Giới Thiệu Về Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn - Việt Thương Music School

Trịnh Công Sơn (28/2/1939 – 1/4/2001) là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam. Trong sự nghiệp âm nhạc, ông đã sáng tác trên 600 tác phẩm, phần lớn là tình ca. Nhiều ca khúc của ông có thông điệp phản chiến trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và do đó đã chịu sự cấm đoán, hạn chế của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và ngay cả của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau này. Nhạc của Trịnh Công Sơn được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng thành công hơn cả là Khánh Ly.

Tiểu sử nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

  • Tên thật: Trịnh Công Sơn
  • Ngày sinh: 28 tháng 2 năm 1939 tại Đắk Lắk
  • Ngày mất: 1 tháng 4 năm  2001  tại Thành phố Hồ Chí Minh
  • Nghề nghiệp: Nhạc sĩ
  • Thể loại Tình khúc: 1954-1975
  • Tác phẩm nổi tiếng: Diễm xưa, Biển nhớ, Tuổi đá buồn, Một cõi đi về
  • Ca sĩ trình bày thành công:Khánh Ly

Cuộc đời Trịnh Công Sơn trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, chế độ cũng như giai đoạn sáng tác. Trịnh Công Sơn quê làng Minh Hương, tổng Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

–  Ông sinh tại cao nguyên Lạc Giao (xã Lạc Giao – hiện nay là phường Thống Nhất, Ban Mê Thuột), tỉnh Đắk Lắk. Ông lớn lên tại Huế, tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, khoa Triết học (1962-1964) tại Quy Nhơn. Sau đó ông trốn lính, vào Bảo Lộc (Lâm Đồng) và làm nghề dạy học.

–  Ông bắt đầu viết nhạc năm 1958. Tác phẩm đầu tiên của ông là Ướt mi, được xuất bản năm 1959. Từ đó tên tuổi của ông được nhiều người biết đến. Trong những năm sau đó, nhạc của ông được phổ biến và được nhiều ca sĩ trình diễn, đặc biệt là Khánh Ly. Vì lời lẽ trong nhiều bài hát của ông có tính chất phản chiến, nhà cầm quyền miền Nam đã cấm lưu hành vài tác phẩm của ông. Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn đối lập, cũng không tán thành việc ông gọi  Chiến tranh Việt Nam là “nội chiến” trong bài Gia tài của mẹ[2], vì cho rằng đây là cuộc chiến tranh chống xâm lược và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, nhiều bài hát của ông lại rất thịnh hành trong công chúng cho đến hôm nay.

–  Một số bài hát của Trịnh Công Sơn đã đến với công chúng Nhật Bản năm 1970 như Diễm Xưa (do Khánh Ly biểu diễn bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt), Ca dao Mẹ, Ngủ đi con.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông lên đài truyền thanh Sài Gòn hát bài Nối vòng tay lớn, bài hát nói về ước mơ hòa hợp dân tộc hai miền Nam Bắc mà ông viết từ năm 1968.

Theo BBC, sau khi chiến tranh kết thúc, có những nguồn tin theo tác giả Bùi Đức Lạc thì Trịnh Công Sơn đi kinh tế mới vài năm.

Những năm sau 1975, sau thời gian tập trung lao động, ông làm việc tại Hội  Âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh, tạp chí Sóng nhạc. Từ thập niên 1980, Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác lại, và có viết một số bài có nội dung ca ngợi chế độ mới như Thành phố Mùa Xuân, Em ở nông trường em ra biên giới, Huyền thoại Mẹ… Sau đó nhà nước Việt Nam đã nới lỏng quản lý văn nghệ, ông lại tiếp tục đóng góp nhiều bản tình ca có giá trị.

Ngoài âm nhạc, tác phẩm của ông còn gồm nhiều thể loại thuộc các lĩnh vực như thơ, văn và hội họa.

Ông cũng là một diễn viên điện ảnh nghiệp dư, năm 1971 ông thủ vai chính trong phim Đất khổ [5] [6]. Phim hoàn tất năm 1974, nhưng chỉ được chiếu cho công chúng xem 2 lần rồi không được phép trình chiếu ở Miền Nam Việt Nam với lý do “có tính phản chiến” [7] [8]. Sau năm 1975, bộ phim không được trình chiếu tại Việt Nam[9].Bộ phim được chọn là phim Việt Nam chính trong Liên hoan phim Á Mỹ năm 1996.

Ông bị bệnh gan, thận và tiểu đường. Ông mất tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh tiểu đường.

Suốt đời, Trịnh Công Sơn yêu nhiều nhưng không chính thức kết hôn với ai, và cũng chưa chính thức công nhận con.

Sự nghiệp sáng tác

Trịnh Công Sơn sáng tác được khoảng hơn 600 ca khúc[10], những tác phẩm không những mang đậm một phong cách riêng mà còn gửi gắm một triết lý. Ông từng lý giải cho cái sự sáng tác của mình: “Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo…”[11].

Nhạc tình

Tình yêu là đề tài lớn nhất trong các tác phẩ của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca chiếm đa s trong danh mục nhạc phẩm. Khả năng viết nhạc tìn của họ Trịnh tưởng chừng không biết mai một the năm tháng, theo thời đại: từ 1958 với Ướt mi đã nổ tiếng cho đến thập niên 1990 vẫn có những bản tìn ca thấm thía: Như một lời chia tay, Xin trả nợ người…

Nhạc tình của ông đa số là nhạc buồn, thườn nói  lên  tâm  trạng  buồn  chán,  cô  đơn  như  trong Sương đêm, Ướt mi, những khúc tình ngầm mang sầu ly biệt như Diễm xưa, Biển nhớ, hay tiếc nuối một cái gì đã qua: Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Hoa vàng mấy độ… Ngoài ra còn những bài triết lý tình, mang một bóng dáng ngậm ngùi, lặng lẽ của người tình từng trải: Cỏ xót xa đưa, Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng…

Những bài hát này có giai điệu nhẹ nhàng, dễ hát, thường được viết với tiết tấu chậm, thích hợp với điệu Slow, Blues hay Boston. Phần lời được đánh giá cao nhờ  đậm chất thơ, bề ngoài trông mộc mạc nhưng rất thâm trầm sâu sắc, đôi khi mang những yếu tố tượng trưng, siêu thực.

Nhạc tình của Trịnh Công Sơn rất phổ biến tại Việt Nam, nhạc sĩ Thanh Tùng từng gọi Trịnh Công Sơn là “người Việt viết tình ca hay nhất thế kỷ”.

Nhạc phản chiến

Tên tuổi của Trịnh Công Sơn còn gắn liền với một loại nhạc mang tính chất chống lại chiến tranh, ca ngợi hòa bình mà người ta thường gọi là nhạc phản chiến,  sau này tài tử hơn và để tránh nhầm lẫn với những ca khúc phản chiến của tác giả  khác, người ta gọi là Ca khúc da vàng.

Theo Bửu Chỉ [4], Trịnh Công Sơn bắt đầu sáng tác dạng nhạc này vào khoảng năm 1965 – 1966. Năm 1966, ông cho ra đời tập Ca khúc Trịnh Công Sơn, trong đó có manh nha một xu hướng chính trị yếm thế. Đến năm 1967, nhạc Trịnh lên đến đỉnh  cao của sự phản chiến bằng tập Ca khúc da vàng. Năm sau, ông cho ra tiếp tập Kinh Việt Nam. Từ năm 1970 tới 1972 ông tự ấn hành được hai tập nhạc phản chiến là Ta phải thấy mặt trời và Phụ khúc Da Vàng.

Nhạc phản chiến của họ Trịnh phần lớn viết bằng điệu Blues, cộng với lời ca chân tình thống thiết, trở nên những bài hát rất cảm động nhưng không hề yếu đuối, bỉ mị. Những bản nhạc này được ông cùng Khánh Ly đem đi hát ở nhiều nơi tại miền Nam, được nhiều người nhất là giới sinh viên nhiệt tình ủng hộ. Đây cũng là loại nhạc làm cho danh tiếng của Trịnh Công Sơn lan ra thế giới: nhờ nhạc phản chiến ông được một Đĩa Vàng (giải thưởng âm nhạc) tại Nhật và có tên trong từ điển bách khoa Encyclopédie de tous les pays du monde của Pháp.

Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn được cho là có vai trò không nhỏ trong giai đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam. Cũng vì loại nhạc này mà ông đã bị tẩy chay nhiều lần từ cả hai phe đối địch. Nhưng về phía Trịnh Công Sơn, không thể phủ nhận rằng ông đã trở thành một tên tuổi đặc biệt nhờ vào dòng nhạc này.

Cho đến nay, sau hơn 30 năm hòa bình, rất nhiều bài hát của ông vẫn còn bị cấm trình diễn tại Việt Nam, dù rất phổ biến (và được Khánh Ly phát hành băng nhạc) tại miền Nam trong thời chiến tranh Việt Nam (như bài Chính chúng ta phải nói hòa bình, Hát trên những xác người, Ta đi dựng cờ, Ta quyết phải sống)

Nhạc khác

Ngoài các bản nhạc tình và nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn còn để lại những tác phẩm viết về quê hương: Chiều trên quê hương tôi, viết cho trẻ em: Em là hoa hồng nhỏ, Mẹ đi vắng, và cả những bài có thể xếp vào loại nhạc đỏ: Huyền thoại mẹ, Em ở nông trường em ra biên giới, Nối vòng tay lớn. Trong đó những bản viết cho thiếu nhi nổi tiếng hơn cả.

Vinh dự

  • Năm 1972, ông đoạt giải thưởng Đĩa Vàng ở Nhật Bản với bài Ngủ Đi Con[12] (trong Ca Khúc Da Vàng) qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ nhì các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc Ngủ Đi Con trở thành 1 hit ở Nhật Bản[13].
  • Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim “Tội Lỗi Cuối Cùng”.
  • Giải Nhất của cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với bài Em Ở Nông Trường, Em Ra Biên Giới.
  • Giải Nhất cuộc thi “Hai mươi năm sau” với bài Hai Mươi Mùa Nắng Lạ
  • Năm 1997 ông đoạt giải thưởng lớn của Hội Nhạc Sĩ cho một chuỗi bài hát:Xin Trả Nợ Người, Sóng Về Đâu, Em Đi Bỏ Lại Con Đường, Ta đã thấy gì hôm nay
  • Trịnh Công Sơn có tên trong tự điển bách khoa Pháp Encyclopédie de tous les pays du monde (Coll. Les Millions)

Ca sĩ thể hiện

Tên tuổi gắn liền với những bài hát nhạc Trịnh Công Sơn là Khánh Ly. Khánh Ly đã thể hiện hầu hết những ca khúc của Trịnh Công Sơn và được cho là thành công nhất. Nhưng Khánh Ly không phải người đầu tiên hát nhạc này, trước đó đã có Thanh Thúy, Hà Thanh giới thiệu những sáng tác đầu tay của Trịnh Công Sơn ra công chúng.

Ngoài ra, nhiều ca sĩ hát nhạc Trịnh Công Sơn, tuy ít, cũng rất thành công như Thái Thanh, Lệ Thu, Lan Ngọc. Giọng nam thì có Tuấn Ngọc được Trịnh Công Sơn đánh giá rất cao khi hát nhạc của ông.

Ở Việt Nam sau 1975 cũng có những người hát nhạc Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, Trịnh Vĩnh Trinh theo phong cách mới và được một số khán giả đón nhận.[14][15]

Cũng nên kể đến những ca sĩ trẻ muốn dấn thân vào hát nhạc Trịnh Công Sơn bằng phong cách “mới” và “lạ”, để rồi gặt hái sự không thành công, tiêu biểu là Thanh Lam, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng sau khi trình bày các ca khúc đã gặp phải sự phản đối của dư luận. [16] [17]

Đời sống tình cảm

Trịnh Công Sơn không có vợ, nhưng ông có những mối tình đẹp và lãng mạn với những phụ nữ nổi tiếng không những ở Việt Nam mà ở cả ngoại quốc. Mối tình đầu của ông là với ca sĩ Khánh Ly,rồi sau đó với một cô gái Nhật Bản làm luận án tiến sĩ về âm nhạc Trịnh Công Sơn, mối tình thứ ba của ông là với ca sĩ Hồng Nhung và mối tình thứ tư của ông là với VA…, khi ông mất VA là một trong số các người thân ở bên cạnh ông.

Những năm cuối cùng của cuộc đời, niềm say mê lớn nhất, Trịnh Công Sơn gần như dành hết cho ca sĩ Hồng Nhung mà theo ông là “Một người quá gần gũi không  biết phải gọi là ai!”… Với Hồng Nhung, tâm hồn Trịnh gần như trẻ lại, khiến bước chân ông trở nên bối rối, ngập ngừng với buổi hẹn.

Ca sĩ Hồng Nhung kể lại tình cảm của cô dành cho Trịnh Công Sơn và của Trịnh dành cho cô lần đầu gặp mặt: “Lần đầu tiên đứng trước nhau, cả tôi và anh Sơn đều run. Tôi run vì quá trẻ và Sơn run vì anh quá… già!”[21]

Hoàng Anh, một người bạn gái khác của Trịnh nói về tình yêu đối với ông: “Hiện tôi vẫn để ảnh tưởng nhớ Trịnh Công Sơn trong phòng ngủ, nhưng chồng tôi không bao giờ thắc mắc, mà luôn tôn trọng thế giới riêng của tôi”‘. [22].

Tình yêu của Trịnh dành cho nhiều phụ nữ trẻ, đẹp và nổi tiếng, họ yêu ông say đắm, khi ông mất có người còn xin gia đình cho được để tang ông, nhưng ông không sống khăng khít với một phụ nữ nào [23]. Tài năng của ông luôn liên tục thăng hoa, ngoài âm nhạc ông còn đóng phim, hội họa [24]…. Nhưng ông nhìn nhận cuộc đời và giành tình cảm cho đời một cách rất giản đơn với không hề tham vọng, ông nói một cách thản nhiên về cuộc đời: Cái chết chẳng qua cũng chỉ là một sự đùa cợt sau cùng của cuộc sống.[25]

Nhận xét

  • Nhạc sĩ Phạm Duy[26]:

Tình yêu trong nhạc của anh là những cảm xúc dữ dội như trái phá con tim mù loà, như nỗi chết cơn đau thật dài, như vết thương mở rộng… Cuộc đời là hư vô chủ nghĩa, con người sống trong cảnh Chúa, Phật bỏ loài người. Cuộc đời còn là đám đông nhưng cũng là quán không. Con người là cát bụi mệt nhoài, bao nhiêu năm làm kiếp con người, chợt một chiều tóc trắng như vôi… Tất cả nói lên sự muộn phiền, đau đớn…

–             Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc – Cộng Nhạc thần thoại quê hương, nhạc tình yêu và thân phận con người của Trịnh Công Sơn có một tư tưởng chỉ đạo khá rõ, dù toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác chữ lẫn hồn thơ, nghe bảng lảng, mơ hồ khó phân định cho đúng nghĩa, nhưng nếu nghe kỹ cũng tìm ra ý chính: Trịnh Công Sơn muốn nói lên nỗi đau con người trong cuộc sống hiện đại, có tình yêu, có chiến tranh, có hận thù, có cái chết dễ dàng như chết trong mơ Anh ca tụng tình yêu và — cũng như bất cứ nghệ sĩ nào ở trên đời này — anh chống bạo lực và chống chiến tranh. – Trích trong hồi ký Phạm Duy III, thời phân chia Quốc – Cộng

  • Nhạc sĩ Văn Cao[27]:

Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, người bạn già của tôi, “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là ở chính chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới. Với những lời, ý đẹp và độc đáo đến bất ngờ hôn phối cùng một kết cấu đặc biệt như một hình thức của dân ca hầu như không thay đổi, Trịnh Công Sơn đã chinh phục hàng triệu con tim, không chỉ ở trong nước, mà ở cả ngoài biên giới nữa… – Trích trong lời bạt cuối sách trong cuốn nhạc Em còn nhớ hay em đã quên, xuất bản năm 1997.

  • Thi sĩ Bùi Giáng[28]:

Anh Sơn vô tận bấy chầy Tôi từ lẽo đẽo tháng ngày trải qua Niềm thống khổ đứt ruột rà

Còn chăng? chỉ một ấy là là chi? – Bài thơ Trịnh Công Sơn.

Chuyện bên lề

Trịnh Công Sơn là người có quan hệ xã hội rất rộng, bạn bè và người quen của ông sống nhiều nơi trên thế giới, kể cả người Việt và người nước ngoài. Ông có nhiều người bạn hoạt động trong các lãnh vực khác nhau, dĩ nhiên những người mà ông gần gũi nhất là những người hoạt động trong lãnh vực nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, hội họa và văn chương. Trịnh Công Sơn là thành viên trong nhóm “Những người bạn” , (bao gồm nhạc sỹ Thanh Tùng, Từ Huy, Trần Long Ẩn, Nguyễn Văn Hiên, Nguyễn Ngọc Thiện…). Ông rất thích uống “rượu Tây”, thích học ngoại ngữ, do đó ông nói tiếng Anh và tiếng Pháp khá trôi chảy. Trong môi trường thân mật, mỗi khi ngẫu hứng, Trịnh Công Sơn thường nói hai ngoại ngữ này với bạn bè, thậm chí nói với cả người  sơ giao nếu cảm thấy “vui vẻ” vì đồng điệu. Điều này có thể kiểm chứng qua rất nhiều người, trong đó phải kể đến họa sĩ Nguyễn Trung, ca sĩ Hồng Nhung và nhà  văn Vương Trung Hiếu (người đã dịch và tặng ông quyển “Giây phút khôn ngoan” (Minute of Wisdom) – một quyển sách về thiền học và triết lý Phật giáo mà ông rất thích, vì quyển này hợp với tạng tinh thần của ông).

Sáng tác

Sau đây là một số sáng tác tiêu biểu của Trịnh Công Sơn:

  • Ướt mi
  • Bài ca  dành  cho
  • Góp lá mùa xuân
  • Hạ trắng
  • Nối vòng tay lớn
  • Nước mắt cho quê những xác người
  • Biển nhớ
  • Bốn mùa thay lá
  • Ca dao mẹ
  • Cát bụi
  • Chiếc lá thu phai
  • Cho một người vừa nằm xuống
  • Còn tuổi  nào cho em
  • Cuối cùngcho một tình yêu
  • Dấu chân địa đàng
  • Diễm xưa
  • Du mục
  • Đại bác ru đêm
  • Đóa hoa vô thường
  • Em còn nhớ hay em đã quên
  • Hát trên  những xác người
  • Huế, Sài  Gòn, Hà Nội
  • Hãy yêu nhau đi
  • Khói trời mênh mông
  • Lại gần với nhau
  • Lời buồn thánh
  • Lời thiên thu gọi
  • Một cõi đi về
  • Nắng thủy tinh
  • Ngày dài  trên quê hương
  • Ngụ ngôn  mùa đông
  • Ngủ đi con
  • Người con gái Việt Nam da vàng
  • Người già em bé
  • Nhớ mùa  thu Hà Nội
  • Phôi pha
  • Quỳnh hương
  • Ra đồng giữa ngọ
  • Ru tình
  • Thành phố  mùa xuân
  • Tình nhớ
  • Tình xa
  • Tôi ơi  đừng tuyệt vọng
  • Tôi ru em ngủ
  • Tôi sẽ đi thăm
  • Tuổi đá buồn
  • Tự tình khúc
  • Vẫn có em bên đời
  • Vết lăn trầm
  • Xa dấu mặt trời
  • Xin trả nợ người
  • Gia tài của mẹ
  • Như cánh vạc bay
  • Như một  lời chia tay
  • Yêu dấu tan theo

Từ khóa » Tieu Su Trinh Cong Son