Giới Thiệu Về Khái Niệm Cung Và Cầu

Những kiến thức cơ bản của mô hình cung - cầu này là rất cần thiết trước khi tìm hiểu những khía cạnh phức tạp của kinh tế. Cung và cầu thể hiện mối quan hệ giữa số lượng và giá cả của hang hoá. Mặc dù có rất nhiều lí thuyết xung quanh cung và cầu, bài viết này chỉ tập trung vào giải thích mô hình này ở dạng đơn giản nhất

Cung – Giải thích

Mặc dù mọi bài học đều bắt đầu với giải thích khái niệm Cầu, tôi thấy rằng kiến thức về Cung mang tính trực quan hơn và từ đó giải thích những khái niệm khác dễ hơn

Hình 1: Giá và Cầu

Biểu đồ trên mô tả về mối quan hệ cơ bản nhất giữa giá của một mặt hàng và nhu cầu từ quan điểm của người tiêu dùng. Đây thực sự là một trong những sự khác biệt quan trọng nhất giữa các đường cung và đường cầu. Trong khi đường cung được rút ra từ phía các nhà sản xuất, đường cầu xuất phát từ quan điểm của người tiêu dùng. Khi giá của một mặt hàng tăng, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, nhu cầu cho mặt hàng đó có xu hướng đi xuống. Giả định rằng, mặt hàng trong trường hợp này là tivi. Nếu TV được bán với giá rẻ $5 mỗi chiếc, người tiêu dùng sẽ mua với số lượng lớn. Thậm chí mọi người sẽ mua TV nhiều hơn họ cần - đặt TV ở mỗi phòng và thậm chí một số mua về lưu trữ. Về cơ bản, do tất cả mọi người có thể dễ dàng mua một TV, nhu cầu về các sản phẩm này sẽ vẫn ở mức cao. Mặt khác, nếu giá của TV là $ 50.000, thiết bị này sẽ là một sản phẩm tiêu dùng mà chỉ những người giàu mới có khả năng chi trả. Trong khi hầu hết mọi người vẫn muốn mua TV, với mức giá hiện nay, nhu cầu của họ sẽ là cực kỳ thấp.

Có một số giả định quan trọng trong mô hình này: Thứ nhất, không có sự khác biệt giữa các sản phẩm - đó là chỉ có một loại sản phẩm được bán tại một mức giá duy nhất cho tất cả khách hàng. Thứ hai, trong mô hình này, các mặt hàng là một mong muốn cơ bản và cần thiết của con người, không phải là một nhu yếu phẩm như thực phẩm (mặc dù TV là một tiện ích quan trọng, nó không phải là một yêu cầu thiết yếu). Thứ ba, mặt hàng này không có sản phẩm thay thế và người tiêu dùng cho rằng giá vẫn ổn định trong tương lai. Mặc dù vậy, giả định như vậy là không thực tế trong thế giới thực, và bạn cần phải hiểu lý thuyết đằng sau mô hình này.

Cung - Giải thích

Cách thức hoạt động của đường cung tương tự đường cầu, nhưng đường cung thể hiện mối quan hệ giữa giá cả và nguồn cung cấp của một mặt hàng từ phía của nhà sản xuất thay vì của người tiêu dùng.

Hình 2: Giá và Cung

Khi giá một sản phẩm tăng, nhà sản xuất sẽ sản xuất thêm để có lợi nhuận lớn hơn. Tương tự như vậy, giá cả đi xuống sẽ ảnh hưởng tới sản xuất bởi nhà sản xuất không đủ khả năng chi trả phí đầu vào để làm ra sản phẩm cuối cùng. Trở lại với ví dụ về tivi, nếu các chi phí đầu vào để sản xuất TV là $ 50 cộng với các chi phí nhân công, sản xuất sẽ không mang lại lợi nhuận nếu giá bán TV thấp hơn $ 50. Mặt khác, khi giá cả tăng, các nhà sản xuất sẽ sản xuất nhiều hơn để đạt lợi nhuận cao. Ví dụ, nếu giá tivi là $ 1.000, nhà sản xuất có thể tập trung vào tivi bên cạnh các mặt hàng khác. Giả dụ các biến chi phí không đổi, tăng giá bán của TV đến $ 50,000 sẽ có lợi cho các nhà sản xuất và tạo ra động lực sản xuất nhiều tivi hơn. Mục đích tối đa hoá lợi nhuận khiến đường cung có chiều đi lên. Một giả định cơ bản của lí thuyết này nằm ở việc nhà sản xuất không có khả năng tự định giá. Giá các sản phẩm được thị trường, thay vì các nhà sản xuất quyết định. Nhà sản xuất chỉ có thể xác định số lượng sản phẩm. Giống với đường cầu, không phải lúc nào mô hình cũng tối ưu, chẳng hạn như trong các thị trường độc quyền, nhưng cần có một giả định chung để hiểu tiền đề của đường cung.

Tìm điểm cân bằng

Người tiêu dùng thường tìm kiếm chi phí thấp nhất, trong khi các nhà sản xuất được khuyến khích để tăng đầu ra chỉ với chi phí cao hơn. Đương nhiên, giá lý tưởng một người tiêu dùng sẽ phải trả cho một sản phẩm là 0 đồng. Tuy nhiên, như vậy là không khả thi khi các nhà sản xuất sẽ không thể tiếp tục kinh doanh. Các nhà sản xuất tìm cách bán sản phẩm của mình với giá càng cao càng tốt. Tuy nhiên, khi giá trở nên bất hợp lý, người tiêu dùng sẽ thay đổi sở thích của mình và ngừng tiêu thụ sản phẩm. Một sự cân bằng cần phải đạt được trong đó cả hai bên đều có thể tham gia vào các giao dịch kinh doanh đang diễn ra với lợi ích của người tiêu dùng và người sản xuất. Về mặt lý thuyết, mức giá tối ưu mà nhà sản xuất và người tiêu dùng đạt được tối đa lợi ích nằm ở điểm đường cung và cầu giao nhau. Độ lệch từ điểm này ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế, được gọi là "deadweigh loss"(*).

(*) Trường hợp sản lượng ở dưới hoặc trên mức sản lượng cân bằng, nó tạo ra "deadweight loss" (DWL). Đây là phần mất đi trong tổng thặng dư "total surplus", do việc sản xuất ko hợp lý (sản lượng ít hoặc nhiều hơn mức cân bằng).

Hình 3: Mối quan hệ giữa Giá và Cung - Cầu

Điểm mấu chốt

Các lý thuyết về cung và cầu không chỉ liên quan đến các sản phẩm vật chất như tivi hay quần áo, nó cũng được áp dụng với mức lương và sự chuyển dịch lao động. Lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô cao cấp hơn điều chỉnh các giả định về đường cung và đường cầu để mô tả chính xác các định nghĩa về thặng dư kinh tế, chính sách tiền tệ, yếu tố bên ngoài, tổng cung, kích thích tài khóa, độ co giãn và sự thâm hụt. Trước khi nghiên cứu những vấn đề phức tạp hơn, những điều cơ bản của cung và cầu phải được hiểu đúng.

Từ khóa » Khái Niệm Cung Và Cầu Cho Ví Dụ