Giới Thiệu Về Tháp Rùa Hồ Gươm - Biểu Tượng Của Thủ đô Hà Nội

Tháp Rùa Hồ Gươm mang phong cách lai giữa kiến trúc phương Tây và kiến trúc phương Đông, theo đánh giá của giới chuyên môn, đây là công trình có kiến trúc khá bình thường, không có gì nổi bật, có người còn xem đây là sản phẩm “thất  bại” và đề xuất dỡ bỏ. Tuy nhiên, với vị trí đắc địa nằm giữa Hồ Gươm – Trung tâm của Hà Nội, cùng nhiều câu chuyện lịch sử ly kỳ đã đưa ngọn Tháp không có gì nổi bật này trở thành một trong những biểu tượng của Thủ đô.

Tháp Rùa Hồ Gươm một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, một địa điểm du lịch Việt Nam với kiến trúc độc đáo, một điểm đến check in được nhiều du khách lựa chọn mỗi khi đến thăm Hà Thành.

Giới thiệu về Tháp Rùa Hồ Gươm

Đi một vòng Hồ Gươm với biết bao cảnh đẹp như cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn thì nổi bật ở trung tâm của hồ là Tháp Rùa thơ mộng với biết bao thăng trầm của lịch sử. Không biết từ bao giờ, ngọn tháp với lối kiến trúc “ không giống ai ” này đã giữ một vai trò quan trọng trong lòng mỗi người dân Hà Nội. Hình ảnh tháp Rùa đổ bóng xuống hồ Gươm đã trở thành biểu tượng của thủ đô văn hiến, là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, họa sĩ tạo nên các tác phẩm tuyệt đẹp về thủ đô.

Tháp Rùa ở đâu?

Tháp nằm trên một gò đất nhỏ nằm giữa Hồ Hoàn Kiếm, đây là vị trí trung tâm đắc địa nhất của thành phố, du khách dễ dàng di chuyển tới địa điểm bằng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện công cộng khi tới tham quan Hà Nội

Di chuyển đến Tháp Rùa Hồ Gươm như thế nào ?

Vì ở vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội nên bạn dễ dàng di chuyển từ khắp nơi trên thành phố tới đây.

Tháp Rùa Hồ Gươm
Ngọn tháp nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội – Ảnh: @anni.on.the.road

Nếu di chuyển bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn các tuyến xe số 9,14 hoặc 3. Nếu di chuyển bằng xe máy thì bạn có thể tra map để đi tới đây, nhớ lưu ý các tuyến phố cấm đường và giá gửi xe tại các địa điểm gửi xe khi cấm đường. Một cách di chuyển khác là thuê xe công nghệ Grab hoặc GoJerk tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích du lịch mà bạn có thể lựa chọn các phương thức di chuyển trên cho phù hợp với bản thân.

Lịch sử Tháp Rùa Hồ Hoàn Kiếm

Chúng ta cùng đi về thời nhà Lê, khi đó vua Lê Thánh Tông đã cho xây dựng một Điếu Đài ở giữa hồ Gươm để nhà vua câu cá. Sang thời vua Lê Trung Hưng, chúa Trịnh đã cho dựng một cái đình trên hồ, gọi là đình Tả Vọng, Tuy nhiên sang đến đời nhà Nguyễn thì đình đã không còn nữa.

Sau này vào thời Pháp thuộc, Nguyễn Ngọc Kim hay còn gọi là Bá hộ Kim làm trung gian giữa Pháp và người Việt; Năm 1886, ông Kim thấy được vị trí đắc địa của gò Rùa trên hồ nên đã xin phép xây dựng một ngọn tháp trên đó với ý định chôn cất hài cốt của cha vào tháp.

Ngọn tháp được xây dựng nhưng ý định biến nơi đây thành một ngôi mộ của bá hộ Kim lại không thành, người dân vì thế hay có câu nói “Tháp Rùa Hồ Gươm nguyên là một ngôi mộ”

Khám phá kiến trúc Tháp rùa Hồ Gươm

Tháp rùa trông như thế nào?

Tháp được xây dựng giữa sự lai tạo của phong cách kiến trúc Gô – tích của phương Tây và phong cách kiến trúc cổ Việt Nam. Phong cách kết hợp này của Tháp từng được các nhà báo của Pháp, Trần Hàm Tấn hay Hoàng Đạo Thúy đánh giá là ‘’kiến trúc không ra lối gì”.

Hình ảnh tháp Rùa
Kiến trúc tháp Rùa được đánh giá “không ra lối gì” – Ảnh: @tellen312

Tuy nhiên về sau này, tại thủ đô Hà Nội tháp Rùa được đánh giá là công trình kiến trúc phong cách độc đáo và mang tính riêng biệt vì tính đến hiện nay chưa có một lối kiến trúc mới nào có phong cách giống như ngọn tháp này, không cao, không đồ sộ, nhỏ nhắn nhưng lại khiến nhiều người phải “ngước nhìn”.

Cũng chả biết từ bao giờ do tháp đã quá quen thuộc với người dân thủ đô hay so sự độc đáo của mình mà Tháp trở thành một trong những biểu tượng của Hà Nội, góp mặt trong nhiều hình ảnh quảng bá du lịch Hà Nội ra thế giới.

Button xem thêm

Khám phá phố Hàng Mã | Điểm đến cực sôi động mỗi dịp lễ, hội

Tháp Rùa có mấy tầng?

Tháp có 4 tầng, Các tầng trên thu nhỏ dần  so với tầng dưới. Tầng 1 của Tháp có hình chữ nhật với chiều dài 6,28m và chiều rộng 4,54m, tầng có 10 cửa bên ngoài, bên trong có 3 gian, các gian thông với nhau bởi 4 cửa ngăn, tổng cộng tầng 1 có 14 cửa, các ô cửa đều có hình vòm với phần đỉnh nhọn. Tầng 2 của Tháp được xây lùi vào một chút, chiều dài 4,8m và chiều rộng 3,64m, bên trong tháp Rùa ở tầng 3 cũng chia 3 gian, kiến trúc có 14 cửa giống y như tầng 1 nhưng kích thước nhỏ hơn. 

Hình ảnh tháp rùa khi nhìn từ xa
Tháp gồm có 4 tầng – Ảnh: @hatfreestyle

Tầng 3 lại được xây lùi vào nhỏ hơn nữa, dài 2,97m và rộng 1,9m, khác với 2 tầng dưới, tầng chỉ có 1 cửa hình tròn ở mặt phía Đông,  cửa có đường kính 0,68m, trên cửa có dòng chữ Quy Sơn Tháp ( Tháp Núi Rùa); Ở tầng 3, phần sát tường phía Tây có một bàn thờ, điều này dấy lên câu hỏi: Tháp Rùa thờ ai? Một số thông tin chưa được xác thực cho rằng đây là nơi thờ của thân sinh bá hộ Nguyễn Ngọc Kim. Tầng trên cùng vuông vức với mỗi bên dài 2m, trông giống như một vọng lâu. 

Mái tháp được làm theo phong cách kiến trúc Việt Nam thời xưa, dạng đầu đao uốn cong và rồng chầu mặt, đỉnh tháp có hình ngôi sao 5 cánh.

Button xem thêm

Cửa Ô Quan Chưởng | Cửa ô duy nhất còn tồn tại của thành Thăng Long xưa

Tháp Rùa Hồ Gươm – Địa điểm check in thơ mộng

Ai đến với Hồ Gươm đều sẽ nhìn ngắm được Tháp ở xa xa, nằm giữa trung tâm của hồ. Tháp đứng đó, đổ bóng xuống hồ với kiến trúc cổ kính tạo nên một bức tranh thơ mộng khiến người ngắm nhìn luôn phải thẫn thờ trước vẻ đẹp lãng mạn đó.

Hình ảnh tháp rùa được chụp từ xa
Ảnh: @thao_nh

Những hình ảnh tháp ẩn hiện qua những tán lá ta thấy được sự thanh bình và yên tĩnh của không gian nơi đây

Không chỉ đẹp đẽ và thơ mộng vào ban ngày mà tháp Rùa về đêm cũng lộng lẫy, huyền ảo không kém. Với hệ thống đèn chiếu sáng được lắp xung quanh, Tháp bừng sáng, đổ bóng xuống Hồ đúng như một bông hoa nở rộ giữa 1 rừng hoa.

Button xem thêm

Hoàng thành Thăng Long | Địa điểm check in đẹp không nên bỏ lỡ của Hà Nội

hình ảnh tháp Rùa về đêm
Ngọn tháp lộng lẫy, huyền ảo về đêm – Ảnh: @dbo.g

Có người từng nói đến khám phá Hà Nội mà chưa check in ở tháp Rùa Hồ Hoàn Kiếm thì coi như chưa đặt chân đến thủ đô. Với một background tuyệt đẹp thơ mộng chắc chắn sẽ tôn lên vẻ đẹp cho mỗi bức ảnh mà bạn chụp tại đây.

Cùng khám phá một số địa điểm tham quan và check in nổi bật gần đó như: Cột cờ Hà Nội, Chùa Quán Sứ, Bốt Hàng Đậu, Khuê Văn Các.

Hình ảnh Tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm qua các mùa của năm

Hình ảnh tháp Rùa Hà Nội vào mùa đông
Vẻ đẹp độc đáo của ngọn tháp vào mùa Đông – Ảnh: @w.travelphoto
Tháp rùa -nơi đây ngập tràn sức sống khi xuân về – Nguồn: @nga_fan
Hình ảnh tháp Rùa vào mùa hè
Tươi mới trong những ngày nắng hè – Ảnh: @thangcanhviettravel)
Tháp Rùa Hồ Gươm vào mùa thu
Thu Hà Nội khi những chiếc lá đã ngả sang màu vàng – Nguồn: @phong_nguyen_huy

Tháp rùa Hồ Gươm với kiến trúc độc đáo cũng như vị trí nằm ở “trung tâm của trung tâm” của mình mà không biết từ bao giờ nơi đây đã trở thành điểm đến không thể không đi khi bạn tới du lịch Hà Nội. Mong rằng qua phầngiới thiệu về ngọn tháp của Dulich3mien sẽ giúp bạn có được thêm nhiều thông tin hữu ích về địa điểm này.

dulich2023miền bắc

Từ khóa » Hình ảnh Tháp Rùa Hồ Gươm Hà Nội