Giúp Bạn Hiểu Rõ Về Thay Khớp Gối Nhân Tạo | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Các chuyên gia đánh giá phẫu thuật khớp gối nhân tạo là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao giúp người bệnh thay thế khớp gối bị bào mòn, hư hại do các bệnh về xương khớp gây nên. Vậy khi nào cần thay khớp gối nhân tạo và phương pháp này mang đến những ưu nhược điểm gì?
Menu xem nhanh:
- 1. Bệnh nhân nên thay khớp gối nhân tạo khi nào?
- 2. Ưu nhược điểm của phương pháp thay khớp gối nhân tạo
- 2.1. Ưu điểm của phương pháp thay khớp gối nhân tạo?
- 2.2. Nhược điểm của phương pháp thay khớp gối nhân tạo
- 3. Chi phí phẫu thuật thay khớp gối khoảng bao nhiêu?
1. Bệnh nhân nên thay khớp gối nhân tạo khi nào?
Thay khớp gối được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh khi các phương pháp điều trị khác không làm giảm cơn đau và không thể giúp người bệnh phục hồi chức năng khớp một cách toàn diện. Với trường hợp bị hư hại khớp nặng mà trong quá trình điều trị không có tiến triển gì khách quan thì thay khớp gối nhân tạo được xem là giải pháp tối ưu cho bệnh nhân.
Khớp gối nhân tạo toàn phần sẽ bao gồm 3 thành phần là phần mâm chày, phần lồi cầu đùi, và mảnh chèn nằm ở giữa hai phần trên. Khớp gối nhân tạo cũng được chia thành 3 loại là hạn chế toàn phần, hạn chế một phần và khớp gối nhân tạo không hạn chế . Theo đó tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại khớp gối nhân tạo phù hợp cần thay.
Sử dụng khớp gối nhân tạo không hạn chế lứa tuổi, người trưởng thành đều có thể xem xét để thay khớp gối. Tuy nhiên, người cao tuổi ở độ từ 60 – 80 tuổi là đối tượng thay khớp gối rất nhiều. Bởi những vấn đề liên quan đến lão hóa, gãy xương, chấn thương do tuổi già.
Thường bệnh nhân sẽ được chỉ định thay khớp gối trong những trường hợp sau:
– Người bị mòn khớp gối, bị đau nghiêm trọng vùng khớp gối.
– Người bị đau gối kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng sống.
– Người bị tổn thương quá nặng phần khớp gối.
– Người mắc các bệnh lý: viêm khớp gối dạng thấp, dính khớp gối, thoái hóa khớp gối, rối loạn đông máu, hoại tử vô mạch đầu gối, bệnh gout,… mà các phương pháp điều trị khác không đáp ứng được.
2. Ưu nhược điểm của phương pháp thay khớp gối nhân tạo
2.1. Ưu điểm của phương pháp thay khớp gối nhân tạo?
Phẫu thuật thay thế khớp gối nhân tạo hiện đang là giải pháp tối ưu đối với người bệnh bị thoái hóa khớp gối nặng hoặc lâu năm. Phương pháp này đem đến rất nhiều ưu điểm:
– Được chỉ định cho người bệnh khi các biện pháp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu hay các các phương pháp khác không hiệu quả.
– Là giải pháp tối ưu giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau hiệu quả và tránh được nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
– Phục hồi di chuyển và đưa người bệnh trở lại với sinh hoạt bình thường hàng ngày.
– Phương pháp này ít các tổn thương phần mềm xung quanh khớp, giảm tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh.
– Giảm thiểu thời gian lưu viện cho người bệnh so với những phương pháp khác và giúp họ sớm ổn định sức khỏe.
2.2. Nhược điểm của phương pháp thay khớp gối nhân tạo
Phẫu thuật thay thế khớp gối nhân tạo được coi là “phao cứu sinh” giúp người bệnh phục hồi chức năng di chuyển. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một vài nhược điểm nhất định:
– Giá thành cao: So với những phương pháp điều trị khác thì phẫu thuật thay thế khớp gối nhân tạo sẽ có chi phí cao hơn.
– Biến chứng nhiễm khuẩn: Đây là nguy cơ của tất cả những ca phẫu thuật. Nếu bị nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp gối, người bệnh sẽ thấy đầu gối sưng to, vết mổ chảy dịch, sốt,…
– Vẫn có nguy cơ gặp tai biến trong phẫu thuật: Gãy xương chày, gãy xương đùi, bong chỗ bám của gân bánh chè,…
Ngoài ra, còn một số biến chứng khác như: Tắc mạch, cứng gối, tụ máu trong gối, cứng khớp,…
Để hạn chế tối đa các biến chứng sau phẫu thuật khớp gối đòi hỏi người bệnh lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín. Những đơn vị này sẽ sở hữu đội ngũ chuyên gia giỏi cùng trang thiết bị hiện đại giúp bạn giảm thiểu tối đa những rủi ro trong quá trình phẫu thuật.
3. Chi phí phẫu thuật thay khớp gối khoảng bao nhiêu?
Để xác định chính xác chi phí phẫu thuật thay khớp gối chúng ta cần xét đến nhiều yếu tố:
– Cơ sở y tế: Mỗi một cơ sở y tế sẽ xây dựng mức chi phí khác nhau cho dịch vụ của mình. Những đơn vị sở hữu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị tân tiến sẽ có chi phí khác so với những đơn vị thiếu đội bác sĩ hay cơ sở vật chất.
– Tình trạng và nhu cầu của bệnh nhân: Sau khi chẩn đoán tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định họ thay khớp bán phần hay toàn phần. Chi phí phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của người có nhu cầu thay khớp gối.
Nhìn chung chi phí phẫu thuật thay thế khớp gối nhân tạo hiện nay sẽ dao động trên dưới 80 triệu đồng. Trong đó sẽ bao gồm tiền thay khớp gối (khoảng 65 triệu) còn lại là tiền công phẫu thuật và tiền giường nằm. Bên cạnh đó, việc người bệnh áp dụng thẻ bảo hiểm y tế vào khám chữa cũng sẽ giúp giảm thiểu chi phí.
Để biết chính xác hơn chi phí của phương pháp này, bạn nên liên hệ tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ giải đáp.
Từ khóa » Hình ảnh Khớp Gối Nhân Tạo
-
Khi Nào Nên Thay Khớp Gối Nhân Tạo? | Vinmec
-
Các Cỡ Và Trọng Lượng Của Khớp Gối Nhân Tạo | Vinmec
-
Thay Khớp Gối – Phục Hồi Tốt Vận động
-
Việt Nam Lần đầu Có Khớp Gối đặt Hàng Riêng
-
Thay Khớp Gối Là Gì? Chỉ định Thực Hiện, Quy Trình, Chuẩn Bị Trước
-
Thay Khớp Gối - Bệnh Viện FV
-
Thay Khớp Gối – Những Ai Cần Phải Mổ
-
Khớp Nhân Tạo Gấp Duỗi Xoay Như Khớp Gối Tự Nhiên - VnExpress
-
Bệnh Viện Hiện đại - Chi Phí Hợp Lý
-
Phẫu Thuật Thay Khớp Gối Toàn Phần - Phục Hồi Vận động Cho Người ...
-
Chấm Dứt 13 Năm đau đớn Dai Dẳng Do Thoái Hóa Khớp Gối Nhờ ...
-
Cuộc đời “nở Hoa” Sau Khi Thay Khớp Gối, Khớp Háng Tại Hồng Ngọc
-
Ưu điểm Của Phương Pháp Mổ Thay Khớp Gối Nhân Tạo | TCI Hospital