Giúp Mình Câu Này Vớiiiiii

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • TkngoclogoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      0

    • Điểm

      75

    • Cảm ơn

      0

    • Ngữ văn
    • Lớp 11
    • 20 điểm
    • Tkngoc - 18:27:00 14/04/2020
    Giúp mình câu này vớiiiiiiimagerotate
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • linhlinh6796
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      4900

    • Điểm

      71085

    • Cảm ơn

      5119

    • linhlinh6796
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 24/01/2021

    1. "Ngông"

    "Ngông" là dựa trên khả năng của mình có, nghĩa là chỉ những người tài năng, tự tin bởi cái tài của mình, tự tin để khẳng định nó vời đời là cái ngông được người đò chấp nhận. Ngôn g cũng được hiểu là khác người, tạo cho người khác nhiều ấn tượng

    2. Trong thơ Tản Đà:

    - phong cách cái tôi cá nhân tự ý thức của chính ông

    - Nhà thơ có vẻ rất đắc ý bởi ông ý thức được cái tài của mình. Khẳng định bản ngã cái tôi phóng túng, ý thức tài năng giá trị của mình giữa cuộc đời.

    - ông khát khao lên Trời đọc thơ và tìm được người tri âm. Chỉ có Trời và chư tiên mới hiểu cái hay, cái đẹp trong thơ ông. Và lời Trời khen hắn là sự thẩm định có sức nặng nhất, không thể bác bỏ, nghi ngờ.

    - nhà thơ vẫn muốn khẳng định, tự khen thơ mình.

    3. So sánh cái ngông của Tản Đà với cái ngông của Nguyễn Công Trứ.

    * Giống nhau : Cái " ngông " của hai nhân vật biểu hiện ở nhiều khía cạnh nhưng đều có những điểm chung như ngông trong cách lựa chọn đề tài,nội dung, ngông trong cách thể hiện những nôi dung đề tài đó,ngông tron cách sử dụng ngôn ngữ,hình ảnh,và đặc biệt ngông thể hiện cái Tôi rất riêng,đầy phong cách

    * Khác nhau :

    - Tản Đà không phải trường hợp ngông cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,... đều ngông. Tuy nhiên, cái ngông của Tản Đà vẫn có những điểm đặc thù do sự quy định của thời đại:

    + Cái ngông của Tản Đà có nhiều gặp lại cái ngông của Nguyễn Công Trứ ( thể hiện qua Bài ca ngất ngưởng ): ý thức rất cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt,... dám phô bày toàn bộ con người vượt ngoài khuôn khổ của mình trước thiên hạ, như muốn giỡn mặt thiên hạ,...

    Nói về sự khác biệt giữa hai người có thể thấy cái ngông ở Tản Đà là cái ngông của kẻ tuy không phải sống vô trách nhiệm với xã hội nhưng không còn xem vấn đề nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung ( Nguyễn Công Trứ ) là chuyện trọng nữa. Hơn nữa, cái tài mà Tản Đà muốn khoe về cơ bản là cái tài thuộc phạm trù văn chương. Rõ ràng ở đây nhà thơ đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm ( mà thông thường các nhà nho vẫn đặt trên vai mình ) để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • minhhngocc2101logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      4

    • Điểm

      849

    • Cảm ơn

      1

    • minhhngocc2101
    • 25/05/2023

    - Cái "Ngông" của Tản Đà được hiểu là:

    + Muốn làm những việc lớn hơn so với người thường

    + Muốn thoát khỏi buồn chán, những cái xấu xa để lên cõi mộng

    + Không sợ chê cười, thái độ phóng khoáng, coi thường khuôn phép

    - Cái "Ngông của Tản Đà trong bài thơ được biểu hiện ở:

    + Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng

    + Tìm thấy sự đồng điệu, thấu hiểu từ Trời và Chư Tiên

    + Xem mình là 1 "trích tiên" bị đày vì tội ngông

    + Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành "thiên lương" một sứ mệnh cao cả

    * So sánh cái "ngông" của Tản Đà trong "Hầu trời" với cái "ngông của Nguyễn Công Trứ trong "Bài ca ngất ngưởng":

    - Trong bài "Hầu Trời", cái "ngông" của Tản Đà có những biểu hiện nổi bật:

    + Tự cho mình văn hay tới mức Trời cũng phải tán thưởng

    + Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm tri kỉ với mình ngoài Trời và Chư Tiên

    + Xem mình là 1 trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông

    + Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện 1 sứ mệnh cao cả (thực hành thiên lương)

    + Ngoài ra, việc nhà thơ bịa ra chuyện Hầu Trời, nói như thể đó là chuyện thật đã hàm chứa 1 sự khiêu khích nhất định đối với cái nhìn thấy thành kiến về thang bậc giá trị của con người trong xã hội. Đó là chưa kể việc Tản Đà dám hình dung các đấng siêu nhiên như những đối tượng rất đỗi bình dân, thậm chí ngang hàng với mình

    - Tản Đà không phải trường hợp ngông cá biệt trong văn học Việt Nam. Trước ông, những người như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,... đều ngông. Tuy nhiên, cái ngông của Tản Đà vẫn có những đặc thù do sự quy định của thời đại:

    + Cái ngông của Tản Đà có nhiều gặp lại cái ngông của Nguyễn Công Trứ (thể hiện qua "Bài ca ngất ngưởng"): ý thức rất cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt,... dám phô bày toàn bộ con người vượt ngoài khuôn khổ của mình trước thiên hạ,...

    + Nói về sự khác biệt giữa 2 người có thể thấy cái ngông ở Tản Đà là cái ngông của kẻ tuy không phải sống vô trách nhiệm với xã hội nhưng không còn xem vấn đề nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung (Nguyễn Công Trứ) là chuyện trọng nữa. Hơn nữa, cái mà Tản Đà muốn khoe về cơ bản là cái tài thuộc phạm trù văn chương. Rõ ràng ở đây nhà thơ đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm (mà thoogn thường các nhà nho vẫn đặt trên vai mình) để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy
    • hertCảm ơn
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

    - Anh, chị hiểu thế nào là “ngông" ? "Cái ngông" của Tản Đà trong bài thơ được biểu hiện như thế nào? So sánh “cái ngông" của Tản Đà trong Hầu trời với "cái ngông" của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng.

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Ngông Là Như Thế Nào