Giống Na Dứa Đài Loan - Kỹ Thuật Trồng đạt Hiệu Quả Cao Trong Thời ...
Có thể bạn quan tâm
Cây Na dứa Đài Loan hay còn gọi là cây na Đài Loan, hay mãng cầu Đài Loan. Quả Na Đài Loan được ví von là “Nữ hoàng của các loại trái cây”, “vua của các loại na” bởi vị ngọt đẽ chịu, thơm mát và chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.
Trong những năm gần đây giống cây ăn quả ngoại nhập này được nhiều người trồng. Dưới đây là thông tin về cây giống na dứa Đài Loan, kỹ thuật trồng na dứa Đài Loan và chăm sóc giống cây này như thế nào để đạt được chất lượng tốt nhất được cung cấp bởi Nhà vườn Ngọc Lâm.
- Thông tin về cây Na Dứa Đài Loan
- Nguồn gốc cây
- Đặc điểm cây
- Lợi ích quả Na Dứa
- Kỹ thuật trồng Na Dứa Đài Loan
- Nhân giống và tiêu chuẩn lựa chọn giống
- Tiêu chuẩn lựa chọn cây giống
- Đất trồng và mật độ trồng
- Thời vụ trồng cây Na Dứa Đài Loan
- Kỹ thuật chăm sóc cây Na Dứa Đài Loan
- Tưới Nước
- Bón phân
- Cắt tỉa cây
- Phòng sâu bệnh
- Thu hoạch
- Hình ảnh cây Na Dứa tại Nhà Vườn Ngọc Lâm
- Một số câu hỏi thường gặp
Thông tin về cây Na Dứa Đài Loan
Nguồn gốc cây
Na dứa Đài Loan có nguồn gốc từ Đài Loan, đây là một trong các loại trái cây đặc trưng và nổi tiếng của nước này. Na dai Đài Loan hay còn gọi Na dứa Đài Loan (pineapple custard) do quả na có hình dạng đặc biệt với các mắt na nhọn (nhìn như mắt quả dứa).
Quả có hương vị cực kỳ độc đáo, thịt quả dai, vị ngọt đậm và nếu cảm nhận kỹ càng bạn còn có thể cảm nhận thấy hương vị quả dứa. Quả na Đài Loan này có kích thước lớn hơn nhiều so với những giống na thông thường, có thể nặng lên đến 700 – 800g/quả. Giống na này rất đặc biệt và mang lại giá trị kinh tế cao và được nhiều người ưa chuộng.
Đặc điểm cây
Na dứa Đài Loan là một trong hai loại na ngon nhất tại Đài Loan. Quả có nhiều điểm khác biệt so với các loại na khác tại nước ta. Quả Na Đài Loan thịt dày, rất ít hạt, vị ngọt thơm. Quả na Đài Loan to hơn rất nhiều so với các loại ở nước ta vì vậy mà rất dễ phân biệt. Giống Na Dứa Đài Loan có hai loại là Na dai Đài Loan – na dứa Đài Loan và Na bở mà nhiều người dễ nhầm lẫn. Hai loại này có thể phân biệt dễ dàng qua các đặc điểm dưới đây:
+ Na dứa Đài Loan có quả khi chín vẫn giữ được lớp vỏ xanh hoặc hơi ngả vàng rất đẹp. Các mắt na to, thịt quả dai, mịn, hạt nhỏ, ít hạt. Quả to, mỗi quả có thể nặng 700 – 800g, thậm chí có quả 1kg. Khi ăn cần dùng dao gọt đi lớp vỏ mỏng và cắt lát để thưởng thức.
+ Na bở Đài Loan: quả to, vỏ mỏng, ít hạt, thịt trắng, ngọt, vị thơm đậm. Khi ăn có thể dùng tay bóc nhẹ nhàng từng mắt na, dùng thìa xúc hoặc có thể làm sinh tố.
Lợi ích quả Na Dứa
Quả Na dứa Đài Loan có mùi vị thơm ngon đặc biệt, thịt quả ngon ngọt được rất nhiều người ưa chuộng. Trong quả Na Đài Loan có chứa hàm lượng Vitamin C, Kali, chất xơ, các loại Vitamin, khoáng chất, Carbohydrates…
Phân tích chi tiết trong một quả Na dứa Đài Loan có chứa tới 72% Glucose, 14,52% Saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% Protid. Với 100g thịt na sẽ cung cấp: 64% Kcal, 82,5g nước, 0,8g Xenluloza, 1,6g Protein, 35mg Canxi, 1,6g Gluxit, 36mg Vitamin C, 45mg Photpho. Ngoài ra, còn có các Vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe và các nguyên tố vi lượng khác: Magie, Kẽm…
Một vài công dụng của quả Na dứa:
- Tốt cho mắt, da: Chứa nhiều Riboflavin và Vitamin C có tác dụng bảo vệ mắt, và làm đẹp da.
- Tốt cho người bị bệnh hen: Chứa hàm lượng Vitamin B6 có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm phổi và giảm ho hiệu quả
- Tốt cho tim mạch: Với hàm lượng Magie cao quả Na có tác dụng tốt cho những người bị bệnh tim, ngăn ngừa những cơn đau tim.
- Tốt cho hệ tiêu hóa, và người bị tiểu đường: Hàm lượng chất xơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa, giảm chứng táo bón và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường loại 2.
- Làm giảm cholesterol trong máu: Có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu nhờ hàm lượng chất xơ và niacin chứa trong quả na dồi dào.
- Tốt cho người bị thiếu máu: Với hàm lượng chất sắt cao, Na dứa rất tốt cho những người bị bệnh thiếu máu
- Ổn định huyết áp: Trong Na giàu Kali và Magie có tác dụng điều hòa huyết áp, giữ cho huyết áp ổn định.
- Ngăn ngừa ung thư: Hợp chất Acetogenin có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các thương tổn của tiền ung thư da, ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư da cũng như các bệnh ung thư khác.
- Ngăn ngừa các bệnh về khớp: Với hàm lượng Magie trong quả Na dứa có tác dụng cân bằng lượng nước trong cơ thể, loại bỏ bớt các Axit ra khỏi các khớp xương và làm giảm nguy có bị viêm khớp.
Kỹ thuật trồng Na Dứa Đài Loan
Cây có nguồn gốc từ vùng ôn đới nên rất thích hợp với các vùng, các khu vực địa lý có độ cao 500m trở lên, khu vực vùng núi và trung du nước ta. Cây giống Na dứa Đài Loan có thể thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu và khả năng kháng sâu bệnh tốt.
Nhân giống và tiêu chuẩn lựa chọn giống
Có hai cách nhân giống cây Na dứa Đài Loan là nhân giống bằng hạt và nhân giống bằng cách ghép cành.
Nhân giống bằng hạt
Hạt na có vỏ cứng bao quanh nên trước khi gieo cần xóc hạt cho sứt vỏ bằng cách: xát hạt với cát hoặc xử lý bằng Axit Sunfuric, sau đó ngâm hạt với nước nóng 55 – 60 độ C trong vòng 15 – 20 phút, tiếp theo ủ hạt hoặc gieo trực tiếp.
Hạt sẽ nảy mầm sau khoảng 2 tuần. Nếu trồng từ hạt thì sau 2 – 3 năm cây mới cho quả.
Nhân giống bằng phương pháp ghép cành
Trước khi ghép cành cần lựa chọn cây mẹ có những đặc tính tốt như: cây to khỏe, không sâu bệnh, cây cho quả to, ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao… Na dứa Đài Loan có thể ghép trên gốc Na Đài Loan, na Thái.
Về kỹ thuật ghép, có thể sử dụng các cách ghép như: ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Tiêu chuẩn gốc ghép: gốc ghép phải từ 1 – 2 tuổi. Cành ghép là các cành đã hóa gỗ có đường kính 1cm trở lên và lấy ở những đoạn cành lá đã rụng hết.
Có thể cắt dài 12cm sau đó ghép nêm vào cành gốc ghép, hoặc có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vát gốc ghép và cành ghép sau đó áp vào nhau, vết cắt dài khoảng 5 – 6cm.
Tiêu chuẩn lựa chọn cây giống
Nên lựa chọn các cây giống khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Đối với các cây nhân giống bằng phương pháp ghép, nên lựa chọn các cây có gốc ghép và mắt ghép đã ổn định, mắt ghép đã ra lá và cành mới tươi tốt, không bị sâu bệnh hại.
Nếu lựa chọn cây nhân giống bằng hạt thì chỉ nên lựa chọn cây trong bầu đã được khoảng 1 năm tuổi, cây cao khoảng 40 – 50cm, cây khỏe mạnh không sâu bệnh đem trồng là tốt nhất.
Đất trồng và mật độ trồng
Na dứa Đài Loan có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, cây phát triển tốt trên đất thoáng, đất cát pha, thoát nước tốt, không nên trồng cây ở những chân đất thường xuyên ngập úng.
Mặc dù cây chịu được đất cát xấu nhưng nếu không chăm sóc và cung cấp đủ dinh dưỡng cây sẽ nhanh già cỗi, cho nhiều hạt và ít thịt quả, chất lượng quả giảm.
Na dứa Đài Loan chống úng kém nên nếu trồng trên đất thấp thì cần phải lên luống cao để có thể thoát nước kịp thời sau những trận mưa, tránh để rễ cây bị ngập úng.
Khoảng cách trồng cây thông thường khoảng 3×3.5m hoặc 3.5x4m. Trên các chân đất xấu như đất cát ven biển thì nên trồng với khoảng cách 4x4m hoặc 5m và kết hợp với chăm sóc tốt để đảm bảo năng suất.
Thời vụ trồng cây Na Dứa Đài Loan
Cây thích hợp trồng vào mùa xuân khi đó thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên thời vụ gieo trồng có thể kéo dài đến tháng 7- 8 nhưng nên hạn chế trồng cây vào giai đoạn cuối thu đầu đông làm cây không thể đâm chồi, bị rụng lá và chậm phát triển.
Kỹ thuật chăm sóc cây Na Dứa Đài Loan
Sau khi đã lựa chọn được cây giống chất lượng tốt, tiến hành trồng cây. Nên đào hố kích thước 40x40x40cm, bón lót phân chuồng hoai mục xuống dưới và lấp bớt đất, sau đó xé vỏ bọc bầu đất và đặt cây vào chính giữa hố, cố định cây và lấp đất phủ kín gốc và tưới nước cho cây luôn.
Sau khi trồng xong cần tưới đẫm nước cho cây, tránh cây thiếu nước, héo chết. Trong một tháng đầu tiên đến khi cây đã ổn định phải đảm bảo đủ nước tưới cho cây nhanh hồi phục. Cần đảm bảo duy trì độ ẩm đất 70 – 80% để cây phát triển tốt.
Tưới Nước
Vào thời kỳ cây con cần tưới nước quanh năm nhằm cung cấp đủ nước cho cây để cây ra lá và lộc non. Trong giai đoạn mới trồng lượng nước tưới nhiều hơn, tùy điều kiện thời tiết có thể cần tưới 3 – 4 lần/ngày để đảm bảo cây không bị khô héo.
Khi cây đã bén rễ và lớn thì số lần tưới giảm dần nhưng vẫn phải duy trì độ ẩm thường xuyên cho diện tích đất xung quanh gốc cây. Có thể dùng rơm, rác mục, cỏ khô tủ lại xung quanh gốc. Tủ xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây với bán kính 0,8 – 1m và trừ cách gốc 20cm để hạn chế sâu bọ, côn trùng làm tổ và phá hoại gốc.
Bón phân
Bón lót khi trồng: 20 – 30kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục, 1 – 2 kg vôi bột, 1kg phân lân cho mỗi hố trồng.
Khi cây lớn lượng phân bón như sau:
Trong hai năm đầu tiên lượng phân chuồng bón khoảng 20kg/ năm, từ năm thứ ba trở đi lượng bón tăng lên khoảng 30kg/năm. Phân chuồng nên bón một hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu hoạch quả.
Phân NPK tổng hợp trong năm đầu nên bón 0,5kg/cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm một năm tuổi bón thêm 0,5kg. Đến năm thứ 9, 10 thì lượng phân bón không tăng lên nữa.
Để quả cho vị ngọt và đậu quả nhiều có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ 3, lượng bón 0,5kg/cây và các năm sau lượng bón tăng lên mỗi năm một ít.
Cắt tỉa cây
Na dứa Đài Loan trồng được 2 năm thì bắt đầu tiến hành tạo tán cho cây. Việc tạo tán cho cây giúp cây nhận được nhiều ánh sáng nhất có thể bởi Na dứa Đài Loan là cây ưa sáng.
Vào thời kỳ Na dứa Đài Loan ra hoa, khi cây nhận được đủ ánh sáng thì càng đậu nhiều quả, và quả càng đẹp.
Phòng sâu bệnh
Cây Na dứa Đài Loan là loài kháng sâu bệnh tốt. Tuy vậy, ở những vườn ít được chăm sóc cây dễ bị rệp sáp tấn công.
Cách nhận biết: Mặt dưới lá xuất hiện các đốm màu trắng sáp và có tua trắng xung quanh, đó chính là các con rệp sáp đang bám và sinh sôi ở đó. Nếu không được phòng trừ rệp sáp phát triển mạnh và lây lan sang các búp non, rồi cả cành và cả cây khi có quả còn bám cả vào quả.
Cách thức gây hại: Rệp bám vào lá, thân quả hút chất dinh dưỡng và nhựa cây để sinh sống làm cho các bộ phận đó khô héo và không phát triển được.
Khi rệp bám vào quả hút nhựa của quả từ khi quả còn non đến khi chín, rệp thường bám ở kẽ giáp ranh giữa hai múi làm quả xấu, khó bán thậm chí làm giảm chất lượng quả.
Phòng trừ rệp: một trong các loại thuốc như: Supracide, Bi 58ND, Mipcin, Applaud…
Chú ý: nên phun thuốc vào cuối vụ khi đã thu hoạch quả hoặc khi quả nhỏ. Khi quả sắp chín không phun nữa tránh dư lượng thuốc tồn tại trên quả gây hại cho người tiêu dùng.
Thu hoạch
Na dứa Đài Loan là cây ăn quả lâu năm, phát triển nhanh và có thể đạt chiều cao tối đa sau 3 – 4 năm và cây cao khoảng 4,5 – 5m. Cây Na dứa Đài Loan bắt đầu cho thu hoạch muộn hơn các giống na của nước ta khoảng 1 tháng.
Tức là, Na dứa Đài Loan cho thu hoạch từ khoảng tháng 9 âm lịch. Trong một năm cây cho thu hoạch 2 vụ: Một vụ từ tháng 9, tháng 10 âm lịch và một vụ sau Tết nguyên đán.
Cách nhận biết: Quả Na chín là khi xen kẽ ranh giới giữa hai mắt quan sát thấy màu trắng và các kẽ này đầy lên. Các đỉnh mắt thấp xuống. Lúc này tiến hành thu hoạch là tốt nhất.
Hình ảnh cây Na Dứa tại Nhà Vườn Ngọc Lâm
Một số câu hỏi thường gặp
Giá bán Na Dứa Đài Loan bao nhiêu?Cây được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Canada, Châu Âu, các nước Nam Mỹ…. Ở nước ta giá bán quả Na khoảng 300 – 450 nghìn/1kg đắt gấp nhiều lần so với các loại Na bản địa.
Hiện nay, ở nước ta đã nhân rộng và bán giống Na Dứa Đài Loan với giá khoảng 150 nghìn/cây giống khỏe mạnh.
Mua cây Na Dứa Đài Loan giống ở đâu?Giống Na dứa Đài Loan đã được nhân giống và trồng thành công tại nước ta. Hiện nay, giống cây này đang được nhân giống và trồng đại trà trên cả nước.
Cây giống Na dứa Đài Loan đang được Nhà vườn Ngọc Lâm cung cấp với số lượng lớn. Nếu bạn đang có nhu cầu mua cây giống có thể truy cập TẠI ĐÂY để tham khảo giá cây giống Na Dứa Đài Loan và đặt mua nhé.
Xem video chi tiết cây giống của Nhà Vườn Ngọc Lâm
Cách phân biệt Cây Giống Na Sầu Riêng Đài Loan - Na Thái - Na Dứa Đài LoanXEM THÊM: Cây Na Sầu Riêng giống được Nhà Vườn Ngọc Lâm cung cấp
Trên đây là các thông tin về kỹ thuật trồng na dứa Đài Loan, cách chăm sóc và địa điểm bán giống na dứa đài loan cũng như đặc điểm đặc biệt của giống Na dứa Đài Loan. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu hơn về cây giống na dứa Đài Loan này để có thể trồng và chăm sóc tốt nhất.
Từ khóa » Hạt Dứa Có Trồng được Không
-
Cách Trồng Dứa Từ Hạt - Blog Của Thư
-
Hạt Dứa Có ăn được Không?
-
Cách Trồng Dứa Tại Nhà.
-
Cách Trồng Dứa Tại Nhà Có Quả Quanh Năm
-
Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khóm (cây Dứa)
-
Cách để Trồng Dứa - WikiHow
-
Trồng Dứa đơn Giản Tại Nhà Bằng Cuống Dứa - YouTube
-
SINH SẢN DỨA: CáCH TRỒNG DỨA TẠI NHà - DỨA
-
Kỹ Thuật Trồng Dứa Thơm
-
Kỹ Thuật Chuẩn Bị Cây Dứa (thơm) Con để Trồng
-
Quả Dứa Không Chỉ Ngon, Bổ Dưỡng Mà Còn Là Vị Thuốc Chữa Bệnh
-
Kỹ Thuật Nhân Giống Vô Tính Dứa Cayen | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Quả Dứa Có Hạt K Hóm