Giúp Bạn Tìm Hiểu Thông Tin Cần Thiết Về Tuyến Tụy | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Bạn có biết tuyến tụy là gì?
tuyến tụy nằm trong khoang bụng, ở vùng bụng trên bên trái và vị trí của nó là ở phía sau dạ dày. Xung quanh tuyến tụy bao gồm những cơ quan khác như ruột non, lá lách. Tuyến tụy dài khoảng 15 đến 25cm, dài theo chiều ngang bụng và có hình giống như một quả lê phẳng hay một con cá kèo.
Vị trí của tụy và những cơ quan xung quanh
Phần đầu của tuyến tụy nằm ở điểm nối của dạ dày và ruột non. Chính là nơi mà dạ dày đẩy một lượng thức ăn đã được tiêu hoá vào ruột. Lúc này, tuyến tụy có vai trò giải phóng enzyme tiêu hoá.
Nói một cách đầy đủ hơn, tuyến tụy có chức năng quan trọng trong việc chuyển đổi những thực phẩm đi vào cơ thể trở thành những nhiên liệu cần thiết cho các tế bào. Vai trò chính của tuyến tụy bao gồm chức năng ngoại tiết để tiêu hoá và chức năng nội tiết để điều chỉnh lượng đường trong máu.
2. Tuyến tụy có vai trò gì trong chuyển hóa
Ở một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, tuyến tụy sẽ làm tốt vai trò của mình đó là hoạt động và sản xuất những chất cần thiết cho cơ thể giúp tiêu hóa các loại thực phẩm đưa vào cơ thể một cách chính xác và đúng thời điểm.
2.1. Chức năng ngoại tiết
Trong cơ quan này có chứa những tuyến ngoại tiết có nhiệm vụ sản xuất các enzyme rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá. Trong đó, trypsin và chymotrypsin có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein, amylase có nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa carbohydrate và lipase rất hữu ích để phân huỷ chất béo.
Bệnh tiểu đường có liên quan tới tuyến tụy
Khi thức ăn được đưa vào dạ dày, các dịch tụy bắt đầu được giải phóng vào một hệ thống ống dẫn vào trong ống tụy chính. Sau đó, các ống tụy này sẽ kết hợp với ống mật chủ, từ đó đổ vào phần đầu của ruột non hay còn gọi là tá tràng. Từ đó, giúp cơ thể hấp thụ các loại dưỡng chất chẳng hạn như protein, hay chất béo.
2.2. Chức năng nội tiết
Tuyến tụy có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đường huyết bằng cách:
Khi nồng độ glucose trong máu bị hạ thấp, các tế bào tuyến tụy sẽ có nhiệm vụ tiết ra glucagon để tăng mức đường huyết. Glucagon hoạt động bằng cách kích thích tạo ra glucose và đồng thời phân hủy glycogen thành glucose trong gan.
Khi nồng độ glucose trong máu tăng cao, các tế bào của tuyến tụy sẽ tiết ra insulin nhằm mục đích làm giảm lượng glucose trong máu. Insulin làm giảm lượng glucose trong máu bằng cách tạo điều kiện cho những tế bào (đặc biệt là những tế bào ở cơ xương) hấp thụ và kích thích việc sử dụng nó để tạo ra protein, chất béo cũng như carbohydrate.
3. Các vấn đề về tuyến tụy
Khi khả năng hoạt động của tuyến tụy có vấn đề có thể gây ra sự mất cân bằng năng lượng trong máu và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tụy bao gồm bệnh viêm tuyến tụy, bệnh ung thư tụy,…
Viêm tụy
Đây là tình trạng tuyến tụy bị viêm trong quá trình bài tiết enzym, tuyến tụy có thể tích tụ và tiêu hoá chính cơ quan này. Bệnh có thể gây ra những cơn đau cấp tính kéo dài trong một vài ngày nhưng cũng có thể phát triển thành bệnh mạn tính và kéo dài nhiều năm.
Ung thư tuyến tụy
Viêm tụy mạn tính không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng ung thư tụy. Bên cạnh đó, một số thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia cũng khiến nguy cơ ung thư tụy tăng cao.
Thói quen uống bia rượu ảnh hưởng đến tụy
Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư tụy cũng nên cảnh giác với bệnh này. Ngoài ra, còn có thể gặp ung thư tụy thể nang, thường gặp nhiều hơn ở nữ.
Những khối u ở tụy có thể dạng khối u ngoại tiết có nguồn gốc từ những tế bào lót ống tuy. Bên cạnh đó, một dạng ung thư hiếm gặp hơn là khối u nội tiết còn được gọi là khối u nội tiết thần kinh.
Bệnh tiểu đường
Tuyến tụy có nhiệm vụ duy trì lượng đường huyết trong máu. Chính bởi vậy, khi cơ quan này gặp vấn đề thì lượng đường huyết trong máu cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế những người mắc các vấn đề về tụy có nguy cơ gặp phải bệnh tiểu đường.
Nếu bị bệnh tiểu đường typ 1: Là khi cơ thể không sản xuất insulin. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng.
Bệnh tiểu đường typ 2: Bệnh này phổ biến hơn bệnh tiểu đường typ 1. Những trường hợp này hoàn toàn khác, cơ thể của người bệnh vẫn còn có khả năng sản xuất insulin nhưng lượng insulin này lại không được sử dụng đúng cách hoặc không đủ để xử lý glucose.
Tăng và hạ đường huyết
Tuyến tụy không thực hiện tốt nhiệm vụ của mình sẽ dẫn tới tình trạng tăng hoặc hạ đường huyết quá mức. Trong đó:
Tăng đường huyết quá mức là do sản xuất quá nhiều của hormon glucagon.
Hạ đường huyết là do sản xuất quá mức của insulin.
Trên đây là những thông tin về tuyến tụy, chức năng của cơ quan này đối với cơ thể và những bệnh về tụy thường gặp. Các chuyên gia khuyên bạn, nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám càng sớm càng tốt để nâng cao hiệu quả điều trị. Tránh tình trạng chủ quan, ủ bệnh khiến bệnh phát triển mạn tính, rất khó điều trị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Thăm khám sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa bệnh hiệu quả
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các loại bệnh lý chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện được đầu tư cơ sở vật chất quy mô, máy móc khám chữa bệnh hiện đại và đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, tận tâm với bệnh nhân.
Hiện nay, bệnh viện đã triển khai nhiều gói khám phù hợp với nhiều đối tượng có nhu cầu thăm khám sức khỏe với mức giá vô cùng hợp lý. Bạn có thể gọi tới số đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Từ khóa » Sinh Ly Tuyến Tụy
-
Vai Trò Của Tuyến Tụy Trong Hệ Thống Nội Tiết | Vinmec
-
SINH LÝ - TUYẾN TỤY NỘI TIẾT - Khóa Học Online Ôn Thi Nội Trú
-
Sinh Lý Tuyến Tuỵ Nội Tiết
-
Tuyến Tụy Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Bệnh Lý Liên Quan
-
Tuyến Tụy: Cấu Trúc Và Chức Năng - YouMed
-
Sinh Lý Nội Tiết 13 - Sinh Lý Tuyến Tụy (Insulin) - YouTube
-
Tuyến Tụy - SlideShare
-
Sinh Lý Tụy - SlideShare
-
Sức Khỏe Tuyến Tụy | Bệnh Viện Gleneagles, Singapore
-
Bài Giảng Sinh Lý Tuyến Tụy Nội Tiết - Nguyễn Trung Kiên - TaiLieu.VN
-
[Sinh Lý Guyton Số 79] Insulin, Glucagon Và đái Tháo đường
-
Tụy – Wikipedia Tiếng Việt
-
5. Sinh Lý Tuyến Tụy Nội Tiết (thầy Kiên) - Tài Liệu Text - 123doc