Giúp Mẹ Mang Thai Tuần 37 Phân Biệt Cơn Gò Tử Cung Và ... - Con Cưng

Giúp mẹ mang thai tuần 37 phân biệt cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ 11:34AM - Thứ Hai | 14-06-2021 54.1k

Mang thai tuần 37, mẹ cần phân biệt đâu là cơn gò tử cung sinh lý, đâu là cơn gò chuyển dạ để có thể lâm bồn một cách an toàn nhất. Đây cũng là chủ đề được rất nhiều mẹ quan tâm, đặc biệt là các chị em lần đầu làm mẹ.

Cách phân biệt không quá khó. Con Cưng đã tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến cơn gò. Mẹ cùng tìm hiểu để chuẩn bị cho ngày đi sinh sắp tới thật hoàn hảo, mẹ nhé!

Cơn gò tử cung và cơn gò chuyển dạ khác nhau như thế nào?

Cơn gò tử cung sinh lý hay còn được gọi với cái tên khoa học là cơn gò Braxton - Hicks. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường của mẹ bầu và thường xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Cơn gò này thường không gây đau đớn, mà chỉ khiến mẹ cảm thấy căng tức ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, các cơn gò này thường kéo dài chỉ khoảng 30 giây và không diễn ra theo một chu kỳ cụ thể nào.

Trong hành trình phát triển của thai nhi, cơn gò tử cung được đánh giá là một trong các bước đệm giúp rèn luyện tử cung co giãn thuần thục hơn, nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ về sau.

Phân biệt cơn gò tử cung do sinh lý và cơn gò chuyển dạ

Không giống với cơn gò tử cung, cơn gò chuyển dạ là cơn gò trước sinh. Quá trình gò này thể hiện tử cung đang co bóp để đẩy bé ra ngoài. Trái ngược với cơn gò Braxton - Hick, cơn gò chuyển dạ diễn ra có chu kỳ và theo xu hướng xuất hiện tăng dần. Thời gian và khoảng cách của mỗi cơn tùy vào giai đoạn chuyển dạ của mẹ.

Khi cơn gò chuyển dạ xuất hiện, mẹ bầu 37 tuần sẽ cảm thấy âm ỉ đau ở vùng lưng, về sau lan ra toàn phần bụng dưới. Khoảng cách giữa các cơn trong chuyển dạ rút ngắn lại dần đi kèm cảm giác đau. Thậm chí chúng có thể chồng chéo lên nhau để đẩy thai ra ngoài hiệu quả. Các dấu hiệu vào chuyển dạ khác có thể là ra dịch nhầy hồng âm đạo, cổ tử cung mỏng đi và mở rộng từ 1 đến 10 phân.

Nếu cơn gò chuyển dạ xảy ra thường xuyên trước và khi mang thai tuần 37 thì đây rất có thể là dấu hiệu của sinh non mẹ nên đặc biệt lưu ý nhé. Nếu trong quá trình gò tử cung mà cả bụng của mẹ cứng hơn cùng cảm giác căng chặt ở tử cung kèm theo các triệu chứng như: đau bụng âm ỉ, áp lực ở vùng xương chậu và vùng bụng, chuột rút… thì mẹ nên đến bệnh viện ngay.

Các biện pháp giảm cơn gò tử cung dành cho mẹ

Các cơn gò tử cung sẽ đến mạnh nhất vào lúc mẹ chuyển dạ sinh em bé và mang đến những cơn đau, khó chịu. Để hạn chế các cơn gò tử cung xảy đến, mẹ bầu 37 tuần có thể thực hiện các phương pháp như:

Biện pháp giảm cơn gò tử cung sinh lý

  • Nghe nhạc thư giãn,
  • Thiền,
  • Tập yoga,
  • Uống nhiều nước,
  • Thay đổi tư thế và nghỉ ngơi,
  • Ngủ đủ giấc.

Các phương pháp trên được rất nhiều mẹ bầu công nhận là giảm hẳn tần suất xuất hiện của cơn gò tử cung. Các biện pháp này còn giúp mẹ mang thai tuần 37 cải thiện đáng kể sức khỏe của mình. Vì vậy, mẹ bầu 37 tuần nên thực hiện thường xuyên. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng thuốc để giảm đau. Song để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi, mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ nhé.

Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là bé yêu của mẹ ra đời. Hãy chắc chắn rằng, mọi sự chuẩn bị của mẹ đều đã sẵn sàng trước khi đến ngày chuyển dạ. Để không bỏ sót bất cứ món đồ nào, mẹ có thể đến ngay cửa hàng Con Cưng gần nhất. Đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp sẽ tư vấn nhiệt tình giúp mẹ.

Con Cưng với đầy đủ các sản phẩm cho bé như tã, sữa, quần áo, đồ chơi… đến từ nhiều thương hiệu khác nhau sẽ giúp mẹ dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất. Mẹ có thể trực tiếp đến cửa hàng Con Cưng để mua sắm, hoặc cũng có thể đặt hàng online tại app Con Cưng hay qua website https://concung.com/, mẹ nhé.

Từ khóa » Gò Nhưng Không đau Bụng