Giữ Vững Niềm Tin để Chiến Thắng Covid-19 - Quốc Phòng Thủ đô
Có thể bạn quan tâm
QPTĐ-Những ngày qua, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành phía Nam. Trong khi Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương và cả hệ thống chính trị đang nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh thì trên mạng xã hội, một số trang tiếng Việt ở hải ngoại, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị không ngừng đưa ra các phát ngôn sai lệch kích động, gây hoang mang dư luận về công tác phòng chống dịch của Việt Nam.
Đài Châu Á tự do (RFA) thường xuyên có các bài viết chống phá Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Không để “con sâu làm rầu nồi canh”
Trong mấy ngày qua, nhiều người sử dụng mạng xã hội chia sẻ, đăng tải nhiều ý kiến tỏ ra giễu cợt, bức xúc, công kích trước lời giải thích “bánh mì không phải là lương thực” của một vị cán bộ phường trong vụ việc nam thanh niên bị tổ kiểm tra liên ngành thu giữ giấy tờ, phương tiện vì đi mua bánh mì, nước uống. Một số người nhân phê phán nhận thức, trình độ, thái độ… của một bộ phận cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo bằng những cách diễn đạt chưa phù hợp. Thậm chí có những ý kiến quy chụp, công kích nặng nề, sai lệch. Những loại thông tin đó ít nhiều đưa đến góc nhìn thiếu khách quan, thiếu thiện cảm đối với cán bộ, đảng viên nói chung.
Hay trong bối cảnh nguồn cung còn khan hiếm, một vài cá nhân khoe được tiêm vaccine trên mạng xã hội khi chưa thuộc đối tượng được tiêm đã gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Lợi dụng việc đó, một số trang tiếng Việt như BBC, VOA, RFA… các trang mạng xã hội, facebook, blog cá nhân liền xuyên tạc, kích động theo lối quy chụp, đổ lỗi có tính chất hệ thống. Nguy hiểm hơn, một số phần tử phản động, cơ hội chính trị liền xuyên tạc cho rằng đó là “bức tranh toàn cảnh về sự bất bình đẳng ở xã hội Việt Nam”.
Trên thực tế, trong các hoạt động liên quan đến công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua ở một số địa phương có xuất hiện những sự việc chưa hay liên quan đến một vài cán bộ công chức, cán bộ lãnh đạo. Dư luận có thể chê trách, bức xúc với thái độ, cách hành xử chưa đúng mực, sai trái của một vài cán bộ, đảng viên. Dư luận cũng có thể bất bình với những hành vi lợi dụng của một số quan chức để làm lợi cho bản thân, gia đình và cao hơn nữa là lợi dụng chức vụ để tham ô, tham nhũng. Vì vậy, việc loại những người đó ra khỏi vị trí công tác, ra khỏi tổ chức, kể cả xử lý nghiêm minh bằng các hình thức khác, thậm chí là xử lý hình sự là cần thiết, được người dân hoan nghênh. Bởi với tinh thần cán bộ, đảng viên là “công bộc của nhân dân”, là người “lo trước cái lo của dân” như Bác Hồ đã dạy, chúng ta không chấp nhận trong tổ chức có những người không xem trọng nhân dân, không chăm lo cho nhân dân, cậy thế cậy quyền, nhũng nhiễu…
Nhưng trong một số trường hợp khác, chúng ta cũng nên chia sẻ và thông cảm hơn với áp lực công việc và môi trường làm việc. Cán bộ, công chức cũng có những cung bậc cảm xúc như bao người khác, phải chịu trách nhiệm nhiều mặt nên đôi khi có thái độ, cách ứng xử nhất thời chưa phù hợp. Đặc biệt, khi làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thời gian kéo dài, áp lực công việc căng thẳng, sự hợp tác của người dân chưa cao… thì sự nóng nảy, hay đơn giản chỉ nói lớn tiếng là có thể hiểu được cũng như nên được nhìn nhận một cách bao dung.
Giữ vững niềm tin
Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư có quy mô lớn, mức độ lây lan nhanh nhất từ trước đến nay với diễn biến rất phức tạp, khó lường ở khá nhiều địa phương, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch, đời sống, sức khỏe của nhân dân và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tính đến ngày 25/7/2021, số ca nhiễm Covid-19 trong cả nước đã vượt qua con số 90.000, trong đó riêng Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 60.000 ca. Lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài, phần tử phản động, cơ hội chính trị không ngừng xuyên tạc, phủ nhận thành quả trong công tác phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam. Chúng rêu rao rằng: “Chống dịch kiểu Việt Nam: Chỉ thương cho người dân”; “Chính sách chống dịch sai lầm huỷ hoại vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Chúng còn quy kết Việt Nam chậm trễ trong việc tiêm phòng vaccine… nên dẫn tới tình hình dịch phức tạp như hiện nay.
Chúng ta biết rằng, ngay khi dịch Covid-19 bùng phát, Tổ chức Y tế thế giới và các quốc gia, trong đó có Việt Nam đều xác định, vaccine là biện pháp cơ bản và triệt để nhất để đẩy lùi dịch Covid-19. Vậy nhưng, trước khi có đủ vaccine thì cần áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch khác để ngăn chặn thảm họa do dịch bệnh gây ra. Điều đó được chứng minh bởi thành công của Việt Nam và một số quốc gia khác trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19.
Hiện nay, một số quốc gia đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng Covid-19 và đã đạt được kết quả ban đầu. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm phòng trên thế giới còn gặp nhiều khó khăn do khan hiếm nguồn cung. Đặc biệt, sức mạnh kinh tế và khoa học-công nghệ đem lại những lợi thế lớn trong cuộc đua phòng chống Covid-19, đặc biệt là việc tiếp cận với nguồn cung vaccine. Các vaccine hàng đầu hiện nay đều được phát triển ở các quốc gia lớn, như Hoa Kỳ và các quốc gia châu Âu như: Đức, Anh, Thụy Điển. Đây đều là các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
Đối với Việt Nam, chiến dịch tiêm vaccine sẽ gặp khó khăn hơn nhiều quốc gia khác do chúng ta có dân số đông (hơn 96 triệu dân) và chi tiêu cho sức khoẻ còn hạn chế (5,9% GDP năm 2018). Thêm vào đó, vì yêu cầu "tiêm đến đâu an toàn đến đó", sự thận trọng với vaccine mới, đảm bảo tính an toàn cho người được tiêm nên các địa điểm tổ chức tiêm vaccine cũng triển khai thận trọng hơn, dù không để liều vaccine nào bị lãng phí do quá hạn.
Bởi vậy, cùng với việc tập trung đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả chiến lược vaccine, trong đó tăng cường tiếp cận đa dạng các nguồn để mua được nhiều vaccine nhất có thể trong thời gian sớm nhất; đẩy nhanh tiến độ chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước; tổ chức chiến dịch tiêm vaccine bảo đảm kịp thời, an toàn, hiệu quả, chúng ta cần áp dụng các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch Covid-19 nhằm tránh thảm họa y tế như Ấn Độ, Indonesia... Trên thực tế, ngay trong đợt bùng phát thứ tư này, chúng ta đã kịp thời ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid-19 ở một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương… Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam đang siết chặt việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, số ca nhiễm mới vẫn rất cao nhưng cũng đã có những tín hiệu đáng mừng. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phát huy tinh thần đại đoàn kết, ủng hộ, chia sẻ, tự giác và tích cực thực hiện các yêu cầu, quy định về giãn cách xã hội nhằm phòng, chống dịch; đây không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người dân, vì lợi ích cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước.
Phương Minh
Từ khóa » Niềm Tin Chiến Thắng Covid
-
Niềm Tin Chiến Thắng Dịch Bệnh - Thành ủy TPHCM
-
Bộ Y Tế Phát động Chiến Dịch Truyền Thông “Niềm Tin Chiến Thắng”
-
Niềm Tin Chiến Thắng Dịch Bệnh - Hànộimới
-
Củng Cố Niềm Tin Vào Chiến Thắng Trước đại Dịch COVID-19 ở TP.HCM
-
Tuổi Trẻ Bình Dương Vững Niềm Tin Chiến Thắng Dịch Bệnh Covid-19
-
Triệu Niềm Tin Chiến Thắng đại Dịch Covid-19 - Tuổi Trẻ Bình Dương
-
Niềm Tin Chiến Thắng - Báo Cà Mau
-
Bộ Y Tế Phát động Chiến Dịch "Niềm Tin Chiến Thắng" Kêu ... - YouTube
-
Chung Một Niềm Tin Chiến Thắng - Báo Tuổi Trẻ
-
Bộ Y Tế Phát động Chiến Dịch "Niềm Tin Chiến Thắng" Kêu ... - Covid 19
-
Chung Một Niềm Tin Chiến Thắng
-
Thành Phố Hồ Chí Minh “căng Mình” Trong Cuộc Chiến Với Dịch ...
-
Thế Hiển, Nguyễn Văn Chung… đoạt Giải Cuộc Vận động Sáng Tác ...
-
Trao Giải Thưởng Cuộc Vận động Sáng Tác "Chung Một Niềm Tin Chiến ...