Giới Thiệu Về Activity Diagram

Các bên liên quan (stakeholders) có rất nhiều vấn đề cần quản lý. Vậy nên đối với họ, việc trao đổi rõ ràng và ngắn gọn là một việc làm rất quan trọng. Chính activity diagram sẽ giúp mọi người ở cả hai phía nghiệp vụ/ kinh doanh và đội ngũ phát triển của một dự án / một tổ chức kết nối với nhau để cùng hiểu chính xác về quy trình nghiệp vụ và hành vi người dùng. Activity diagram sẽ sử dụng một tập hợp các ký hiệu chuyên biệt — bao gồm các ký hiệu được sử dụng để mô tả điểm bắt đầu, kết thúc, điểm hợp nhất hoặc tiếp nhận các bước trong quy trình — để hình thành nên biểu đồ hoạt động.

2. Lợi ích của Activity Diagram

Bạn có thể áp dụng dạng biểu đồ này để:

  • Thể hiện logic của một thuật toán.

  • Mô tả các bước được thực hiện trong một UML use case.

  • Minh họa quy trình nghiệp vụ hoặc quy trình làm việc giữa người dùng và hệ thống.

  • Đơn giản hóa và cải thiện bất kỳ quy trình nào bằng cách làm rõ các UC phức tạp.

  • Mô hình hóa các yếu tố kiến trúc phần mềm, chẳng hạn như phương pháp, chức năng và hoạt động.

3. Các thành phần trong Activity Diagram:

4. Khi nào sử dụng Activity Diagram?

Activity Diagram mô tả cách các hoạt động được phối hợp với nhau để cung cấp một dịch vụ, và các biểu đồ này có thể có nhiều mức độ trừu tượng khác nhau. Thông thường, một sự kiện cần được thực hiện thành công bởi một số hoạt động. Đặc biệt, khi bất kỳ nơi nào mà hoạt động ở đó được mong đợi đạt được nhiều kết quả khác nhau, hoặc cách các sự kiện trong use case (UC) này liên quan một sự kiện trong use case khác, cụ thể là các use case mà các hoạt động có thể chồng chéo, thì những nơi đó đều đòi hỏi sự phối hợp. Biểu đồ này cũng thích hợp mô hình hoá cách mà một tập hợp các UC phối hợp để thể hiện luồng quy trình nghiệp vụ.

  • Xác định UC phù hợp, thông qua việc kiểm tra quy trình nghiệp vụ;

  • Xác định các điều kiện trước và sau (bối cảnh) cho các UCs;

  • Mô hình hoá quy trình nghiệp vụ giữa và trong các UCs;

  • Mô hình hoá các quy trình vận hành phức tạp trên các đối tượng;

  • Mô hình hoá một cách chi tiết các hoạt động phức tạp trong Activity Diagram.

5. Ví dụ về Activity Diagram
5.1. Activity Diagram cơ bản:

5.2. Activity Diagram mô hình hoá quy trình xử lý văn bản:

Dựa vào biểu đồ, ta thấy quy trình nghiệp vụ để tạo tài liệu chính là:

  • Mở phần mềm tạo tài liệu →

  • Tạo tệp mới →

  • Lưu tệp tin (lưu ý tên tệp phải đúng quy định và cú pháp) →

  • Nhập nội dung tài liệu →

  • Nếu cần bổ sung hình ảnh, mở ứng dụng tạo hình ảnh và tạo hình ảnh, sau đó dán hình ảnh minh hoạ vào tài liệu;

  • Nếu cần bổ sung thêm trang tính, mở ứng dụng tạo trang tính và tạo trang tính, sau đó dán trang tính vào tài liệu;

  • Lưu tập tin →

  • In tài liệu (bản cứng) →

  • Thoát khỏi phần mềm tạo tài liệu.

5.3. Activity Diagram mô hình hoá quy trình xử lý đơn đặt hàng

Dựa vào sơ đồ có thể thấy:

  • Một khi nhận được đơn đặt hàng, các hoạt động sẽ được chia thành hai nhánh song song.
  • Một nhánh sẽ điền thông tin đơn hàng, nhánh còn lại sẽ xử lý việc thanh toán.
  • Ở nhánh điền thông tin thì tác vụ giao hàng là một tác vụ có điều kiện. Tuỳ thuộc vào lựa chọn giao hàng nhanh hoặc lựa chọn khác mà tác vụ sau đó có thể là sắp xếp việc giao hàng hoả tốc hoặc là giao hàng bình thường.
  • Cuối cùng, các tác vụ hoạt động song song sẽ kết hợp lại với nhau và kết thúc quy trình đặt hàng.
5.4. Activity Diagram mô hình hoá quy trình đăng ký khoá học

Quy trình trên mô tả quy trình đăng ký của một trường đại học, cụ thể như sau:

  • Ứng viên muốn đăng ký →

  • Ứng viên điền đầy đủ thông tin và nộp bản sao đơn đăng ký →

  • Bộ phận tuyển sinh kiểm tra các biểu mẫu →

  • Bộ phận tuyển sinh xác định biểu mẫu đã được điền đúng chưa →

  • Bộ phận tuyển sinh gửi thông báo đến sinh viên tham dự buổi thuyết trình giới thiệu về trường →

  • Bộ phận tuyển sinh giúp sinh viên đăng ký tham dự →

  • Bộ phận tuyển sinh yêu cầu sinh viên thanh toán học phí.

5.5. Activity Diagram và Swimlanes (đường bơi)

Trên là ví dụ về swimlane của một activity diagram trong việc mô hình hoá việc nộp các chi phí nhân viên. Swimlane được dùng để xác định đối tượng nào sẽ tham gia hoạt động nào trong một quy trình. Cụ thể ở ví dụ này, ta thấy có Consultant (nhân viên tư vấn), Accountant (kế toán) và payroll service (dịch vụ trả lương).

5.6. Activity Diagram và Non-Swimlane

Ví dụ về activity diagram bên dưới mô tả quy trình nghiệp vụ gặp khách hàng mới. Như các bạn có thể thấy thì sơ đồ này hoàn toàn không có bất kỳ swimlane nào.

Tuy nhiên, với cùng 1 quy trình, bạn vẫn có thể vẽ sơ đồ với swimlanes:

Trên đây là các thông tin cơ bản và khá đầy đủ liên quan đến nội dung về US. BAC hy vọng sẽ có ích cho các bạn. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về các tác vụ và chuẩn chỉnh nghiệp vụ của một BA, bạn có thể tham khảo thêm các khoá học tại BAC:

  • Phân tích nghiệp vụ cơ bản

  • Phân tích nghiệp vụ nâng cao

  • Luyện thi chứng chỉ IIBA

Trung tâm BAC - Sân chơi lành mạnh để các bạn đam mê về công nghệ thông tin nói chung và nghề BA nói riêng cùng nhau tìm hiểu và khám phá những điều thú vị về nghề, qua đó chuẩn bị một số kiến thức chuyên môn cho công việc trong tương lai.

Để tham khảo và đăng ký các khoá học trong tháng, bạn có thể click vào đây: Check lịch khai giảng. Nếu cần tư vấn hỗ trợ những vấn đề liên quan đến khóa học, bộ phận CSKH của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn qua Email: info@bacs.vn ; bac.trainingba@gmail.com hoặc số Hotline: 0909310768.

Nguồn tham khảo:

www.visual-paradigm.com/guide/uml-unified-modeling-language/what-is-activity-diagram/ www.lucidchart.com/pages/uml-activity-diagram/

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.

CÁC KHOÁ HỌC BUSINESS ANALYST BACs.VN DÀNH CHO BẠN

Khoá học Online:

  • Chìa khoá thành công dành cho Business Analyst
  • Công cụ & Kỹ năng dành cho Business Analyst

Khoá học Offline:

Tại Tp.HCM:

  • Phân tích nghiệp vụ cơ bản 3.0
  • Phân tích nghiệp vụ nâng cao 3.0
  • Luyện thi chứng chỉ IIBA 3.0

Tại Hà Nội:

  • Hà Nội - Phân tích nghiệp vụ 3.0
  • Hà Nội - Phân tích nghiệp vụ nâng cao 3.0

Tham khảo lịch khai giảng TẤT CẢ các khóa học mới nhất

Ban biên tập nội dung - BAC

Từ khóa » Sơ đồ Activity đăng Nhập