Giữa Nhaccuatui Và Zing MP3, Anh Em Chọn App Nghe Nhạc Nào?
Có thể bạn quan tâm
Sự đơn giản trong phong cách thiết kế của ứng dụng Nhaccuatui (NCT) giúp người dùng dễ thích ứng khi chuyển qua lại giữa các thiết bị để bàn và di động, song Zing MP3 lại mang đến những trải nghiệm phong phú của một app di động mà nền web không có được.
Xem thêm: Bảng xếp hạng ứng dụng chat trên Android: Bất ngờ... made in Vietnam
Giao diện
Giao diện NCT trên android và iOS có nhiều điểm tương đồng với nền web dành cho mobile, chỉ khác ở menu chọn nguồn trên trang chủ (online) hay trên thiết bị (offline) và có thêm trình nghe nhạc riêng (player). Phiên bản NCT trên Windowphone (bản universal) mới có màn hình khởi động dạng động (mô phỏng kiểu tim đập) và sử dụng hamburger bar, tạo được cảm giác giao diện của một ứng dụng hơn.
Giao diện ứng dụng NCT trên Android khá giống nền webVề phông nền, ứng dụng NCT universal sử dụng nền ảnh làm mờ, nhiều màu sắc, chữ trắng, khá rối và mắt có cảm giác bị lóa khi sử dụng liên tục. Ngoài ra các danh mục không được sắp xếp theo từng mảng như material design mà “trôi bồng bềnh” trên nền mờ mờ ảo ảo, cộng với cỡ chữ của danh mục khá nhỏ, không nổi bật so với tên bài hát nên khó định vị hơn.
Điểm cộng là phiên bản này sử dụng hamburger bar phía trên trái, chỉ cần một tay cũng có thể truy cập được menu dễ dàng. Bên cạnh đó, cách thiết kế các chủ đề tiêu biểu ở trang chủ dạng nổi khá thú vị. Các danh mục khác như Album, Bảng xếp hạng có sự trùng lặp trong thiết kế, sử dụng kiểu chữ nằm gọn trong khung hình khá mới mẻ, hiện đại song người dùng sẽ phải đọc chữ nhiều hơn do mỗi một chủ đề lại sử dụng một màu sắc khác nhau, chưa trực quan hay thể hiện được sự liên hệ.
Giao diện Zing MP3 trẻ trung và trực quanGiao diện Zing MP3 trên cả 3 nền tảng đều khá giống nhau, nên dễ làm quen khi chuyển qua lại giữa các hệ điều hành di động. Thiết kế ứng dụng theo hướng cá nhân cao hơn, ứng dụng sẽ truy cập vào kho nhạc cá nhân trong thiết bị, giống với các app nghe nhạc chuyên dụng khác.
Điểm mạnh của Zing MP3 là cách phối tone nền trắng, chủ đề và các đường viền màu tím trong khi các icon vẫn giữ màu xám, chữ màu đen trong phần "My music". Thiết kế này dễ nhìn, phù hợp với mắt, (nền trắng chữ đen) trong khi vẫn tạo ra bản sắc riêng với màu tím ở các đường viền - yếu tố không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm song vẫn đóng góp vào cảm nhận của người dùng, tạo ra gu cho sản phẩm.
Thiết kế các phần không nhất quán với mục My music (Zing MP3)Trong khi đó, các danh mục khác như Album, Video Clip, Bảng xếp hạng,… lại loại bỏ màu tím, làm cho người dùng có cảm giác ứng dụng không nhất quán trong thiết kế. Bù lại, bản windowphone được chăm chút phần phân loại, các chủ đề sẽ trượt và đứng lại ở phía trên cho đến khi qua chủ đề tiếp theo. 2 hệ Android và iOS đều không có thiết kế này.
Các đối tượng chủ đạo trong 1 danh mục được thể hiện dưới dạng ảnh đại diện và tên gọi bên dưới. Lối thiết kế này có ưu điểm là có thể phô diễn tốt hình ảnh (người dùng có thể nhìn hình ca sĩ ở trên mà không cần phải để ý tên ca sĩ ở dưới, nhìn hình chiếc đàn Bass để biết thể loại Rock trước khi nhìn chữ “Rock” phía dưới ảnh,…) tuy nhiên cách bố trí này đã quá phổ biến nên không tạo phong cách riêng.
Widget của ứng dụng Zing MP32 ứng dụng đều chưa Việt hóa hoàn toàn, đôi chỗ vẫn còn Anh ngữ mặc dù đã thiết lập ngôn ngữ mặc định là tiếng Việt. Chẳng hạn như NCT universal, trong hamburger bar có danh mục "chủ đề", khi chọn lại hiện là Topic. Hoặc Zing MP3 trong menu chính vẫn sử dụng từ “Restore” thay vì “Khôi phục”.
Xem thêm: Cảm nhận ban đầu về YouTube Music – khác biệt theo cả hai hướng
Tính năng
NCT hỗ trợ các mức chất lượng video từ 360-480Kbps (tài khoản VIP có thể sử dụng mức 720 Kbps). Phần thiết lập ứng dụng khá nghèo nàn, chỉ cho phép tùy chọn 2 ngôn ngữ, các mức chất lượng.
Zing MP3 trên iOS và Windowphone cũng có ít thông số cài đặt, bản Android có độ chi tiết hơn cả, cho phép tùy chỉnh giao diện sáng/ tối theo thời gian, thiết lập trạng thái tải nhạc, tính năng hỗ trợ tai nghe/ bluetooth và màn hình khóa, âm thanh…
So sánh bảng Thiết lập/ Cài đặt trên hệ điều hành AndroidĐiểm thích thú khi sử dụng Zing MP3 trên Android đó là ứng dụng này sở hữu tính năng lắc đổi nhạc hiện đại. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các máy sử dụng ứng dụng nghe nhạc mặc định của hãng sản xuất, thường bị khuyết tính năng chuyển bài hát (Previous/Next) mà chỉ sử dụng phím âm lượng máy để tăng giảm âm lượng trong ứng dụng.
Người dùng Android có thêm lựa chọn sử dụng Widget như một player ngay trên màn hình chính. Thử nghiệm cho thấy thiết kế Widget của 2 ứng dụng đều giống nhau đến 90% về bố cục, chỉ khác màu sắc, hình đại diện, Zing MP3 cho lựa chọn cả 2 chế độ là đảo bài (shuffle) và lặp lại (repeat) thì với NCT, chỉ có thể chọn 1 trong hai. Bản iOS của NCT thể hiện Widget trên màn hình khóa iPhone cũng mang lại sự tiện lợi đáng kể cho người nghe.
Trong quá trình thử nghiệm Widget đã xuất hiện 1 vấn đề: khi máy cài đặt cả 2 ứng dụng thì bản NCT thường xuyên bị crash hoặc không đáp ứng, phải truy cập vào app để chạy nhạc thì widget mới xử lý bình thường, khả năng đồng bộ giữa các Widget cũng thường xuyên gặp trục trặc, khi chạy nhạc, widget 1x4 có hình album/ nhạc sĩ nhưng bản 2x4 lại không thể hiện thông tin đó. Widget của Zing MP3 không mắc phải vấn đề này, chạy khá mượt, đồng bộ tốt.
Widget NCT thỉnh thoảng không đồng bộ hoặc bị crashMột tính năng phổ biến khác là thể hiện lời nhạc. NCT có 2 tùy chọn là lời tĩnh và động (nổi bật câu đang hát và làm chìm phần còn lại). Zing MP3 trên Android thể hiện gần giống với thể loại Karaoke trong tab thông tin bài hát, nếu muốn xem toàn bộ lời có thể chuyển qua tab lyric tương tự NCT.
Đối với một ứng dụng nghe nhạc, tính năng Equalizer cũng như các thiết lập âm thanh là một phần đóng vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao trải nghiệm nghe nhạc cho người dùng.
Các thiết lập equalizer của Zing MP3 khá phong phúKhông chỉ dừng lại ở việc tùy chỉnh các thông số cơ bản trong equalizer như NCT, Zing MP3 đầu tư hơn một chút, ngoài các preset, ứng dụng còn cho phép sử dụng các tính năng như Bass Boost, Virtualizer, Balance (có tác dụng khi sử dụng âm thanh stereo) và reverb (mô phỏng âm thanh trong các không gian khác nhau).
Tính năng hẹn giờ cũng có ích cho những người mong muốn nghe một chút âm nhạc để dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không bị tiếng nhạc ấy quấy rầy cả đêm. Cả 2 ứng dụng đều có tính năng này tuy nhiên chỉ xuất hiện trên phiên bản dành cho Android.
Xem thêm: Dùng thử Sony Walkman với giao diện Lollipop trên máy Android khác
Trải nghiệm
Thử nghiệm trên máy lumia 730, ứng dụng NCT bản universal khả năng đáp ứng không thực sự tốt, cảm nhận rõ khi chọn bài hát, chuyển tiếp qua lại giữa các tab list nhạc, thông tin và lyric (độ trễ từ 3-4 giây/ lần chuyển tab). Cùng cấu hình, Zing MP3 thể hiện sự mượt mà hơn, khả năng đáp ứng nhanh chóng các tác vụ nghe nhạc, chuyển tab, chọn thư mục,…
Thao tác lắc nhạc của Zing MP3 cũng làm người sử dụng có cảm giác trải nghiệm nhạc phong cách. Ngoài ra, khi mở/ tắt nhạc, app này cũng tự động tăng-giảm âm lượng nên nghe nhạc có cảm nhận mượt mà hơn. Đây là điều mà ứng dụng NCT chưa có được.
Trình nghe nhạc trên ứng dụng NCTNCT có xu hướng dẫn dắt người dùng vào trang chủ do đó khi mở ứng dụng thì mặc định sẽ ra trang chủ. Trong khi đó Zing MP3 sẽ mở danh mục My Music, nơi quản lý các bài nhạc cá nhân người dùng lưu trữ trong thiết bị hoặc trên mạng.
Bản NCT trên iOS có tính năng đồng bộ từ máy tính khá tiện lợi khi người sử dụng mong muốn nghe nhạc từ máy tính song không thể cầm theo ra phố, có thể nghe từ chiếc iPhone với một vài thao tác đồng bộ đơn giản.
Hình ảnh đĩa nhạc đặc trưng trên player của Zing MP3Quảng cáo và tài khoản VIP
Cả 2 ứng dụng đều áp dụng hình thức freemium, với cách đặt quảng cáo giống nhau ở vị trí và khác nhau trong cách bố trí quảng cáo. Cả 2 ứng dụng chỉ đặt quảng cáo ở 2 danh mục: trang chủ và player.
NCT chọn 1 kích cỡ quảng cáo dạng banner nhỏ đặt ở góc trên màn hình. Trong player, ứng dụng cũng tiếp tục sử dụng dạng quảng cáo này. Do diện tích nhỏ, quảng cáo này không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm nghe nhạc, song ở hầu hết các tab đều có quảng cáo nho nhỏ đó.
Zing MP3 sử dụng banner hình vuông khổ lớn và đặt ở giữa màn hình khi kéo xuống (danh mục “nhạc Hot”) hoặc thể hiện vị trí của đĩa nhạc (trong player). Đây cũng là 2 vị trí duy nhất xuất hiện quảng cáo, người dùng sẽ không bị quấy rầy ở các tab khác trong player.
Quảng cáo trên Zing MP3 (trái/giữa) và trên NCT (phải)Người dùng có thể nâng cấp lên tài khoản VIP để nhận được các lợi ích cao cấp hơn, rõ ràng nhất đó là xóa bỏ các quảng cáo, nghe và tải nhạc chất lượng cao với đường truyền riêng. Đó là tất cả những gì nổi bật mà Zing MP3 hứa hẹn khi người dùng nâng cấp lên tài khoảng VIP.
Ngoài các nội dung tương tự, NCT có những lợi ích khác như lưu trữ trên cloud, video HD, giải đáp thắc mắc và tặng áo thun, vật phẩm, album với các sự kiện của NhacCuaTui.
Kết luận
Các ứng dụng có nhiều khác biệt giữa các phiên bản trên hệ điều hành, nhưng nhìn chung các “tinh hoa” về tính năng, trải nghiệm đều tập trung trên Android (ngoại trừ giao diện NCT trên Windowphone). NCT có thiết kế giản đơn, chủ yếu port từ nền web qua nên dễ sử dụng đối với những người thường xuyên nghe nhạc trên máy tính. Cách sắp xếp và phân loại các tác phẩm chú trọng vào thể loại, phù hợp với những người dùng có gu thưởng thức riêng biệt. Zing MP3 thiết kế mang tính “App” hơn, với nhiều tính năng thú vị, khả năng đáp ứng tốt ngay cả trên cấu hình thấp cho phép trải nghiệm mượt mà.
Trải nghiệm ứng dụng NCT trên Android/ iOS/ Windowphone
Trải nghiệm ứng dụng Zing MP3 trên Android/ iOS/ Windowphone
Xem thêm: Liệu Trung Quốc sẽ thâu tóm cả làng game mobile thế giới?
Không hài lòng bài viếtTừ khóa » Bố Cục Mp3
-
Không Bố Cục - Táo - Zing MP3
-
Chỉ Dẫn Thay đổi Bố Cục Và Giao Diện, đề Tài Zing MP3 - Nextcom ...
-
Hướng Dẫn Thay đổi Bố Cục Và Giao Diện, Chủ đề Zing MP3 Update ...
-
Tìm Hiểu Các định Dạng âm Thanh: MP3, WAV, WMA, AAC, ALAC ...
-
Lời Bài Hát: Không Bố Cục - Ca Sỹ: Táo
-
Lời Bài Hát: Không Bố Cục - Ca Sỹ: Táo
-
Tiếng Bố Cục Brochure | Hiệu ứng Âm Thanh MP3 Tải Xuống Miễn ...
-
Tiếng Bố Cục Vector | Hiệu ứng Âm Thanh MP3 Tải Xuống Miễn Phí ...
-
Tiếng Bố Cục Tờ Rơi | Hiệu ứng Âm Thanh MP3 Tải Xuống Miễn Phí ...
-
Nhạc Nền Bố Cục Tờ Rơi,nhạc Phim,bgm Mp3 Tải Về Miễn Phí ...
-
Music Tracks, Songs, Playlists Tagged Nhat-bao-vuong On SoundCloud
-
New Tracks Tagged #kim-bai-than-y-phuc-hac-sung-phi - SoundCloud
-
Giao Diện, Bố Cục – Khả Năng điều Dẫn: đây Là 1 Phần Quan Trọng ...
-
Ứng Dụng Nghe Nhạc Việt được Tích Hợp Trí Tuệ Nhân Tạo
-
Thiết Kế Bố Cục - Pinterest
-
Chương 74: Bố Cục Văn Ngu Chúa Cứu Thế