Giun Chui ống Mật - Cần Phải Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
Giun chui ống mật khá phổ biến tại nước ta trước đây do tỷ lệ nhiễm giun sán cao
Ống dẫn mật gồm có: Các ống dẫn mật trong gan, ống mật chủ, cuống của túi mật, ngã ba ống mật chủ - cuống túi mật và túi mật. Nơi ống mật chủ đổ vào hành tá tràng có một lỗ có cơ xương xung quanh (cơ vòng Oddi) co bóp nhịp nhàng để đưa mật xuống hành tá tràng.
Giun chui ống mật là hiện tượng giun từ ruột non đi ngược lên hành tá tràng rồi chui vào ống mật chủ, túi mật. Thông thường loại giun hay chui lên ống mật là giun đũa.
Tại sao giun chui được vào ống mật?
Nguyên nhân khiến giun đũa chui được vào ống mật hay gặp nhất là dùng thuốc tẩy giun không đủ liều làm cho giun đũa không bị liệt hẳn. Khi này, giun sẽ chuyển động không định hướng từ ruột non đi lên hành tá tràng rồi chui vào ống dẫn mật, túi mật.
Một số trường hợp cũng bị giun chui ống mật vì dịch vị dạ dày bài tiết kém (nhất là sau mổ cắt dạ dày) nên giun mới có điều kiện chui ngược dòng đi lên. Một số khác thì do môi trường của ruột thay đổi như trong bệnh tiêu chảy hoặc táo bón dài ngày cho nên giun phải đi tìm một môi trường thích hợp hơn để sống và tồn tại.
Đối với trẻ em, giun chui ống mật thường do số lượng giun trong ruột quá nhiều làm chúng bị thiếu chất dinh dưỡng nên đi tìm môi trường mới.
Người bệnh giun chui ống mật có nguy cơ bị sỏi mật rất cao. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến cắt túi mật. Nếu bạn từng bị giun chui ống mật, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 218 để được tư vấn cách phòng ngừa rủi ro này.
Triệu chứng giun chui ống mật
Triệu chứng giun chui ống mật là cơn đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị, điểm ức phải, khởi phát đột ngột, sau đó đau từng cơn. Khi lên cơn đau, bệnh nhân thường phải nằm tư thế chổng mông (tư thế phủ thục, tư thế giảm đau giun chui ống mật) để đỡ đau, tay ôm bụng hoặc cào cấu quần áo, cào cấu vào vùng thượng vị. Nhiều người còn kèm theo các biểu hiện khác như vã mồ hôi, mặt tái xanh, buồn nôn, nôn.
Với trẻ nhỏ, dấu hiệu trẻ bị giun chui ống mật khá đặc trưng. Trẻ thích bế vác lên vai và áp bụng vào vai người bế bởi ở tư thế này trẻ đỡ đau hơn. Cùng với đó, trẻ có thể bị sốt cao do giun mang vi khuẩn E. coli, Proteus, Enterobacter, Citrobacter… từ phân đi lên làm viêm nhiễm đường dẫn mật.
Đau bụng dữ dội là triệu chứng của giun chui ống mật
Giun chui ống mật có nguy hiểm không?
Giun chui ống mật là bệnh lý nguy hiểm. Bệnh có thể làm tắc ống dẫn mật, kèm theo có vi khuẩn từ ruột đi cùng sẽ gây viêm đường dẫn mật, viêm túi mật và sốt cao. Nếu giun ở lại trong túi mật sẽ gây đau bụng liên tục kèm chướng bụng, viêm nhiễm do sốt cao, ứ mật và vàng da dễ nhầm với sỏi mật hoặc viêm đường mật cấp tính.
Giun chui ống mật cũng có thể làm tổn thương nhiều cơ quan khác, ví dụ như gây viêm tuyến tụy, áp xe gan. Mặt khác, trứng và xác giun kết hợp với các thành phần khác trong dịch mật và tạo thành sỏi mật - một trong những nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh phải cắt túi mật.
Nghi ngờ bị giun chui ống mật nên làm gì?
Khi nghi bị giun chui ống mật cần nhanh chóng cho người bệnh đi bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhà nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng xử trí kịp thời. Không nên cho người bệnh uống hay tiêm bất kỳ một loại thuốc gì làm lu mờ triệu chứng khi bác sĩ chưa thăm khám.
Chẩn đoán giun chui vào ống mật
Đau bụng đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt do giun chui ống mật rất dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như viêm ruột thừa, hội chứng dạ dày, tắc ruột, lồng ruột. Vì vậy, để chẩn đoán giun chui ống mật chính xác, ngoài dựa vào các triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thêm 1 số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh sau.
- Xét nghiệm công thức máu: Người bị giun chui ống mật sẽ có tốc độ lắng máu, CRP, chỉ số bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu trung tính tăng cao. Nếu có tắc mật, nồng độ bilirubin trong máu cũng cao hơn ngưỡng bình thường.
- Chụp X quang: Trên phim X quang sẽ thấy hình ảnh giun chui ống mật (dị vật dài trong ống mật, túi mật và trong phần II của tá tràng).
- Siêu âm: Hình ảnh siêu âm giun chui ống mật sẽ thấy đường mật bị giãn rộng và trong lòng ống mật chủ có hình tập trung nhiều sóng siêu âm theo một vệt dài.
- Nội soi tá tràng đường mật: Có thể thấy hình ảnh giun đũa ở tá tràng, hay một phần ở tá tràng và một phần ở cơ Oddi đi vào ống mật. Bác sĩ có thể kết hợp nội soi chẩn đoán và gắp giun ra ngoài bằng phương pháp này.
Ngoài ra trong quá trình khám bụng, bác sĩ nhiều kinh nghiệm có thể sờ thấy búi giun.
Siêu âm ổ bụng cũng có thể chẩn đoán giun chui ống mật
Cách điều trị giun chui ống mật
Bệnh lý giun chui ống mật thường được điều trị nội khoa bằng thuốc. Các thuốc trị giun chui ống mật bao gồm thuốc tẩy giun, thuốc giãn cơ Oddi, thuốc lợi mật và thuốc kháng sinh. Các trường hợp bệnh diễn biến lâu ngày, giun gây tắc mật và có nguy cơ áp xe gan, người bệnh sẽ được điều trị ngoại khoa: mở ống mật chủ lấy giun, gắn ống dẫn lưu ổ áp-xe, cắt túi mật hoặc mở tá tràng lấy giun.
Sở dĩ phẫu thuật lấy giun không được áp dụng đại trà cho tất cả người bệnh giun chui ống mật là do sau phẫu thuật giun từ ruột vẫn có thể theo hướng "có mùi hương" để lại của giun lên lần trước chui lên ống mật.
Phòng ngừa bệnh giun chui ống mật
Để phòng bệnh giun chui ống mật, đầu tiên bạn cần tẩy giun triệt để (đúng thuốc và đủ liều) định kỳ 6 tháng/lần. Đồng thời trong chế độ ăn cần lưu ý ăn chín uống sôi, hạn chế ăn các đồ tái, gỏi, các loại rau sống.
Mặc dù tỷ lệ bị giun chui ống mật hiện nay đã giảm nhiều so với trước đây. Thế nhưng bạn cũng không nên chủ quan với căn bệnh này, đặc biệt nếu gia đình có trẻ nhỏ. Nắm rõ kiến thức về bệnh và chủ động phòng ngừa sớm sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc căn bệnh này.
Nếu có băn khoăn về cách phòng bệnh sỏi mật do giun chui ống mật, bạn có thể gọi tới tổng đài 0981 238 218 để được tư vấn.
Biên tập viên sức khỏe Đông Tây
Tham khảo: mayoclinic.org, livestrong.com
BTV Lan AnhTừ khóa » Hiện Tượng Giun Lên Cuống Mật
-
Giun Chui ống Mật Và Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Chẩn đoán Giun Chui Vào ống Mật Bằng Kỹ Thuật Y Tế Nào? | Vinmec
-
4 Triệu Chứng Giun Chui ống Mật Thường Gặp Và Cách điều Trị
-
Giun Chui ống Mật - Tìm Hiểu Thông Tin Về Bệnh Và Cách điều Trị
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh "Giun Chui ống Mật"
-
Giun Chui ống Mật ở Trẻ Em - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Khám Và điều Trị Giun Chui ống Mật Bằng Cách Nào? | TCI Hospital
-
Nhiều Biến Chứng Từ Bệnh Giun Chui ống Mật - Tuổi Trẻ Online
-
Giun Chui ống Mật - Health Việt Nam
-
Giun Chui ống Mật - Những điều Bạn Cần Biết
-
Vì Sao Trẻ Hay Bị Giun Lên ống Mật? | Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
-
Nội Soi Mật Tụy Ngược Dòng (ERCP) Gắp Giun đũa “kích Thước Khủng ...
-
Triệu Chứng đau Bụng Giun Chui ống Mật | Omi Pharma
-
Kỹ Thuật Hình ảnh Hàng đầu Trong Chẩn đoán Bệnh Lý đường Mật