Giới Thiệu
Có thể bạn quan tâm
Trung tâm là không gian tổ chức các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và cộng đồng; phát triển các sáng kiến, ý tưởng phục vụ thành phố thông minh, do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý và vận hành.
Tên tiếng Anh: Binh Duong Innovation Center; Tên viết tắt: BIIC.
1. Sứ mệnh:Phục vụ cộng đồng, người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy khởi nghiệp Bình Dương.
2. Tầm nhìn: Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp định hướng phát triển thành đầu mối then chốt trong việc thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi lĩnh vực; không ngừng đổi mới, sáng tạo để hỗ trợ, hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh và bền vững tại Bình Dương.
3. Giá trị cốt lõi:
- Phục vụ tận tình: Luôn hoạt động với tinh thần phục vụ cao nhất.
- Linh hoạt và nhanh chóng: Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho cá nhân, cộng đồng, nhà đầu tư và doanh nghiệp phải được thực hiện một cách linh hoạt và nhanh chóng.
- Kết nối và chia sẻ: Trung tâm phải hoạt động như một cầu nối trung gian giữa các cá nhân, tổ chức, viện trường, doanh nghiệp và chính quyền địa phương nhằm mang lại sự hỗ trợ tốt nhất.
- Đoàn kết và học hỏi: Hoạt động của Trung tâm đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng phải liên tục được trau dồi, cập nhật và làm việc theo tinh thần hợp tác, chia sẻ và cùng nhau giải quyết vấn đề.
- Hướng đến kết quả: Luôn nỗ lực để mang lại hiệu quả tốt nhất.
4. Chức năng
Trung tâm có chức năng cung cấp không gian, tiện ích, phương tiện hỗ trợ và tổ chức các hoạt động thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, nâng cao năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển sáng kiến cộng đồng và các thử nghiệm thực tế gắn liền với phát triển thành phố thông minh.
5. Nhiệm vụ
- Cung cấp không gian, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng, phòng thí nghiệm chế tạo phục vụ phát triển cộng đồng sáng tạo.
- Tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn, huấn luyện, trải nghiệm, các chương trình giáo dục theo định hướng khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM); và các chương trình đào tạo khác gắn với việc phát triển hệ sinh khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy phát triển thành phố thông minh.
- Tổ chức các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp: hỗ trợ phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, liên kết với các vườn ươm trong và ngoài tỉnh để thực hiện ươm tạo dự án khởi nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp mới thành lập trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các chương trình trải nghiệm thực tế cho học sinh sinh viên.
- Hỗ trợ không gian, tiện ích cho các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động, sự kiện phục vụ công tác quản lý nhà nước.
- Phát triển các sáng kiến cộng đồng: tổ chức các hoạt động, sự kiện liên quan đến thành phố thông minh; tiếp nhận và phát triển các sáng kiến, các thử nghiệm thực tế; tổ chức các cuộc thi ý tưởng, sáng kiến phục vụ cộng đồng và phát triển thành phố thông minh.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về vai trò của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đến toàn thể cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Sở Khoa học và Công nghệ và Ủy ban nhân tỉnh giao.
6. Các nhóm đối tượng được hỗ trợ tại Trung tâm
- Nhóm 1: cá nhân, cộng đồng, học sinh sinh viên, có nhu cầu, ý tưởng, dự án khởi nghiệp, nhu cầu được sử dụng không gian để phát triển ý tưởng, nhu cầu thử nghiệm, biến ý tưởng thành sản phẩm.
- Nhóm 2: cơ sở giáo dục, cơ sở ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Nhóm 3: các cá nhân, nhóm cá nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhu cầu được tham gia các chương trình đào tạo, ươm tạo, phát triển, thương mại hóa sản phẩm, kết nối với cố vấn, nhà đầu tư và quỹ đầu tư.
- Nhóm 4: các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh có nhu cầu được hỗ trợ về thủ tục thành lập, đăng ký kinh doanh, quản lý tài chính, nâng cao năng lực quản trị….
- Nhóm 5: các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu nghiên cứu, phát triển, đổi mới, cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; các doanh nghiệp có nhu cầu giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới.
- Nhóm 6: các cơ quan, đơn vị có nhu cầu tổ chức các hoạt động, sự kiện phục vụ công tác quản lý nhà nước.
7. Các hoạt động chính của Trung tâm
Trung tâm bao gồm bốn nhóm hoạt động chính như sau:
a. Cơ sở vật chất
- Quản lý, vận hành, sử dụng và khai thác hiệu quả các không gian, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị đã được đầu tư tại Trung tâm bao gồm: Không gian dùng chung (Co-working space); Không gian giáo dục STEM; Phòng thí nghiệm chế tạo (Fablab); Không gian hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Không gian cà phê khởi nghiệp Coffee Hub, không gian tra cứu sở hữu trí tuệ; Không gian đào tạo và tổ chức sự kiện.
- Quản lý việc đăng ký sử dụng không gian của các nhóm/ cá nhân/ doanh nghiệp và các tổ chức khác tại Trung tâm.
- Mở cửa phòng thí nghiệm chế tạo Fablab phục vụ cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp có nhu cầu; tổ chức các hoạt động giới thiệu máy móc mới, sản phẩm công nghệ hiện đại, phối hợp tổ chức các chương trình trải nghiệm công nghệ cho học sinh sinh viên.
- Quản lý sử dụng không gian tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn.
Chi tiết việc sử dụng các không gian tại Trung tâm như sau:
+ Thời gian mở cửa: từ 8h00 đến 20h00 các ngày trong tuần, riêng ngày thứ Hai mở cửa từ 12h00 – 20h00.
+ Không gian dùng chung (Co-working space) và các phòng họp: không gian làm việc cho các cá nhân, các nhóm có nhu cầu phát triển các ý tưởng khởi nghiệp. Đây là không gian mở cho toàn cộng đồng, cung cấp wifi, hệ thống ổ cắm điện, máy nước nóng lạnh và các tiện ích khác.
+ Không gian giáo dục STEM: không gian được sử dụng để triển khai các hoạt động đào tạo liên quan đến các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán cho đối tượng giáo viên nguồn về STEM tại các trường và học sinh các cấp.
+ Phòng thí nghiệm chế tạo (Fablab): cho mượn máy móc, thiết bị, dụng cụ để học sinh sinh viên, các nhóm khởi nghiệp chế tạo, thử nghiệm sản phẩm; các doanh nghiệp có nhu cầu nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý cần tận dụng máy móc thiết bị đã có để phối hợp triển khai các trương trình đào tạo hướng nghiệp, thực tập cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
+ Không gian hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ: hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, doanh nghiệp mới thành lập các vấn đề về thủ tục thành lập, thuế, hải quan,….Không gian này sẽ được vận hành theo quy chế phối hợp riêng giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.
+ Không gian cà phê khởi nghiệp Coffee Hub: là không gian thư giãn cho các nhóm, cá nhân đến làm việc tại Trung tâm, đồng thời, tạo điểm kết nối cho tất cả các thành viên có cơ hội giao lưu, hợp tác và học hỏi lẫn nhau.
+ Không gian thư giãn, tra cứu sở hữu trí tuệ: không gian tra cứu sở hữu trí tuệ giúp các nhóm tìm hiểu các nghiên cứu, sáng chế, giải pháp trong và ngoài nước đã được sử dụng và thực hiện để tránh tình trạng nghiên cứu trùng lắp.
+ Không gian đào tạo và tổ chức sự kiện: là không gian chuyên phục vụ các chương trình đào tạo, tập huấn, sự kiện, hội nghị, hội thảo có liên quan đến bốn nhóm hoạt động chính của Trung tâm. Không gian này được trang bị hệ thống âm thanh, mirco, màn hình chiếu rõ nét; đảm bảo cho các hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục.
b. Tổ chức các chương trình đào tạo
- Đào tạo khởi nghiệp, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và đổi mới cho startups và các thành phần khác của hệ sinh thái, cung cấp các kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cho các nhóm đối tượng khác nhau. Các chương trình đào tạo sẽ được Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng theo đề án hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đào tạo các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM): phối hợp với ngành giáo dục tổ chức các chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên hiện đang giảng dạy tại các trường tiểu học, trung học và phổ thông trong tỉnh, đồng thời, cũng tổ chức các chương trình đào tạo theo hướng trải nghiệm thực tế cho các em học sinh các cấp.
- Chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho doanh nghiệp SMEs về quản trị và đổi mới giúp các nhà quản trị phát triển sâu hơn về các kỹ năng thiết yếu như: kỹ năng truyền đạt, kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng trình bày, kỹ năng quản lý,..
- Đào tạo liên quan đến thành phố thông minh như nâng cao năng lực xây dựng dự án, phát triển mô hình ba nhà,…
- Các chương trình đào tạo khác có liên quan đến hoạt động của Trung tâm được phối hợp tổ chức bởi các đơn vị như Ngành Giáo dục, Tỉnh đoàn,…
c. Hỗ trợ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh và thúc đẩy đổi mới công nghệ
- Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp: Hỗ trợ các nhóm/ startup về không gian dùng chung, tham gia các chương trình ươm tạo, kết nối mạng lưới đầu tư, mentor, hỗ trợ tài chính, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp; thúc đẩy hình thành câu lạc bộ khởi nghiệp, mạng lưới vườn ươm tại các trường đại học; tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh;
- Hỗ trợ khởi sự kinh doanh: phối hợp với các sở Kế hoạch & Đầu tư, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển thông thôn, Cục Thuế: hỗ trợ về thủ tục thành lập doanh nghiệp, chính sách pháp lý, đăng ký kinh doanh, thuế,…;
- Thúc đẩy đổi mới công nghệ: các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, trích lập quỹ khoa học công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu phát triển, thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ, các hoạt động giới thiệu công nghệ mới, trình diễn công nghệ, kết nối cung cầu công nghệ,…
d. Phát triển các sáng kiến cộng đồng (Trung tâm sáng kiến Thành phố thông minh)
- Nơi tổ chức các cuộc họp, hoạt động, sự kiện liên quan đến thành phố thông minh
- Là không gian cho các nhóm nghiên cứu liên quan đến thành phố thông minh gặp gỡ, trao đổi, nghiên cứu
- Kết nối, phát triển mạng lưới các phòng thí nghiệm thực nghiệm và chế tạo (Fablab/Techlab) góp phần hình thành một cộng đồng sáng tạo;
- Tiếp nhận, hỗ trợ và phát triển các sáng kiến, các thử nghiệm thực tế, các giải pháp công nghệ mới mang lại tiện ích và phát triển cho địa phương;
- Tổ chức các cuộc thi ý tưởng, sáng kiến cải thiện chất lượng cuộc sống, giải quyết các vấn đề xã hội, phục vụ cộng đồng và phát triển thành phố thông minh.
8. Định hướng phát triển của Trung tâm
Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp được đề xuất với định hướng tăng cường kết nối trong lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ theo mô hình Ba Nhà và là cầu nối chủ đạo trong việc hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp mang tính đặc thù của tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng sẽ là nơi kết nối các vườn ươm doanh nghiệp, các câu lạc bộ khởi nghiệp, các Fablab, Techlab trên toàn tỉnh.
9. Tác động của Trung tâm
Thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực, đặc biệt có ý nghĩa về mặt phục vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dưới đây nêu một số điểm chính mà kết quả thực hiện Đề án sẽ mang lại:
- Xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Sáng kiến cộng đồng và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Bình Dương;
- Trung tâm sẽ đóng vai trò khởi xướng, là chủ thể kết nối, giai đoạn đầu sẽ tập trung vào các chương trình đào tạo khởi nghiệp, từ đó thúc đẩy hình thành câu lạc bộ khởi nghiệp, mạng lưới vườn ươm tại các trường đại học; tại các khu công nghiệp và các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh;
- Trung tâm sẽ kết nối, phát triển mạng lưới các phòng thí nghiệm thực nghiệm và chế tạo (Fablab/Techlabs) góp phần hình thành một cộng đồng sáng tạo;
- Trung tâm sẽ là nơi nghiên cứu, thử nghiệm các sáng kiến cộng đồng, là nơi khởi xướng và phát triển các thử nghiệm thực tế (Living lab) để phục vụ triển khai hiệu quả Đề án thành phố thông minh Bình Dương;
- Trung tâm cũng sẽ tập trung vào các chương trình đào tạo các kỹ năng về các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (giáo dục STEM) nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cho tương lai;
- Trung tâm sẽ thường xuyên tổ chức các hoạt động và sự kiện nhằm thu hút và kêu gọi sự quan tâm của các đối tác khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp như các nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp lớn trong khu vực và trong cả nước, … tăng cường mối quan hệ hợp tác công tư, thúc đẩy hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm của địa phương;
- Trung tâm chính một mắt xích quan trọng trong việc lan tỏa định hướng phát triển chung trong toàn tỉnh về phát triển cũng như kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp Bình Dương với các hệ sinh thái trong khu vực và trên thế giới;
- Bên cạnh việc hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh và bền vững tại Bình Dương, Trung tâm còn góp phần tăng số lượng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp khoa học công nghệ; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương theo chiều sâu trên cơ sở tăng cường đóng góp của khoa học công nghệ; tăng cường hợp tác công tư, thúc đẩy liên kết ba Nhà theo định hướng phát triển của tỉnh Bình Dương hiện nay.
Từ khóa » Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đổi Mới Sáng Tạo Tỉnh Bình Dương Bao Gồm Bao Nhiêu Thành Phần Chủ đạo
-
Bình Dương Với Quyết Tâm Phát Triển Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp Theo ...
-
Hệ Sinh Thái đổi Mới Sáng Tạo - Góc Nhìn Từ Thực Tiễn địa Phương ...
-
Bình Dương Với Mục Tiêu Thúc đẩy Phát Triển Hệ Sinh Thái Khởi ...
-
Thúc đẩy Hệ Sinh Thái đổi Mới Sáng Tạo Khởi Nghiệp - Báo Bình Dương
-
Bình Dương Phát Triển Vùng đổi Mới Sáng Tạo - Báo Nhân Dân
-
Hoàn Thiện Chính Sách Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp Sáng Tạo
-
Thu Hút Nguồn Lực đầu Tư để Phát Triển Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đổi ...
-
Vốn đầu Tư Phát Triển Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đổi Mới Sáng Tạo
-
Hội Thảo Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đổi Mới Sáng Tạo
-
Châu Á - Thái Bình Dương đang Trải Qua Thời Kỳ Bùng Nổ Về Chuyển ...
-
Việt Nam Thúc đẩy Hợp Tác đổi Mới Sáng Tạo Với WIPO, Pháp Và ...
-
Phát Triển Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đổi Mới Sáng Tạo Trong Các ...
-
Bài 2: Phát Triển Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp đổi Mới Sáng Tạo
-
Xây Dựng Hệ Sinh Thái Khởi Nghiệp Trong Lòng đại Học - ITP-GROUP