Giúp Người Cao Tuổi Phòng Bệnh Hô Hấp Mùa Nóng - Tin Tức Sự Kiện
Có thể bạn quan tâm
Nắng nóng kéo dài, nhất là những ngày gần đây, thời tiết ngoài trời ở miền Bắc nước ta có ngày lên trên 40 độ, nhiều bệnh có xu hướng gia tăng, trong đó có bệnh đường hô hấp, đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi. Vậy, mùa hè người cao tuổi (NCT) nên làm gì để phòng bệnh đường hô hấp?
TIN LIÊN QUANTại sao mùa nắng nóng NCT dễ mắc bệnh đường hô hấp?
Nói chung, NCT do mọi chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó sức đề kháng suy giảm càng rõ rệt. Mùa hè, thời tiết oi bức, nhiệt độ tăng cao, khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt của NCT giảm sút, lượng nước và chất điện giải bị mất khá nhiều do ra mồ hôi, mặt khác, lượng nước được bù vào lại không đủ hoặc quá thiếu bởi NCT ngại hoặc lười uống nước, ăn ít canh, rau, do đó sẽ làm cho NCT rất dễ mắc các bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp.
Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khách quan làm cho NCT dễ mắc bệnh đường hô hấp vào mùa nắng nóng, đó là, nếu NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào. Bởi vì, khi NCT đã bị giảm sức đề kháng, kèm theo mất nước, chất điện giải do ra nhiều mồ hôi, nếu hít phải khói thuốc vào đường hô hấp (bản thân hút thuốc hoặc khói thuốc do người khác thải ra) sẽ làm tổn thương các nhu mô phổi do đó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cơ hội, đặc biệt ở đường hô hấp trên luôn thường trực các vi sinh vật sống ký sinh ở đó như S. pneumoniae, H. influenzae, S. aureus... Khi gặp điều kiện thuận lợi (nóng, lạnh, sức đề kháng của cơ thể con người giảm), chúng trở thành tác nhân gây bệnh. Mặt khác, mùa nắng nóng, nếu môi trường bị ô nhiễm, nhiều bụi, khói (bếp than, bếp củi, bếp dầu, khí thải công nghiệp...), nhà ở chật chội, không thông thoáng... là những yếu tố thuận lợi làm cho NCT dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
Ngoài ra, NCT bị viêm đường hô hấp, nhất là viêm phổi vào mùa nắng nóng do một số có những bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh tim hoặc sức yếu, bị tai biến mạch máu não không đi lại được nằm bất động cũng là những lý do làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp ở NCT khi nắng nóng, nhất là có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi. Ngoài ra, các vấn đề về phổi khác như khí phế thũng, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), giãn phế quản cũng góp phần đáng kể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.
Vào mùa nắng nóng kéo dài như dịp này, nếu NCT đã trải qua phẫu thuật thường có xu hướng dễ bị tổn thương đường hô hấp hơn vì cơ thể của họ cần phải hoạt động rất nhiều để hồi phục. Thông thường, trong cuộc phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau trong suốt các quy trình phẫu thuật, tuy nhiên các loại thuốc dạng này có thể làm cho người bệnh thở nông hơn - góp phần gây tích tụ chất tiết trong phổi nhiều hơn sẽ rất dễ gây viêm phổi. Ngoài ra, các loại thuốc an thần và gây tê cũng gây ra tác dụng phụ tương tự như vậy.
NCT nên làm gì để phòng viêm đường hô hấp mùa nắng nóng?
Để phòng bệnh mùa hè, có mấy điều NCT nên lưu ý, đó là không ra ngoài khi nắng gắt, nếu công việc buộc phải ra khỏi nhà, cần đội mũ hoặc nón rộng vành, mặc ít quần, áo, tốt nhất là loại vải cotton, có kính râm càng tốt. Khi ở ngoài nắng về nhà không nên uống nước lạnh quá hoặc nước đá, khi uống nên uống ít một; không nên dùng thực phẩm lạnh quá (chè đá, uống nước có đá hoặc dùng hoa quả lấy ra từ tủ lạnh...) hoặc không nên uống bia lạnh nhất là người có bệnh tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường. NCT lưu ý khi đi ngoài trời nắng về không vào phòng máy lạnh ngay, không cho quạt gió để ở tốc độ mạnh xoáy vào mình và không được tắm ngay khi còn mồ hôi, nếu tắm, nên tắm nước ấm.
Mùa nắng nóng, NCT không nên tắm biển, sông, suối, ao, hồ lúc trời còn nắng gắt, nhất là gần trưa, buổi trưa, xế chiều. Một số NCT còn có sức khỏe tốt, có thể làm nhiều việc nhưng phải cần lưu ý là khi làm việc trong điều kiện nắng, nóng không nên làm việc quá sức và cần uống thêm nước có pha một ít muối ăn là rất tốt, nếu có điều kiện uống thêm nước vắt trái cây hoặc ăn trái cây có nhiều nước (cam, dưa hấu, lê...).
NCT luôn được khuyên là vận động cơ thể thường xuyên nhưng nên lưu ý là không tập thể dục, chơi thể thao khi trời nắng. Nếu đi bộ, không nên đi vào lúc trời nắng và nên chọn nơi đi bộ thuận lợi như đường phố vắng người (các ngõ rộng, ít xe qua lại). Hàng ngày nên uống đủ lượng nước cần thiết (uống làm nhiều lần, không uống một lúc), nên ăn thêm rau, canh (vì trong rau, canh có một lượng nước đáng kể) và trái cây hoặc nước ép trái cây.
Hồng Nhung
(Theo Sức khỏe và đời sống)
ad syt ad
Các tin khác- Hà Nội triển khai chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến 35 tháng tuổi
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 30/11/2024
- Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin Sởi cho người dân
- Hà Nội luôn nỗ lực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Hà Nội: 1-2/12, hãy cho trẻ trong độ tuổi đi uống Vitamin A đợt 2 năm 2024 theo hướng dẫn của trạm y tế xã, phường, thị trấn
- Điểm thông tin y tế trên các báo ngày 29/11/2024
- Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
- Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
- Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
- 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
- Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
- Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
- Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
- Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc
Dịch vụ công trực tuyến | |
Phần mềm Quản lý văn bản | |
Phần mềm QLHS Một cửa | |
Phần mềm Một cửa (Mới) | |
Tiếp nhận ý kiến công dân | |
Danh mục TTHC công | |
Tra cứu hồ sơ Một cửa | |
Thư điện tử TP Hà Nội | |
Thông tin người phát ngôn |
Từ khóa » Hệ Hô Hấp ở Người Cao Tuổi
-
Phòng Tránh Bệnh Hô Hấp ở Người Cao Tuổi Trong Mùa Lạnh
-
Bệnh Suy Hô Hấp ở Người Già Có đáng Lo? | Vinmec
-
Bệnh Lý Hô Hấp ở Người Cao Tuổi
-
Bệnh Hô Hấp ở Người Cao Tuổi - Website Chính Thức Của Omron Tại ...
-
Bệnh Về đường Hô Hấp Người Cao Tuổi Dễ Gặp Phải | Sở Y Tế Nam Định
-
Phòng Tránh Mắc Bệnh đường Hô Hấp ở Người Cao Tuổi Khi Thời Tiết ...
-
Bệnh Lý Hô Hấp ở Người Già - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Phòng Bệnh Hô Hấp Cho Người Cao Tuổi - Bộ Y Tế
-
Suy Hô Hấp ở Người Cao Tuổi Các Bệnh Về đường Hô Hấp
-
Bệnh Suy Hô Hấp ở Người Già Có đáng Lo?
-
Dân Số Kế Hoạch Hóa Gia đình - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
Những Thay đổi Sinh Lý ở Người Cao Tuổi
-
Bệnh Suy Hô Hấp ở Người Già Có Nguy Hiểm Không?