Giới Thiệu Về OS (part 1) - Viblo

Mình nghĩ hiện tại vẫn có rất nhiều người chưa biết OS là gì. Mặc dù đã tìm kiếm nhiều nguồn thông tin để tham khảo nhưng vẫn chưa thật sự hiểu cặn kẽ về nó. Vậy nên trong bài viết này mình sẽ giới thiệu thật chi tiết về OS nhé.

1. OS là gì?

1.1 Định nghĩa về OS

Trước tiên chúng ta hãy đọc giải thích trên Wikipedia đã nhé: "Operating System (viết tắt là OS) là một chương trình máy tính chạy trên máy tính của bạn, nó cung cấp cho người dùng hoặc phần mềm application một giao diện đã được trừu tượng hóa các phần cứng thành từng chức năng."

Với nội dung giải thích như trên thì vẫn chưa hiểu được nhỉ. OS là viết tắt của cụm Operating System, trực dịch sẽ là "hệ thống vận hành".

1.2 OS là cái không thể thiếu trong việc phát triển app

OS thông thường sẽ cung cấp cho chúng ta những chức năng mà được cho là đương nhiên phải có. Ví dụ như: _ Nhập chữ từ keyborad, thì chữ đã nhập được hiển thị trên màn hình _ Thao tác chuột hay bàn phím cảm ứng, thì sẽ biết được vị trí đã thao tác _ Cắm tai phone vào thì từ tai phone phát ra âm thanh

Bạn sẽ nghĩ vì máy tính là như thế, nên đương nhiên sẽ thực hiện được những việc này. Tuy nhiên, những chức năng cơ bản này không phải là chức năng của máy tính, mà là chức năng được thực hiện dựa vào OS. Nói thêm chút nữa là những chức năng đang được thực hiện dựa vào OS thì người phát triển application sẽ không cần phải tạo lại.

2. Vì sao cần phải hiểu rõ về OS?

2.1 Hiểu được sự phân chia vai trò giữa OS và Applidation

OS là phần mềm hỗ trợ cho nền tảng của máy tính, có thể gọi là "cơ chế của máy tính". Biết được OS của máy tính thì sẽ biết được cơ chế của máy tính, và nhờ đó biết được point của programming. Khi programming (lập trình), mặc dù chưa viết program chi tiết nhưng vẫn có thể chạy giống như những application khác. Việc đó hầu hết là đang sử dụng các chức năng mà OS cung cấp.

Khi phát triển app, nhờ việc hiểu được cặn kẽ về OS mà sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, có thể phát triển rất thuận lợi vượt trên cả mức cần thiết. Ngược lại, nếu không nắm được cơ chế và hoạt động của OS thì sẽ gây ra những ảnh hưởng như: _ Không hiểu được program _ Không hiểu được phương pháp implement _ Nguyên nhân gây ra bug

Khi đã hiểu được cơ chế và hoạt động của OS và viết ra những dòng code có cân nhắc tới hoạt động của OS, thì có thể dễ dàng tạo ra các ứng dụng với chất lượng cao đúng không nào!

2.2 Hiểu được keyword cần thiết khi phát triển

Khi lưu lại một cái gì đó hay sử dụng nội dung đã được lưu thì chúng ta sẽ dùng "file". Nơi mà file đang được lưu sẽ gọi là "directory" hay là "folder".

Những keyword này là những keyword khi lập trình nhất định phải biết. Đến đây thì dù chưa có kinh nghiệm về lập trình cũng biết đúng không nào.

Vậy khi click button, bạn có biết là từ phía OS sẽ gửi "message" tới cho program không? Thay cho "message" thì cũng có cách gọi khác là sinh ra "event".

Nếu biết được nhiều những keyword thì việc lập trình cũng sẽ trở nên smooth hơn!

2.3 Để sử dụng nhiều OS?

Bạn có thể thấy rằng môi trường phát triển sẽ khác nhau tùy vào OS. Tuy nhiên, tôi nghĩ cũng sẽ có nhiều người đau đầu với việc "Mặc dù là Windows nhưng lại muốn môi trường phát triển của Mac; muốn phát triển trên nhiều môi trường nhưng khó mà có được nhiều máy tính...". VirtualBoX sẽ giải quyết những nỗi niềm này cho chúng ta.

VirtualBoX là phầm mềm giúp build một môi trường ảo trên môi trường sử dụng, và có thể install được thêm OS khác vào. Nhờ việc cài đặt VirtualBoX mà có thể switch sử dụng qua lại nhiều OS như Window hay Linux trên môi trường MAC chẳng hạn.

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Os