Giống Vật Nuôi Việt Nam – Wikipedia Tiếng Việt

Thống kê

sửa Bài chi tiết: Hệ động vật Việt Nam Lợn ỈLợn Ỉ là giống lợn truyền thống của người Việt, đặc biệt là chúng rất phổ biến ở các nước phương Tây, nơi chúng được nuôi làm thú cưng.
Một đàn dê cỏ, thịt dê ở Việt Nam là món đặc sản.
Chăn nuôi cừu ở Ninh Thuận đã có từ thời Pháp thuộc với giống cừu Phan Rang

Việt Nam được đánh giá là một trong những cái nôi thuần hóa gia súc, gia cầm của loài người[4]. Nguồn gen vật nuôi của Việt Nam được xếp hạng cao trong đa dạng sinh học và khá phong phú do sự khác nhau về môi trường tự nhiên giữa các vùng miền, hệ thống canh tác, nền văn hóa giữa các địa phương, dân tộc. Theo thống, Việt Nam có đến 70 giống vật nuôi bản địa, trong đó có khoảng 30 giống đang được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp như trâu, bò vàng, ngựa ta, lợn[5]. Thống kê của Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Việt Nam có 30 giống vật nuôi các loại[3].

Theo Thống kê của Viện Chăn nuôi, Việt Nam là một trong một số ít nước phong phú về giống vật nuôi nội địa với hơn 48 giống, trong đó, có 16 giống đang được nuôi rộng rãi[6] Trong các vùng sinh thái của Việt Nam, 15 tỉnh miền núi và trung du phía Bắc là khu vực có đa dạng giống vật nuôi bản địa phong phú nhất, còn lưu giữ nhiều giống nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ và phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng[6]. Trong các giống vật nuôi ở Việt Nam, nhóm có số lượng phong phú, đa dạng nhất về giống chính là các giống lợn và giống gà.

Điều này xuất phát từ truyền thống ẩm thực của người Việt thường ăn thịt lợn và thịt gà nhiều hơn các loại thịt khác[7] do đó việc lai tạo ra nhiều giống gà, giống lợn để đáp ứng ngày càng nhiều hơn cho nhu cầu, thị hiếu ẩm thực của người Việt. Riêng việc nhập khẩu có thể thấy về chủng loại, thịt gà là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất chiếm gần 74% lượng thịt nhập khẩu và gần 50% tổng giá trị nhập khẩu, mức tiêu thụ thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt dê, thịt cừu) của Việt Nam chỉ chiếm 9,2% tổng lượng thịt tiêu thụ mỗi năm, thịt gia cầm là 17,5%, thịt heo chiếm 73,3% và nhu cầu tiêu thụ thịt bò của Việt Nam ngày càng tăng[8].

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có nhiều giống vật nuôi còn tiềm ẩn, riêng một cuộc khảo sát thực hiện trên 12 huyện thuộc 9 tỉnh Sơn La, Phú Thọ, Cao Bằng, Lâm Đồng, Gia Lai, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Lào Cai và Yên Bái đã phát hiện 35 giống vật nuôi mới, trong đó có 13 loại bị lặp và rất nhiều loại vật nuôi ở các vùng không có tên[3], trong đó có 10 giống mới, cần được đưa vào danh sách để bảo tồn là Trâu xám (Hạ Lang, Cao Bằng), Trâu Langbiang (Lạc Dương, Lâm Đồng), Lợn lửng (Thanh Sơn, Phú Thọ), Lợn Hạ Lang (Cao Bằng), Lợn Lang (Chư Prông, Gia Lai), Lợn Kiềng Sắt (Ba Tơ, Quảng Ngãi), Gà Re/gà H’re (Ba Tơ, Quảng Ngãi), Gà Đăm Rông (Lâm Đồng), Gà Mán (Điện Biên), Vịt Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai)[3]. Theo các nhà chăn nuôi, nguồn gen đặc trưng của Việt Nam hiện nay là là gà Ri, gà Đông Tảo, gà Mía, gà nòi, gà H'Mông, gà Hồ, lợn Móng Cái, bò H'Mông, ngựa Bạch.

Riêng về giống gà, theo thống kê, trên địa bàn Việt Nam hiện nay đang có hàng chục giống gà thuộc dòng quý hiếm, đặc sản được nuôi rải rác trong dân. Những giống gà này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn mang một giá trị tinh thần lớn. Có nhiều giống chỉ có ở một địa phương, như gà Hồ (Đông Hồ), gà H’Mông (vùng Tây Bắc). Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, các giống gà quý của Việt Nam còn mang cả giá trị nhân văn, bởi mỗi giống gà đều gắn với những địa danh nhất định, mang theo cả văn hóa của vùng đất ấy. Chẳng hạn như gà Đông Tảo, giá rất đắt vì thịt của nó ngon hơn hay giá trị thương phẩm cao hơn, mà là vì bản thân giống gà đó mang nhiều ý nghĩa văn hóa, nó đại diện cho cả một vùng đất và từng là giống gà được tiến Vua, giống gà đã đi vào văn chương, sử sách[9].

Các giống gia cầm quý hiếm đều có những đặc điểm đặc sắc nhất định với những giá trị văn hoá, tinh thần nhất định, chẳng hạn như gà Hồ mang đặc trưng cho vùng văn hoá Kinh Bắc, gà mía là đặc trưng của vùng văn hoá cổ Đường Lâm, Sơn Tây hay gà H'Mông của người H'Mông, gà Tè, vịt mốc, vịt Bầu Quỳ. Về giá trị kinh tế, đến nay đã có nhiều giống quý được phát triển ở quy mô đại trà như gà ri, hay gà Hmông. Đặc biệt, mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra giống gà xước và gà lông chân tại vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang).

Hiện nay, các giống vật nuôi được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Nhà nước ban hành có 16 giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam gồm: Ngựa, Bò, Trâu, Lợn, Dê, Cừu, Gà, Vịt, Ngan, Ngỗng, Thỏ, Chim Bồ câu, Chim cút, Đà Điểu, Ong và Tằm[10][11] Trong đó có các giống nội như bò Vàng, bò H’Mông, bò U đầu rìu, bò Phú Yên; lợn Ỉ, lợn Móng Cái, lợn Mường Khương, lợn Mán, lợn Lang Hồng, lợn Thuộc Nhiêu, lợn Ba Xuyên; dê Cỏ, dê Bách Thảo; Gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Tàu vàng, gà Tre, gà Chọi (hoặc Đá hoặc Nòi), gà Tè, gà Ác, gà H’Mông, gà nhiều cựa Phú Thọ, gà Tiên Yên, gà Ri Ninh Hòa; ngan Dé, Trâu, Sen[12].

Đặc điểm

sửa Ngựa Việt NamNgựa Đà Lạt làm du lịch và ngựa cỏ ở miền Nam thường dùng để kéo xe thổ mộ

Đặc điểm nổi bật và quý của các giống vật nuôi nội địa là khả năng chống chịu bệnh tật cao, khả năng sử dụng thức ăn nghèo dinh dưỡng tốt (chịu kham khổ), thịt thơm ngon, thích nghi với điều kiện môi trường sinh thái của từng vùng nơi chúng sinh ra, thích nghi với khí hậu, tập quán canh tác địa phương, khả năng đề kháng bệnh tật cao mặc dù những giống và những nguồn gen này năng suất còn thấp. Các giống gia cầm quý hiếm bao giờ cũng có khả năng phòng chống dịch bệnh tốt hơn rất nhiều so với giống nuôi công nghiệp[13] vì đó mà người chăn nuôi hay sử dụng con cái của giống địa phương lai với con đực của giống nhập ngoại. Các giống địa phương thường có những gen quý, tuy nhiên việc sử dụng các gen này một cách riêng biệt không dễ vì chính chúng lại có thể liên kết với những gen không mong muốn.

Năng suất, chất lượng giống vật nuôi hiện nay nhìn chung đều thấp, hiệu quả và hệ số quay vòng thấp. Công tác quản lý chất lượng con giống, phòng trị bệnh chưa được quan tâm. Chất lượng con giống chưa được chú trọng, nhiều nông dân chọn những giống vật nuôi chất lượng thấp, hiệu quả chăn nuôi không cao[5], nhiều người thường sử dụng vật nuôi thương phẩm làm giống dẫn đến giống vật nuôi bị rối loạn sinh sản, không đẻ được, tỷ lệ sống thấp Đàn giống vật nuôi bố mẹ chưa được cải tiến, phần lớn con giống được sản xuất từ các cơ sở tư nhân và chất lượng giống chưa được kiểm soát. Giống vật nuôi Việt Nam hiện nay cả về số lượng, lẫn chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất, con giống chủ yếu mua giống từ các địa phương, quốc gia khác, tình trạng buôn bán, lưu thông giống vật nuôi không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không an toàn dịch bệnh thường xuyên diễn ra.

Các giống trong nước tuy năng suất thấp, nhưng mang các gien quý giá quyết định chất lượng sản phẩm, đồng thời chúng có khả năng chống chịu bệnh tật và tính thích nghi cao với điều kiện chăn thả tự nhiên. Trải qua hàng chục năm, hàng trăm năm, người Việt mới thuần hóa, chọn lọc, lai tạo được các giống vật nuôi để lại như ngày nay, nhưng nay dưới áp lực của việc tăng năng suất, người chăn nuôi hầu như đã bỏ quên các giống trong nước vốn có rất nhiều đặc tính tốt mà chỉ chú trọng khai thác giống nhập từ bên ngoài.

Việt Nam chưa có một chiến lược quốc gia dài hạn và đầu tư thỏa đáng để phát triển giống vật nuôi, trong đó có chương trình bảo tồn, phát triển và khai thác các giống bản địa, thiếu các biện pháp đánh giá và kiểm soát công tác lai tạo giống, dẫn đến tình trạng lai tạo giống một cách tùy tiện, khiến giống không được đánh giá, kiểm soát về chất lượng nhưng vẫn được lưu thông và một số giống nội địa đã bị pha tạp, có nguy cơ biến mất, thiếu giải pháp kiểm soát các giống nhập ngoại trôi nổi, không rõ nguồn gốc, được nhập lậu từ Trung Quốc[14].

Nguy cơ

sửa Bài chi tiết: Giống vật nuôi ngoại nhập ở Việt Nam Bò Bảy NúiBò Bảy Núi là giống bò có nguy cơ mai một do tập quán thiến (hoạn) từ nhỏ và phong trào Sind hóa đàn bò, việc tạp giao với các giống bò từ Campuchia

Đến nay, những nguồn gen lợn quý đã bị mai một đi rất nhiều và đã có rất nhiều giống vật nuôi đặc sản hiện nay như lợn ỉ, lợn H’mông, lợn rừng, gà ri… đã bị tuyệt chủng hoặc mất giống thuần chủng. Trước đó đã mất đi ít nhất 8 giống vật nuôi khá nổi tiếng như lợn ỉ mỡ, lợn Phú Khánh, lợn Thuộc Nhiêu, gà Sơn Vi.... Có 8 giống vật nuôi bản địa của người Việt đã mất đi hẳn như thế. Dòng lợn ỉ mỡ, lợn Sơn Vi, gà Văn Phú… toàn những giống phổ biến ngày xưa, thịt có vị rất đặc trưng nhưng đã không có may mắn được bảo tồn kịp thời, nên đã mất giống[15]. Thống kê của Viện Chăn nuôi, có 2 giống đã mất giống, 1 giống lợn ỉ đen không rõ còn hay mất, 3 giống nguy cơ mất và 26 đang giảm nhanh về số lượng chưa nói đến chất lượng. Theo FAO, đã có 5 giống bị tuyệt chủng, 50% số còn lại nằm dưới con số 20 con đực và 1000 con cái. Điều đó khiến Việt Nam đang đứng trước nguy cơ thất thoát nguồn gen vật nuôi.

Ngành chăn nuôi trong thời hiện đại hóa, thiên tai dịch họa và bệnh tật là những nguyên nhân gây ra sự thất thoát này[3]. Cùng với sự mở cửa với thế giới bên ngoài, các giống ngoại được nhập ồ ạt. Phong trào đổi mới giống chăn nuôi được nhân rộng cũng là mối đe dọa đến nguồn gen bản địa. Trong khi đó, các địa phương lại không đủ sức để phát hiện, giữ lại các giống, quần thể vật nuôi tiềm ẩn[3] Bình thường, các giống nội địa được nuôi nhưng chỉ cần một trào lưu nuôi con giống mới, hay qua một đợt lũ quét là có nguy cơ, có không ít giống được bị tuyệt chủng[15]. Lợn Vân Pa (của đồng bào Vân Kiều) có thói quen tự dọn ổ, sức đề kháng tốt, thịt thơm đang được làm đề án bảo tồn khi số lượng chỉ còn cỡ chục con[15].

Quá trình công nghiệp hóa quá nhanh cộng với việc nhập ồ ạt các dòng gà công nghiệp vào Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều loại dịch bệnh, khiến gà thuần chủng bị lai tạp, dẫn tới khả năng chịu đựng bệnh tật kém và bị tuyệt chủng. Chỉ tính riêng với gà, đến nay Việt Nam đã bị tuyệt chủng giống gà Văn Phú (phân bố chủ yếu ở tỉnh Phú Thọ). Quá trình công nghiệp hóa quá nhanh cộng với việc nhập ồ ạt các dòng gà công nghiệp vào Việt Nam là một trong những nguyên nhân khiến gà thuần chủng Việt Nam bị lai tạp, dẫn tới tuyệt chủng. Tuy nhiên, công tác bảo tồn các giống gà quí hiếm cũng gặp nhiều khó khăn bởi mỗi năm kinh phí[16].

Bảo tồn

sửa Gà nòiGà nòi Việt Nam, giống vật nuôi quý và biểu tượng cho tinh thần chiến đấu, nét quân tử.
Lợn sóc, giống lợn của người Ê-Đê

Hơn 10 năm qua dù muộn màng, Việt Nam đã quan tâm đến bảo tồn và phát triển nguồn đa dạng sinh học của các giống vật nuôi bản địa. Đã có hơn 50 giống vật nuôi bản địa được nghiên cứu, phát hiện, bảo tồn và phát triển. Một số giống đã được phục hồi và trở thành hàng hóa, mang lại lợi ích cho người nông dân. Trong đó, có 14 loài vật nuôi mới quý hiếm, nhiều giống vật nuôi có vốn gen quí hiếm ở Việt Nam đã được cứu vãn và phục hồi thành công như: lợn Móng Cái, lợn Táp Ná (Cao Bằng), ngựa Bạch, gà H’mông, gà Tè (lùn), vịt Bầu Bến (Hòa Bình), vịt Kỳ lừa, vịt đốm (Lạng Sơn)[6]. Từ năm 1990, Viện chăn nuôi quốc gia đã thu gom được hơn 50 giống gà, lợn, dê, trâu, bò mà người Việt đã thuần dưỡng trong quá trình lịch sử[15]. Những giống lợn rừng lai, lợn Mán, lợn Mường Khương, lợn H’mông, lợn cỏ đang được nuôi cung cấp cho các cửa hàng đặc sản hiện nay đều xuất phát từ cái nôi giữ giống ở Viện chăn nuôi[15] Viện Chăn nuôi cũng đã phối hợp với các đơn vị bảo tồn được 44 giống vật nuôi có nguy cơ truyệt chủng. Viện Chăn nuôi mới chỉ nuôi giữ và phát triển được 9 giống gà, vịt, ngan, ngỗng tại Viện, còn lại hầu hết chúng được nuôi thả trong các hộ dân.

Đến năm 2015, Nhà nước đã ban hành Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn. Trong đó, có nhiều vật nuôi quý như gà Hồ, gà Đông Tảo, lợn Ỉ, ngan Dé, ngỗng Sư Tử...Cụ thể, đối với giống lợn là lợn Ỉ, lợn Ba Xuyên, lợn Cỏ, lợn Mán, lợn Táp Ná, lợn Vân Pa. Các loại gia cầm cần bảo tồn là: Các giống gà (gà Hồ, gà Mía, gà Đông Tảo, gà Tè (lùn), gà Tre); các giống vịt (vịt Bầu Bến, Bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa); các giống ngan (ngan Dé, ngan Trâu); và các giống ngỗng (ngỗng Cỏ, ngỗng Sư Tử). Ngoài ra, giống bò Mèo (bò H'Mông), bò U đầu rìu và ngựa Bạch cũng nằm trong danh sách nguồn gen vật nuôi quý hiếm của Việt Nam cần bảo tồn[17].

Hiện đã có 74 nguồn gen đã được đưa vào danh sách cần được bảo tồn, lưu giữ, sử dụng có hiệu quả trong sản xuất[18] Hiện nay, Giống mới phát hiện như lợn Nàng Hương (Cao Bằng) vừa được phát hiện, lợn Mường Khương có đặc tính hoang dã cao đã giao cho một số cơ sở địa phương nuôi, nay cơ bản đã an toàn[15] 13-14 loài lợn còn lại hiện nay sẽ thoát khỏi những nguy cơ mà không ai nghĩ loài này đang gặp phải, đó là mất giống.Những giống này nếu được người sành ăn chấp nhận, giá trị kinh tế cao, người dân sẽ nuôi nhiều. Như thế không những giống quý không mất đi mà người nông dân sẽ có thêm cơ may để tăng thu nhập[15].

Từ năm 2001 - 2013, có 74 nguồn gen được đưa vào danh sách cần bảo tồn lưu giữ, trong đó, một số nguồn gen đã được đưa ra nhân rộng như gà Mông, vịt cỏ, cừu Phan Rang, lợn Móng Cái... Nhiều nguồn gen được cứu khỏi tình trạng tuyệt chủng: lợn ỉ, lợn Ba Xuyên, gà tè, vịt Bầu Bến, vịt Kỳ Lừa, gà H’mông, gà Ác, gà Hồ, vịt Cỏ, vịt Kỳ Lừa, vịt Đốm, vịt Pất Lài, cừu Phan Rang, lợn Móng Cái. Viện Chăn nuôi cũng đã bổ sung 20 nguồn gen vật nuôi mới phát hiện, đưa vào khai thác, và phát triển 23 nguồn gen, cho lai tạo 17 nguồn gen bản địa với các nguồn gen nhập nội và một số giống rải rác khác như lợn Bản, lợn cắp nách, lợn mọi.

Những cuộc điều tra này đã tìm ra giống gà lông xước ở vùng cao Hà Giang (lông toàn thân luôn xù lên), gà lông mượt (toàn thân gà từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành đều phủ lông tơ mịn như gà con mới nở), lợn hung (Hà Giang), gà mán (Mường Nhé, Điện Biên) chân to đùi dài, vịt Sín Chéng (Si Ma Cai, Lào Cai), lợn lửng Phú Thọ, Lợn đen Mường Tè (Lai Châu), gà bánh lái Kon Tum đuôi to như bánh lái của tàu thủy, lợn lang Chư Prông (Gia Lai), gà nòi miền Tây (ngày nay là các giống gà tre Tân Châu, gà Cao Lãnh, gà Chợ Lách) đã phát hiện ra 20 nguồn gen mới, bổ sung vào danh sách các đối tượng nguồn gen đã có như trâu Langbiang (Lâm Đồng), trâu Bảo Yên (Lai Châu), gà Liên Minh (Quảng Ngãi), lợn Mường Lay (Cao Bằng), gà kiến (Bình Định)[18].

Riêng Viện Chăn nuôi có nhiều sản phẩm về giống gia cầm như giống gà thả vườn, vịt hay lợn năng suất cao, tinh bò đông lạnh chiếm tỷ lệ cao trong cả nước. Tinh bò đông lạnh, Viện hiện đang cung ứng được 65% thị phần cả nước, giống gà lông màu đang chiếm trên 30%, vịt giống chất lượng cao khoảng 45%, việc bảo tồn nguồn gen tốt sẽ là lợi thế của ngành chăn nuôi khi Việt Nam hội nhập, thậm chí các sản phẩm đặc sản hoàn toàn có thể xuất khẩu với giá cao, nếu muốn duy trì nguồn gen này phải xây dựng được hệ thống bảo tồn. Cần có những trang trại lớn, giữ quỹ gen và cung cấp các sản phẩm cho người chăn nuôi, giúp nguồn gen quý không bị mai một sau mỗi một lần lai tạo[19].

Hiện nay, Viện Chăn nuôi đang bảo tồn 24 giống vật nuôi, trong đó có 7 giống gà, là gà Lạc Thủy, gà Lạc Sơn (Quảng Bình), gà kiến (Bình Định), gà Quý Phi, gà chín cựa, gà Lôi lam đuôi trắng, gà Xước Hà Giang. Do kinh phí eo hẹp nên hiện tại Trung tâm thuộc Viên mới chỉ nuôi giữ được 2 giống lợn ỉ và Lũng Pù, 3 giống thủy cầm, 7 giống gà và một số giống khác[3]. Nếu phát hiện có giống vật nuôi quý hiếm, chỉ con nào có khả năng nhân giống mới đem về trung tâm nghiên cứu. Còn lại cũng mới chỉ dùng phương pháp hỗ trợ tại dân.[3] nhiều giống vẫn chưa được bảo tồn ở mức độ an toàn như lợn Hương (Cao Bằng), gà Xước, gà chân lông (Hà Giang), gà Sáu ngón (Lạng Sơn) do số lượng bảo tồn ít, một số giống được nuôi ở địa bàn hẹp, kỹ thuật lai tạo giống kém dẫn đến việc khai thác các giống bản địa kém, có thể bị lai tạp và khả năng đồng huyết cao. kinh phí và công nghệ cần tiếp tục được đầu tư đúng mức hơn.[6].

Theo Chiến lược Giống vật nuôi đến năm 2020 thì tỷ lệ thụ tinh nhân tạo cho đàn heo nái từ 43-44% (năm 2015) tăng lên khoảng 60% (năm 2020). Giống gia cầm bảo tồn nguồn gien giống gà, vịt nội quý hiếm và phát triển nguồn gien thông qua bảo tồn tại chỗ; tạo các cặp lai phù hợp với phương thức nuôi tại các vùng miền. Giống gà ngoại, chọn tạo và nhân thuần các dòng năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của Việt Nam. Đối với bò thịt, nâng tỷ lệ bò lai từ 52% hiện nay lên 70% tổng đàn bò thịt cả nước vào năm 2020 Cùng thời điểm này, tổng đàn bò sữa đạt mốc khoảng 300.000 con, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15% năm Điển hình như giống gà nhập từ nước ngoài được chọn lọc nhân thuần và nuôi giữ tại các cơ sở giống sau đó được sử dụng làm mái nền để lai với các giống gà nội nhằm nâng cao chất lượng thịt.

Danh sách và phân bố các giống vật nuôi nội địa Việt Nam[20] gồm các giống sau đây (chưa đầy đủ):

Từ khóa » Gà Mã Rơi