Giữ Gìn Nét đẹp Văn Hóa đi Lễ Chùa đầu Năm
Có thể bạn quan tâm
date
Từ xưa đến nay, việc đi lễ chùa ngày đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Họ đến chùa không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên.Du khách đến dang hương tại Đề Sòng Sơn.Đi lễ chùa trong những ngày tết đến, xuân về là việc làm mà gia đình ông Trịnh Trọng Kiên (thị xã Bỉm Sơn) luôn duy trì từ nhiều năm nay. Ông Kiên cho hay: Mỗi khi đến cửa chùa, tôi thấy tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, mọi muộn phiền, lo âu của cuộc sống dường như được hóa giải. Thắp nén hương thơm với lòng thành kính cầu may mắn, sức khỏe cho gia đình, cầu cho năm mới mọi người được bình an, con cái chăm ngoan, học giỏi. Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đi chùa càng có ý nghĩa với gia đình tôi là cầu mong cho dịch bệnh nhanh qua, mong những điều tốt đẹp đến với mọi người, với quê hương, đất nước. Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh và cũng là dịp để du xuân, vãn cảnh…mới thấy được phong tục lễ chùa ngày tết quả thật đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân. Từ người già, người trẻ đều chắp tay niệm Phật, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình; cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan, vất vả trong cuộc sống... Tết Nhâm Dần 2022 vừa qua, trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho du khách, công tác phòng, chống dịch đều được các chùa quan tâm thực hiện như: Thành lập tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích; tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại khu vực thờ tự, chuẩn bị đủ nước sát khuẩn, khẩu trang y tế phục vụ người dân. Ban quản lý các chùa cũng thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh về việc người dân cần giữ khoảng cách, không tập trung quá đông người tại một điểm để thắp hương, lễ bái... Tại đền Sòng từ ngày mùng 1 tết đến nay, đã có hàng nghìn người dân trong, ngoài tỉnh đến thắp hương, vãn cảnh. Ông Hoàng Thái Cường, Phó Trưởng Tiểu ban Quản lý di tích đền Sòng cho biết: Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xa xưa và luôn được lưu giữ cho đến hôm nay. Nét đẹp đó thể hiện ở chỗ du khách, phật tử đến chùa trong những ngày đầu năm mới và cầu mong may mắn, tài lộc, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc. Tết năm nay, dù không tổ chức lễ hội và mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng Đền Sòng vẫn thu hút khá đông du khách thập phương đến dâng hương, vãn cảnh. Hầu hết người đi Lễ đều ý thức được việc đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Ban quản lý di tích đền cũng phối hợp với các phật tử, lực lượng đoàn viên, thanh niên phục vụ, tiếp đón người dân đến dâng hương một cách chu đáo, tận tình, đảm bảo sự thành kính, tôn nghiêm nơi cửa Phật. Với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ. Nguyễn ĐạtTin cùng chuyên mục
Từ xưa đến nay, việc đi lễ chùa ngày đầu năm mới đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt. Họ đến chùa không chỉ để cầu những điều may mắn cho bản thân, gia đình, mà còn bày tỏ tấm lòng thành kính với đức Phật, tổ tiên.Du khách đến dang hương tại Đề Sòng Sơn.Đi lễ chùa trong những ngày tết đến, xuân về là việc làm mà gia đình ông Trịnh Trọng Kiên (thị xã Bỉm Sơn) luôn duy trì từ nhiều năm nay. Ông Kiên cho hay: Mỗi khi đến cửa chùa, tôi thấy tâm hồn thanh thản, nhẹ nhàng, mọi muộn phiền, lo âu của cuộc sống dường như được hóa giải. Thắp nén hương thơm với lòng thành kính cầu may mắn, sức khỏe cho gia đình, cầu cho năm mới mọi người được bình an, con cái chăm ngoan, học giỏi. Đặc biệt, trong tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, việc đi chùa càng có ý nghĩa với gia đình tôi là cầu mong cho dịch bệnh nhanh qua, mong những điều tốt đẹp đến với mọi người, với quê hương, đất nước. Người Việt tin rằng, đi lễ đầu năm không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc sống mưu sinh và cũng là dịp để du xuân, vãn cảnh…mới thấy được phong tục lễ chùa ngày tết quả thật đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân. Từ người già, người trẻ đều chắp tay niệm Phật, người thì cầu tài, cầu lộc, cầu duyên; người thì cầu bình an, sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình; cũng có những người đến chùa chỉ để tìm lấy những giây phút bình yên nhằm xua tan đi những lo toan, vất vả trong cuộc sống... Tết Nhâm Dần 2022 vừa qua, trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho du khách, công tác phòng, chống dịch đều được các chùa quan tâm thực hiện như: Thành lập tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại các điểm di tích; tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại khu vực thờ tự, chuẩn bị đủ nước sát khuẩn, khẩu trang y tế phục vụ người dân. Ban quản lý các chùa cũng thường xuyên tuyên truyền trên loa phát thanh về việc người dân cần giữ khoảng cách, không tập trung quá đông người tại một điểm để thắp hương, lễ bái... Tại đền Sòng từ ngày mùng 1 tết đến nay, đã có hàng nghìn người dân trong, ngoài tỉnh đến thắp hương, vãn cảnh. Ông Hoàng Thái Cường, Phó Trưởng Tiểu ban Quản lý di tích đền Sòng cho biết: Đi lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam từ xa xưa và luôn được lưu giữ cho đến hôm nay. Nét đẹp đó thể hiện ở chỗ du khách, phật tử đến chùa trong những ngày đầu năm mới và cầu mong may mắn, tài lộc, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc. Tết năm nay, dù không tổ chức lễ hội và mặc dù trong bối cảnh dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng Đền Sòng vẫn thu hút khá đông du khách thập phương đến dâng hương, vãn cảnh. Hầu hết người đi Lễ đều ý thức được việc đeo khẩu trang, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người. Ban quản lý di tích đền cũng phối hợp với các phật tử, lực lượng đoàn viên, thanh niên phục vụ, tiếp đón người dân đến dâng hương một cách chu đáo, tận tình, đảm bảo sự thành kính, tôn nghiêm nơi cửa Phật. Với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó, không chỉ thể hiện khát vọng về một cuộc sống hạnh phúc, mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn, hướng con người tới giá trị của chân - thiện - mỹ. Nguyễn Đạt Tin khác Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia đền Sòng Sơn và Lễ hội Sòng Sơn - Ba DộiĐền Chín Giếng – Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia trước ngày lễ hội. Thị xã Bỉm Sơn phát huy giá trị di tích - danh thắng trong phát triển du lịch Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Dược - Người gìn giữ và phát huy giá trị di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủBỉm Sơn: Những dấu ấn lịch sửGiữ gìn nét đẹp văn hóa đi lễ chùa đầu nămPhát huy giá trị lễ hội truyền thống mùa xuânĐịnh kiến giới, bất bình đẳng giới: Rào cản cần xóa bỏ Tin nóng Đại hội Hội Đông y phường Lam Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2025 - 2030Đại hội Chi bộ Trường THCS Xi Măng nhiệm kỳ 2025 – 2027.Phường Đông Sơn sẵn sàng cho công tác khảo nghiệm giống lúa mới.Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025.Những nội dung quan trọng về Lệ phí môn bài đối với hộ kinh doanh năm 2025.Thông qua Dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.Hội cựu chiến binh thị xã tổng kết công tác hội năm 2024.Tổng kết công tác tín dụng chính sách xã hội năm 2024. CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC Hình ảnh BẢN QUYỀN SỬ DỤNG THUỘC THỊ Xà BỈM SƠN - THANH HÓATrưởng Ban biên tập: Mai Thế Trị - Phó Chủ tịch UBND Thị xãĐC: 28 Trần Phú - Ba Đình - Bỉm Sơn - Thanh HóaĐiện thoại: 02373.824.205 - Fax: 02373.825.355. Email: bimson@thanhhoa.gov.vnGiấy phép số: 487/GP-BC do cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 02/11/2007.Ghi rõ nguồn tin "bimson.thanhhoa.gov.vn" khi phát hành lại nội dung trên Cổng thông tin điện tử thị xã Bỉm Sơn | Cổng thông tin điện tử thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa
Từ khóa » đi Lễ Chùa đầu Năm Là Truyền Thống Về
-
Nét đẹp Văn Hóa Lễ Chùa đầu Năm Của Người Việt
-
PHONG TỤC ĐI LỄ CHÙA ĐẦU NĂM CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
-
Nét đẹp Văn Hóa Lễ Chùa đầu Năm Của Người Việt
-
Phong Tục đi Lễ Chùa Ngày đầu Năm - Lạp Xưởng Mai Quế Lộ
-
Ý Nghĩa Khi Đi Chùa Đầu Năm Của Nguời Dân Việt Nam
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm | Báo Dân Tộc Và Phát Triển
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm - Nét đẹp Văn Hoá Truyền Thống Của Người Việt
-
Bàn Về Lễ Chùa đầu Năm - Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm, Nét đẹp Văn Hóa Của Người Việt Tại Séc | VOV.VN
-
Lễ Chùa đầu Năm - Chi Tiết Tin Tức - Huyện Yên Thế
-
Nét đẹp Văn Hóa Truyền Thống đi Lễ Chùa đầu Năm
-
Lễ Chùa đầu Năm - Phong Tục Văn Hóa Tốt đẹp Của Người Việt Tại Lào
-
Đi Lễ Chùa đầu Năm
-
Tại Sao Người Việt đi Chùa đầu Năm Và Những điều Cấm Kỵ Khi đi ...