Giới Thiệu Về Cây Trúc Liễu

Giới thiệu về cây Trúc Liễu

Giới thiệu về cây Trúc Liễu

Ý kiến thảo luận của người dân về cây trúc liễu:

"Bà con cho tôi hỏi, tôi đang có ý định chuyển sang trồng cây lâm nghiệp để làm kinh tế. Nhưng trồng cây lâm nghiệp thì phải đợi rất lâu mới có thu hoạch, vì vậy bà con nào trồng cây lâm nghiệp rồi cho tôi hỏi trồng cây gì thì nhanh thu hoạch nhất. Tôi ở miền trung vậy trồng cây gì thì hợp?" - Bác Thái chia sẻ

"Theo như con tìm hiểu thì bây giờ có mấy giống cây như: keo, thiên ngân, bạch đàn, trúc liễu là mấy giống cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, cho thu hoạch sớm đó bác!" - Anh Ngọc Hiện chia sẻ

"Vậy trong 4 cái cây đó thì cây nào nhanh nhất và có giá trị cao nhất, cây nào dễ trồng và phù hợp với miền đất tôi đang ở?" - Bác Thái chia sẻ

"Cây keo, bạch đàn, thiên ngân là những giống cây quen thuộc với nông dân mình, những cây này khoảng 5-6 năm là cho thu hoạch gỗ được rồi. Còn cây trúc liễu là giống cây mới, theo như con tìm hiểu thì: Cây Trúc Liễu là cây gỗ lớn, cho thu hoạch rất nhanh. Nếu lấy gỗ nhỏ chỉ mất 2 năm trồng, nếu là gỗ vừa thì từ 3 đến 4 năm và gỗ lớn là từ 5 đến 6 năm. Không những thế, Trúc Liễu còn là loại cây chịu mặn, chịu phèn và chịu úng nước khá tốt; ngoài ra còn có thể chịu rét, chịu hạn và ít có sâu bệnh gây hại. Với việc thích nghi được nhiều điều kiện bất lợi như vậy, Trúc Liễu giúp nâng cao hiệu suất sử dụng đất. Bác có thể tìm hiểu cụ thể kỹ thuật trồng của 4 loại cây trên rồi so sánh xem cây nào phù hợp nhất. Chúc bác thành công" - Anh Bình chia sẻ

Chia sẻ bài viết giới thiệu tổng quan về cây trúc liễu từ Agriviet: "Trúc liễu sinh thái"

1/ Giới thiệu tổng quát

Trúc liễu là cây lấy gỗ, chi Liễu, họ Liễu (Salicaceae), là tổ hợp lai giữa các loài Liễu và Trúc của Mỹ, Triều Tiên, Trung Quốc, dựa vào công nghệ sinh học trình độ cao, mang tính đột phá lớn.

Cây trúc liễu Mỹ là thành quả hợp tác nghiên cứu khoa học giữa Đại học nông nghiệp Califoocnia với nhiều Công ty giấy và Công ty giống nổi tiếng của Mỹ. Tổ hợp lai này có gen của Liễu và Trúc, có thân cây thẳng đứng như Liễu, phiến lá hẹp dài như Trúc. Các tổ chức nghiên cứu khoa học tin cậy của Trung Quốc đã du nhập Trúc liễu đưa về trồng khảo nghiệm 4 cấp của 8 vùng toàn Trung Quốc từ năm 2007, đều chứng minh rằng Trúc liễu của Mỹ tốt hơn hẳn các loại cây mọc nhanh tốt nhất của Trung Quốc, với độ tăng trưởng siêu trội, mở ra triển vọng lớn về phát triển loài cây này trong tương lai ở Trung Quốc. Đầu tháng 1 năm 2013, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ Nông – lâm nghiệp Thành Tây thuộc Trường Đại học Thành Tây đã đưa Trúc liễu vào trồng thử nghiệm ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình của Việt Nam.

Trúc liễu có tiềm lực phát trưởng cực mạnh, cao trên 20m. Vỏ cây non màu xanh, trơn nhẵn, ưu thế phát triển ngọn mạnh, khả năng phát triển chồi nách tốt. Góc cành với thân chính 30-450. Tán hình tháp, phân cành đều. Lá hình mác, lá đơn mọc xen kẽ, phiến là dài 15-22 cm, rộng 3,5-6,2 cm, ngọn lá dài, nhọn dần, mép lá có răng cưa nhỏ và rõ, mặt trên phiến lá màu xanh, mặt dưới màu trắng tro, cuống lá hơi đỏ, ngắn.

2/ Đặc điểm

Trúc liễu là cây gỗ thế hệ mới, có giá trị siêu việt, đa tác dụng với 5 đặc điểm sau đây:

2.1/ Công dụng rất rộng

Cây gỗ Trúc liễu là cây nguyên liệu công nghiệp, cây gỗ lớn, cây ven đường, cây xanh quanh nhà , trong công viên, cây rừng phòng hộ đều tốt.

2.2/ Tốc độ sinh trưởng siêu cao

Trong điều kiện lập địa phù hợp, chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu của Trúc liễu: nếu lấy gỗ nhỏ chỉ cần 2 năm, gỗ vừa 3-4 năm, gỗ lớn 5-6 năm, hiệu quả kinh tế rất cao, thu hồi vốn nhanh.

2.3/ Mật độ trồng cực dày

Trồng lấy gỗ lớn theo mật độ 4.000-5.000 cây/ha, lấy gỗ nhỏ 12.000-20.000 cây/ha, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất, là ưu tiên hàng đầu để tuyển chọn làm cây nguyên liệu công nghiệp.

2.4/ Phổ thích nghi rất rộng

Trúc liễu chịu mặn, phèn, có thể chịu đựng đất có pH 8,0-8,5, độ mặn 0,8%, chịu úng nước (ngập nước 2 tháng vẫn có thể sinh trưởng bình thường), có thể trồng được ở đất bãi ven sông hồ, đất phèn mặn, với không gian phát triển rộng lớn, nâng cao hiệu suất sử dụng đất, hạ giá thành trồng rừng. Trúc liễu còn có khả năng chịu rét, chịu hạn, ít sâu bệnh gây hại.

2.5/ Chất lượng gỗ rất tốt

Tỉ trọng gỗ khô không khí 0,428 g/m3, cường độ chịu áp lực 4.828 MPa, cường độ kháng cong vênh 4.622 MPa, hàm lượng xenlulo tổng hợp 89,88%, hàm lượng lignin 21,16%, chiều dài sợi của cây 1 năm tuổi 0,8 mm, chiều rộng xơ 18,2-29,6 μm, mật độ bình quân cây gỗ 5 năm tuổi 0,384-0,443 g/m3.Hàmlượng xenlulo của các cây nguyên liệu giấy thông thường của Âu - Mỹ chỉ 48,26%, nhưng Trúc liễu đạt 68,47%, hàm lượng xenlulo tổng hợp 89,8%, do đó, hiệu suất bột giấy rất cao, với bột cơ giới đạt 92%-95%, bột hoá học đạt 52%, tiêu hao năng lượng nghiền thấp, chỉ khoảng 18,2%. Chiều dài bình quân xơ Trúc liễu 1,263 mm, dài hơn nhiều so với cây lấy gỗ làm nguyên liệu khác, tỉ lệ dài/rộng lớn, đạt 49,2, vách tế bào xơ rất mỏng. Độ trắng bột 56-58%, dễ tẩy, tiết kiệm chi phí tẩy trắng và khử ô nhiễm, tiêu hao hoá chất tiết kiệm được trên 48%, có lợi cho bảo về môi trường. Với đặc trưng mật độ gỗ tốt, độ trắng tự nhiên cao, không rỗng ruột, không có lõi đen, gỗ Trúc liễu có chất lượng ưu trội về sản xuất ván MDF, ván sợi ép, sản xuất bột giấy hơn hẳn cây Dương ở vùng ôn đới và cây Bạch đàn ở vùng nhiệt đới, là nguyên liệu hảo hạng để sản xuất giấy cao cấp hàng trăm năm không đổi màu và làm đồ gỗ gia dụng và ván ép cao cấp.

3. Đánh giá về cây Trúc Liễu

Sau 5 năm đưa Trúc liễu vào trồng ở 40 tỉnh, thành phố, huyện từ Bắc chí Nam của Trung Quốc, các địa phương có bổ sung nhận xét cụ thể như sau:

3.1/ Trồng được mật độ cao:

- Trồng lấy gỗ, mật độ 5.000-10.000 cây/ha;

- Trồng làm nguyên liệu giấy, mật độ 37.500 cây/ha;

- Trồng chỉ để sản xuất cây giống: 150.000 cây/ha.

3.2/ Sinh trưởng nhanh

Với mật độ 5.000-10.000 cây/ha, đủ nước, phân, chăm sóc tốt, sau 4-6 năm, đường kính ngang ngực 20-40 cm, cao 20-25 m, sinh khối gỗ 1 cây đạt 0,35-0,45 m3.

3.3/ Tính kháng cao

Kháng mặn, phèn, úng hạn, rét, bệnh, kháng nén, kháng cong, kháng cắt gọt. Không bị bệnh dỉ sắt, loét thân.

3.4/ Thích ứng rộng

Trúc liễu ưa sáng, chịu rét, chịu được nhiệt độ -370C-400C, từ đất đồng bằng đến độ cao 4.000 m, đều tốt. Rễ phát triển mạnh, nẩy chồi mạnh, dễ sống, tỷ lệ sống trên 95%.

3.5/ Gỗ chất lượng tốt

Không rỗng ruột, không lõi đen, trắng đều từ ngoài đến lõi, trước khi tẩy trắng, độ trắng tự nhiên trên 60%, hiệu suất thu hồi bột 95%, xơ mềm, thớ mịn, làm nguyên liệu hảo hạng để sản xuất giấy, đóng gói, kiến trúc, xây dựng.

3.6/ Nguồn năng lượng mới

Nhiệt trị của cây cao, C/N cao, là cây sản xuất nhiên liệu tái tạo tốt, là nguyên liệu để sản xuất các loại sản phẩm gỗ, đồ gỗ cao cấp. Trong tương lai, Trúc liễu trở thành cây sản xuất năng lượng mới tốt nhất.

3.7/ Cảnh quan đẹp

Trồng ven đường, công viên, khu nghỉ dưỡng, ven đường sắt tạo mỹ quan tốt. Thân thẳng đứng, tán hẹp, phần trên cành xoè nghiêng rất đẹp.

3.8/ Phòng bão, chống cát bay tốt.

Chịu đất xấu, rễ phát triển mạnh, có thể bảo vệ đê, phòng bão, giữ cát, là cây phù hợp để phát triển rừng bảo vệ vùng bãi cát ven biển.

3.9/ Có thể xen canh trong vườn rừng

Trồng mật độ 5.000 cây/ha, theo khoảng cách 1,3 x 1,6 m, năm đầu có thể trồng xen cây khác, nuôi gà, trồng nấm dưới tán rừng. Có người ví cây Trúc liễu là “một ngân hàng xanh” với chu kỳ ngắn, hiệu quả sinh thái và kinh tế cao

3.10/ Hiệu quả kinh tế cao

Hiệu quả kinh tế cao hơn hàng chục lần so với các cây mọc nhanh khác.

Có thể bạn quan tâm: Giá mua bán cây bằng lăng tím cổ thụ tại Sài Gòn - Gốc cây bằng lăng lớn hỗ trợ giao miễn phí

4/ Tập tính sinh trưởng và ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái đối với Trúc liễu

Trúc liễu ưa sáng, chịu lạnh, có thể chịu được nhiệt độ dưới -200C, nếu nhiệt độ trên 70C, cây sinh trưởng bình thường, ưa ẩm ướt, chịu khô hạn, có tán đẹp, yêu cầu đất trồng không khắt khe, có thể sinh trưởng ở đất có độ pH 5,0-8,5, đất cát, bãi bồi, mặn, phèn. Rễ cái sâu, rễ ngang và rễ chùm phân bố đều ở các lớp đất, giữ đất tốt.

4.1/ Ánh sáng

Trúc liễu có cường độ quang hợp và hiệu suất quang hợp rất cao, đảm bảo nhu cầu tăng trưởng cực nhanh và hàm lượng xenlulo cao của cơ thể cây. Cành Trúc liễu đều phát triển theo hướng thượng, góc cành nhánh với thân chính rất hẹp, cành phân bố đều, hình thái tán cây tạo cho Trúc liễu có hiệu suất quang hợp cao và mật độ trồng cao hơn hẳn các loài cây liễu khác. Trúc liễu có cường độ quang hợp cao, tăng trưởng sinh khối nhanh ở những vùng có số giờ nắng trên 1.400 giờ/năm.

4.2/ Nhiệt độ

Nhiệt độ ấm áp có lợi cho tốc độ phát triển của Trúc liễu. Trong điều kiện ấm áp thời gian phát triển sinh khối trong 1 năm tương đối dài, vào mùa thu, cây vẫn phát triển tốt.

Ảnh hưởng của nhiệt độ chủ yếu là:

- Về tính chịu rét của Trúc liễu ở vùng rét: Trúc liễu qua đông phụ thuộc chủ yếu vào độ gỗ hoá trước khi rụng lá. Nếu trước khi rụng lá, nhiệt độ từ cao xuống thấp không quá đột ngột, thì Trúc liễu phát triển bình thường, còn ảnh hưởng của mức độ nhiệt độ thấp cực hạn không lớn.

- Về tính chịu nóng: khi trồng ở các vùng miền nam, khi nhiệt độ không khí cao hơn 350C, nếu biên độ ngày đêm dưới 100C có hiện tượng nghỉ nóng, lượng tăng trưởng suy giảm, nhưng biên độ ngày đêm trên 100C, thì dù nhiệt độ cao trên 350C, Trúc liễu vẫn phát triển bình thường.

4.3/ Nước

Trúc liễu chịu ngập úng nước tốt, có thể chịu được ngập nước không quá ngọn cây trên 2 tháng. Nếu trồng Trúc liễu ở đất ngập nước nông quanh năm, cây vẫn không chết, nhưng lượng tăng trưởng sinh khối giảm; trong khi đó nhiều cây mọc nhanh khác úng nước 1 tháng thì lá khô héo. Độ ẩm đất vừa phải, Trúc liễu phát triển nhanh, độ ẩm đất giảm xuống dưới 40%, sức tăng trưởng suy giảm. Ở nơi có điều kiện tưới, thì khi độ ẩm đất xuống dưới 30%, có tưới bổ sung, Trúc liễu sinh trưởng bình thường. Ở vùng bãi bồi ven sông hồ hoặc trồng quanh nhà, đất ẩm, Trúc liễu phát triển rất mạnh.

4.4/ Đất

Trúc liễu ưa đất màu mỡ, có hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ 2-10%, cây mọc nhanh. Đất trồng Trúc liễu có độ xốp đạt 50%, thông thoáng. Trên đất pha cát giữ ẩm tốt, Trúc liễu lớn nhanh. Trên đất cát, thịt, Trúc liễu mọc kém hơn.

Trúc liễu sinh trưởng bình thường trên đất có pH < 8,5, độ mặn dưới 80/00, trong khi đó, các cây mọc nhanh khác chỉ chịu được độ mặn dưới 30/00. Khi pH của đất > 8, tỷ lệ cây sống thấp, sinh trưởng của Trúc liễu kém.

>> Mua bán giống cây bằng lăng tím, vàng, hồng trên MuaBanNhanh ✅ Giá hạt, cây giống bằng lăng ổi trồng chậu bonsai dáng đẹp, nhiều hoa làm kiểng, gốc cây bằng lăng cổ thụ, công trình, bằng lăng rừng Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phú, Thái, Nhật. Xem ngay tại: Cây bằng lăng

5/ Quy luật sinh trưởng của Trúc liễu

Trúc Liễu của Mỹ có phổ thích nghi rộng, phạm vi không gian trồng rất rộng, có thể phát triển ở mọi vùng sinh thái từ nam chí bắc, chênh lệch thời kỳ vật hậu các vùng miền khoảng 20 – 30 ngày. Quá trình sinh trưởng phát dục trong 1 năm của Trúc Liễu gồm 5 giai đoạn:

5.1/ Giai đoạn nẩy chồi

Từ khi nẩy chồi cho đến khi xòe lá. Trúc Liễu nẩy chồi sớm, nhanh hơn các cây lấy gỗ khác.

5.2/ Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng mạnh mùa xuân

Bắt đầu từ khi lá xòe phát triển cành non đến thời kì sinh trưởng gia tốc của cành non. Lá xòe ban đầu nhỏ và mỏng, đến khi chồi mới phát triển, trên chồi non mọc nhiều lá mới, diện tích phiến lá của chồi mới lớn dần, các lóng của chồi non mọc nhanh, đó là thời kì sinh trưởng mạnh lần đầu của Trúc Liễu. Đặc điểm của giai đoạn này là tốc độ sinh trưởng nhanh rồi giảm dần, diện tích lá, phát triển chiều cao nhanh, thân và đường kính ngang ngực phát triển chậm.

5.3/ Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng mùa hè

Giai đoạn phát triển gia tốc của thân chính đến khi đỉnh ngọn bắt đầu dừng lại. Sau khi sinh trưởng cành non chậm lại, sinh trưởng dinh dưỡng lại bước vào đợt đỉnh cao mới. Đặc điểm sinh trưởng giai đoạn này là phát triển đường kính ngang ngực gia tăng rõ, mức độ gỗ hóa của thân chính và chồi mới gia tăng rõ, phiến lá lớn và màu xẫm, tầng ligin dày, sau khi bước vào đỉnh sinh trưởng, các cành phía dưới thân chính sinh trưởng chậm lại.

5.4/ Giai đoạn chuẩn bị qua đông

Từ khi thân chính và cành nhánh dừng sinh trưởng đến khi rụng lá, bước vào cuối thu đầu đông, thân chính từ dưới lên trên dần dần ngừng sinh trưởng, các cành ở phần dưới thân chính có thời kì sinh trưởng ngắn hơn cành nhánh phía trên. Hàm lượng nước nước trong cành giảm, mức độ gỗ hóa gia tăng, lá bắt đầu rụng, sinh trưởng của Trúc Liễu ngừng lại.

5.5/ Giai đoạn ngủ nghỉ

Lá cây rụng hết, bước vào thời kì ngủ nghỉ, hoạt động sống ngừng lại, bộ rễ vẫn tiếp tục phát triển.

>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây Trúc Liễu

  1. Trang chủ
  2. Trồng trọt
  3. Cây giống
  4. Giống cây Lâm Nghiệp
  5. Giống cây Trúc Liễu
Share Share Tweet Share Pin 0 Tumblr

Giới thiệu về cây Trúc Liễu Trồng trọt, Cây giống, Giống cây Lâm Nghiệp, Giống cây Trúc Liễu

Đăng bởi Mai Tâm Tags: cây trúc liễu, cây trúc liễu mỹ, giống cây trúc liễu, Kỹ thuật trồng cây Trúc Liễu, trồng cây trúc liễu

Các bài viết liên quan đến Giới thiệu về cây Trúc Liễu, Trồng trọt, Cây giống, Giống cây Lâm Nghiệp, Giống cây Trúc Liễu

  • Có nên trồng cây vối trước cửa nhà? 402
  • Cách trồng cây Vối trong chậu tại nhà 284
  • 5 bước trồng cây trà xanh trong chậu đơn giản tại nhà phố, sân thượng, ban công 239
  • Cách trồng cây trà xanh tại nhà 287
  • Phân biệt công dụng của hai loại cây cùng có tên “bồ đề” 244
  • Hướng dẫn kỹ thuật trồng đậu Cô ve leo 42836
  • Những sâu bệnh thường gặp trên cây Ớt 10648
  • Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại Hành Lá 30610
  • Một số sâu bệnh thường gặp trên Mướp Đắng và biện pháp phòng trừ 19400
  • Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây Cà Rốt 5267

Từ khóa » Cây Trúc Liễu Lấy Gỗ