đúc và đào tạo nhân tài cho cả nước.Nhà Nguyễn không lấy đỗ Trạng nguyên, do vậy học vị cao nhất của triều đại này là Hoàng giáp, Nam Định có Hoàng giáp Phạm Văn Nghị là thầy dạy học của Tam nguyên Vị Xuyên Trần Bích San và Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Ông Trần Bích San đỗ đầu cả ba kỳ thi được gọi là Tam nguyên, được vua Tự Đức ban cho cờ thêu “Liên trúng tam nguyên” khi vinh quy bái tổ. Đây là hai gương mặt tiêu biểu cho các nhà nho yêu nước thời Nguyễn.Một nhân vật nổi tiếng người Nam Định cũng đã trực tiếp dự thi nhiều lần tại thi hương trường Nam là tú tài Tú Xương, ông đã có một bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” tái hiện được toàn bộ không khí thi cử tại đây:
“ Nhà nước ba năm mở một khoaTrường Nam thi lẫn với trường Hà.Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọẬm oẹ quan trường miệng thét loaLọng cắm rợp trời quan sứ đếnVáy lê quét đất mụ đầm raNhân tài đất Bắc nào ai đó?Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà !”
Đến năm 1915, khoa thi Hương cuối cùng được tổ chức tại trường thi Nam Định đồng thời chấm dứt chế độ giáo dục nho học ở Bắc kỳ.…………..Phát huy truyền thống của quê hương, giáo dục Nam Định sau các triều đại phong kiến tiếp tục khẳng định với rất nhiều làng xã, dòng họ nổi tiếng về truyền thống hiếu học, như làng Hành Thiện (Xuân Trường), làng Cổ Chử (Nam Trực), làng Tam Đăng (Ý Yên), làng Bách Cốc (Vụ Bản)… Ngày nay, khi nói đến giáo dục Nam Định không thể không nhắc tới một mái trường mà trong suốt 40 năm qua, nhà trường đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước, luôn trong tốp 100 trường phổ thông đứng đầu toàn quốc về chất lượng dạy và học – đó là trường THPT Nguyễn Khuyến. 2. Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi; ông sinh ra tại quê mẹ là làng Ngòi, xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung, Ý Yên), nhưng ông lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, có truyền thống khoa bảng. Thủa nhỏ ông học với cha, nổi tiếng là người thông minh, hiếu học. Trong lần dự thi Hương đầu tiên tại trường Hà Nội ông đã đỗ đầu, nhưng sau đó tham dự thi Hội ông đã không đậu. Cũng vì bị trượt mà ông quyết tâm ở lại kinh đô theo học tại trường Quốc Tử Giám và đổi tên thành Nguyễn Khuyến, với ngụ ý là tự động viên, khuyến khích mình để tiếp tục theo đuổi công danh. Với tài năng và ý chí của mình, đến khoa thi năm 1871, ông đã đỗ đầu khoa thi Hội và thi Đình, được vua Tự Đức ban học vị Hoàng giáp, cờ biểu và hai chữ Tam nguyên. Từ đó người đời gọi là Tam nguyên Yên Đổ. Cảm phục trước tài năng của vị Tam nguyên, người bạn đồng liêu của ông Tiến sĩ Dương Khuê đã viết tặng ông một bài thơ nhân ngày ông vinh quy bái tổ với nội dung ca ngợi tài năng, phẩm chất, tâm hồn thơ của ông. Sau này, khi Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến cũng đã có bài điếu “Khóc Dương Khuê” nổi tiếng thể hiện tình bạn tri kỷ, gắn kết của hai ông. Trong thời gian làm quan, ông đã giữ nhiều trọng trách lớn trong triều đình, và luôn thể hiện là một vị quan thanh liêm, chính trực. Sống trong cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến cảnh thực dân Pháp đàn áp, đô hộ, đời sống nhân dân khổ cực, ông sinh lòng chán nản chốn quan trường. Năm 1885, ông viện cớ đau mắt, cáo quan về quê dạy học. Đến năm 1909, ông qua đời, hưởng thọ 75 tuổi.Nguyễn Khuyến không chỉ là một vị Tam nguyên lẫy lừng thời Nguyễn, ông còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, một thi nhân nổi tiếng của thi đàn Việt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với số lượng thơ, văn để lại khá đồ sộ với hơn 400 bài; đặc biệt chùm thơ “Thu” là những tác phẩm đã gắn liền với tuổi học trò; cùng với tài năng, đạo đức, phẩm chất của mình, Nguyễn Khuyến trở thành một tấm gương mẫu mực để chúng ta noi theo. Nhà thơ Nguyễn Khuyến, với lòng yêu nước và thương dân, đã đi vào văn học sử và sẽ mãi mãi để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng mọi người.Trong niềm thương tiếc, hàm ơn; hàng năm cứ vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch nhân dân và du khách gần xa lại tấp nập về làng quê Yên Đổ - nơi có từ đường cụ Tam nguyên để thắp hương. Vâng! ngôi trường được vinh dự mang tên cụ Tam nguyên, trường THPT Nguyễn Khuyến tại TP. Nam Định cũng luôn nhớ và hướng về, năm nào cán bộ giáo viên, học sinh; đại diện của nhà trường cũng về thắp hương tại từ đường và thăm lại vùng quê của cụ như một sự tri ân và báo cáo với cụ về thành tích giáo dục của nhà trường. Được mang tên Cụ Nguyễn Khuyến đó là vinh dự và là niềm tự hào rất lớn của nhà trường; đồng thời là sự nhắc nhở cho các thế hệ hãy cố gắng dạy và học để phát huy truyền thống khoa bảng, truyền thống giáo dục của quê hương, xứng đáng với niềm tin yêu, mong mỏi của Đảng bộ và nhân dân Nam Định
- Chia sẻ:
- |
- In bài viết
Điểm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT không chuyên tỉnh Nam Định năm học 2019 - 2020
Điểm thi THPT Quốc gia năm 2019
Công văn số 71/SGDĐT-KTKĐ ngày 21/01/2019 Hướng dẫn thực hiện thông tư 17, 18, 19/2018/TT-BGDĐT về KĐCLGD và Chuẩn quốc gia từ năm 2019
Hướng dẫn tổ chức đăng ký dự thi THPT quốc gia năm 2019 tại Nam Định (313/SGDĐT-KTKĐ ngày 29/3/2019)
Thông báo chấp nhận hồ sơ để kiểm tra và đánh giá ngoài kỳ 2 năm học 2018 - 2019 - Nam Định (270/TB-SGDĐT ngày 22/3/2019)
Nội dung kiến thức, yêu cầu của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lê Hồng Phong năm học 2019-2020
Liên kết website --- Chọn liên kết --- Thư viện Giải thưởng Học sinh Tuyển dụng Video Trường liên kết- Giới thiệu
- Sơ đồ tổ chức
- Thông báo và tin tức nhà trường
- Tuyển sinh 10
- Tốt nghiệp và TSĐH
- Công khai
- Lịch công tác
- Thư viện ảnh
- Video Clip
- Kiểm định chất lượng
- CCHC, PCTN, PBGDPL
TRƯỜNG THPT NGUYỄN KHUYẾN
Địa chỉ: Phường Nguyễn Du, Thành phố Nam Định, Tỉnh Nam ĐịnhĐiện thoại: - Email:
Thiết kế & Phát triển bởi EduPortal
Từ khóa » đường Nguyễn Khuyến Nam định ở đâu
-
Đường Nguyễn Khuyến, Thành Phố Nam Định, Tỉnh Nam Định
-
Số 174 đường Nguyễn Khuyến, Xã Mỹ Xá, Thành Phố Nam Định ...
-
Bán Nhà Riêng Tại Nguyễn Khuyến, Phường Trường Thi, Nam Định ...
-
Bán Nhà Toàn Quốc Đường Nguyễn Khuyến Thành Phố Nam Định ...
-
Mua Bán Nhà đất Đường Nguyễn Khuyến, Thành Phố Nam Định, Bất ...
-
Trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định - Tìm Đường Đi
-
Bán Nhà đất Tại Đường Nguyễn Khuyến - Nam Định
-
Đánh Giá Trường THPT Nguyễn Khuyến Tỉnh Nam Định Có Tốt Không?
-
Điều Kiện Tự Nhiên - Tỉnh ủy Nam Định
-
Đường Nguyễn Khuyến - Nam Định
-
Thành Phố Nam Định
-
Nam Định – Wikipedia Tiếng Việt