Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ - “Đệ Nhất Cổ Tự” | Saigon Star Travel
Có thể bạn quan tâm
Cố đô Huế là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến du lịch Đà Nẵng – Huế, du khách không chỉ được tham quan những thắng cảnh nơi đây mà còn được chiêm ngưỡng và tìm hiểu những nét kiến trúc văn hóa, lịch sử đi cùng năm tháng mà điển hình trong số đó là đệ nhất cổ tự Chùa Thiên Mụ. Bài viết này, Saigon Star Travel sẽ giới thiệu về Chùa Thiên Mụ để giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho chuyến đi sắp tới của mình.
NỘI DUNG CHÍNH
Đôi nét giới thiệu về Chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây, Chùa nằm giữa một không gian non nước hữu tình – đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm thi ca nhạc họa. Vẻ đẹp của ngôi chùa được tạo nên từ sự hòa quyện giữa giá trị lịch sử, tâm linh và giá trị văn hóa nghệ thuật độc đáo. Chùa Thiên Mụ Huế được xếp vào diện “Thần Kinh Nhị Thập Cảnh” bởi vua Thiệu Trị
Vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ hơn 400 năm tuổi cổ nhất xứ Huế
Tên gọi của chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ được xếp vào hai mươi thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh”. Do đích thân vua Thiệu trị sáng tác và được ghi vào bia đá dựng gần cổng chùa. Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi. Nhà vua sợ chữ “Thiên“ phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (Bà mụ linh thiêng). Mãi đến năm 1869, vua mới cho dùng lại tên Thiên Mụ như trước. Bởi vậy trong dân gian, người ta vẫn dùng cả hai tên khi muốn nhắc đến chùa này.
Toàn cảnh chùa Thiên Mụ từ trên cao
»»» Xem thêm: Khám Phá Du Lịch Huế – Xứ Thơ Việt Nam
Truyền thuyết chùa Thiên Mụ
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, Ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này. Trong một lần rong ruổi vó ngựa dọc bờ sông Hương ngược lên đầu nguồn, ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng nước trong xanh uốn khúc. Thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cho biết, ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi,. Nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn
Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.
Hình ảnh xưa về chùa Thiên Mụ (nguồn: ST)
Chùa Thiên Mụ nằm ở đâu?
- Địa điểm: Hương Hòa, Thành phố Huế, Hương Hòa Thành phố Huế
- Giờ mở cửa: từ 8h đến 18h
Có nhiều phương tiện để đến chùa Thiên Mụ. Nếu bạn đi từ phía trung tâm cố đô Huế thì có thể bắt taxi hoặc xe máy, xích lô,…Sau đó, bạn đi thẳng đến đường Đặng Thái Thân rồi rẽ trái để vào đường Yết Kiêu. Tiếp tục đi thêm một đoạn nữa thì rẽ trái vào đường Lê Duẩn. Khi nào gặp vòng xuyến thì rẽ phải vào đường Kim Long. Từ đây, đi thêm khoảng 2km sẽ đến chùa.
Kiến trúc bề thế của Chùa Thiên Mụ Huế
Đến với chùa Thiên Mụ Huế, du khách sẽ thấy quần thể nhiều công trình kiến trúc đẹp mắt và bề thế, trong đó nổi bật là Đại điện Hùng Chùa Thiên Mụ. Trong khuôn viên của chùa là cả một vườn hoa cỏ được chăm sóc vun trồng hàng ngày.
Ở đó, hòn non bộ của vị tổ nghề hát tuồng Việt Nam Đào Tấn được đặt gần chiếc xe ô tô – di vật của cố Hòa thượng Thích Quảng Đức. Cuối khu vườn là khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu- vị trụ trì nổi tiếng của chùa Thiên Mụ, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho những hoạt động ích đạo giúp đời.
Khu mộ tháp của cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Trên những mái chùa là những chi tiết chạm trổ rất nghệ thuật, điêu luyện. Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, lịch sử hiếm có,. Chùa Thiên Mụ còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá, những bức hoành phi, những câu đối cổ; những bức tượng cổ quý hiếm, nhiều bia đá chuông đồng. Vừa quý giá về lịch sử, vừa giá trị về nghệ thuật.
Từ sân chùa nhìn xuống là dòng sông Hương lững lờ trôi nhẹ nhàng, giữa vùng trời nước mênh mông thăm thẳm. Những chiếc thuyền neo đậu hiền hòa dưới bến, chờ đợi những người khách đang viếng thăm chùa.
Hình ảnh chùa Thiên Mụ lặng lẽ soi mình bên dòng sông Hương
»»» Xem thêm: Đôi nét giới thiệu về Kinh thành Huế
Các công trình đặc sắc của Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ trải qua nhiều biến cố lịch sử. Được trùng tu tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn nhưng các công trình này vẫn mang nét đẹp lịch sử. Lưu giữ trọn vẹn nhất cái hồn, cái sắc của nền văn hóa dân tộc.
Điện Đại Hùng
Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế là Điện Đại Hùng. Điện còn là nơi thờ cúng Phật Di Lặc. Trong điện, ngoài những tượng phật bằng đồng sáng chói,. Còn có treo một khánh đồng được đúc năm 1677 và một bức hoành phi bằng gỗ sơn son thếp vàng. Do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng vào năm 1714. Đặc biệt, khoảng đất phía sau Điện Đại Hùng là nơi chôn cất của Pháp sư Thích Đôn Hậu – Trụ trì của chùa.
Điện Đại Hùng- chánh điện của chùa Thiên Mụ
Tháp Phước Duyên
Được xây dựng thêm một ngôi tháp bát giác có tên là Từ Nhân, sau đổi thành Phước Duyên. Tháp được xây ở trước chùa có chiều cao 21m, gồm 7 tầng và mỗi tầng đều có thờ tượng Phật, riêng tầng trên cùng có một pho tượng Phật bằng vàng. Tháp Phước Duyên là kiến trúc gắn liền với chùa Thiên Mụ.
Hai bên tháp Phước Duyên có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc đời chúa Nguyễn Phúc Chu. Đình Hương Nguyện nằm ở phía trước tháp
Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ
Một nhà tứ giác bên tháp Phước Duyên
Đình Hương Nguyện
Đình Hương Nguyên được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị và nằm ở ngay phía trước của tòa Phước Duyên. Trước đây, Đình Hương Nguyên là một công trình kiến trúc hoành tráng và độc đáo. Tuy nhiên, vào năm 1904 có một cơn bão đổ bộ khiến cho Đình Hương Nguyên đã bị hư hỏng. Sau này người ta đã phục dựng lại để đón du khách tham quan.
Đặc biệt, ở Đình Hương Nguyên hiện nay còn đang trưng bày một chiếc xe Austin của cố hòa thượng Thích Quảng Đức – người để lại trước khi châm lửa tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Xe Austin của cố hòa thượng Thích Quảng Đức ở đình Hương Nguyện
Điện Địa Tạng và điện Quán Âm
Ngay sau lưng điện Đại Hùng bạn sẽ đến với điện Địa Tạng và điện Quan Thế Âm. Nếu như tòa điện Địa Tạng được xây dựng trên nền Di Lạc và trạm trổ những hoa văn tinh tế thì điện Quán Âm lại ẩn mình trong lùm cây và vô cùng giản dị,. Không có những hoa văn trạm trổ. Bên trong điện có bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đúc bằng đồng ngồi trên đài sen. Ở hai bên điện là nơi thờ thập vị Điện Vương, mỗi bên có 10 vị thần.
Điện Địa Tạng Huế
Điện Quán Âm – chùa Thiên Mụ
»»» Tham khảo thêm: Tour Du Lịch Đà Nẵng Hội An Huế 4 Ngày 3 Đêm
Cổng Tam Quan
Đây là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân – Quỷ – Thần. Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.
Cổng Tam Quan vào chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ giá vé bao nhiêu?
Chùa mở cửa tự do cho tất cả các ngày trong tuần để phục vụ du khách, phật tự tham quan và vãn cảnh. Có một lưu ý nhỏ là khi đến thăm chùa Thiên Mụ Huế hay bất kể ngôi chùa nào, bạn nên mặc quần áo nhã nhặn, kín đáo. Không nên mặc váy hoặc những bộ quần áo quá ngắn. Điều này thể hiện cho sự chỉn chu và văn hóa thờ cúng của chùa
Chùa Thiên Mụ như một chứng nhân lịch sử diễn ra trên đôi bờ sông Hương. Ngôi chùa vẫn luôn tồn tại trong tâm thức người dân Huế nói riêng và đời sống văn hóa người Việt Nam nói chung. Mặc dù không có nhiều tượng Phật như các chùa khác. Nhưng nhìn tổng quan, khuôn viên chùa như một cung điện, dinh thự của các bậc vua chúa. Quan lại xứ Huế ngày xưa. Vãn cảnh chùa, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng. Khách bước qua khỏi cổng chùa đã thấy lòng lắng lại, tĩnh tâm, . Bỏ lại đằng sau những phiền muộn, lo âu.
Nếu đã đến xứ Huế, nhất định bạn phải ghé qua địa danh Chùa Thiên Mụ. Đây sẽ là một trong những điểm đến hứa hẹn những trải nghiệm vui vẻ và đáng nhớ của bạn. Hy vọng đôi nét giới thiệu về chùa Thiên Mụ xứ Huế của Saigon Star Travel sẽ giúp bạn có những thông tin bổ ích nhất cho chuyến đi sắp tới
Từ khóa » Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ Bằng Tiếng Anh
-
Viết Về Chùa Thiên Mụ Bằng Tiếng Anh - Quà Tặng Tiny
-
Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ Bằng Tiếng Anh
-
Viết 1 đoạn Văn Ngắn Bằng Tiếng Anh Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ Tại ...
-
Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ Bằng Tiếng Anh - Hàng Hiệu
-
Thiên Mụ Temple - Wikipedia
-
Giới Thiệu Về Chùa Thiên Mụ - Phạm Hoàng Thị Trà Giang - Hoc247
-
Top 9 Giới Thiệu Chùa Thiên Mụ Bằng Tiếng Anh 2022 - LuTrader
-
Giới Thiệu Về Huế Bằng Tiếng Anh ❤️️ 11 Bài Văn Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ ❤️️15 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Thuyết Minh Về Chùa Thiên Mụ – Đề Và Văn Mẫu 8
-
Giới Thiệu Về Huế Bằng Tiếng Anh (Top 3 Bài Cuốn Hút)
-
[Tài Liệu Thuyết Minh] Thuyết Minh Du Lịch Về Huế Bằng Tiếng Anh
-
Viết đoạn Văn Về Chùa Thiên Mụ Bằng Tiếng Anh - Tôi Hướng Dẫn
-
Mn Giúp Với ạ <<< Viết 1 đoạn Văn Ngắn Nói Về Chùa Thiên Mụ ở Huế ...