GLOOMY SUNDAY – CHỦ NHẬT BUỒN, CHỦ NHẬT XÁM – Nhạc
Có thể bạn quan tâm
GLOOMY SUNDAY – CHỦ NHẬT BUỒN, CHỦ NHẬT XÁM – Nhạc: Rezso Seress
Biên soạn: Phan Anh Dũng
Nguồn: Cỏ Thơm Magazine
(nguồn: http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=659&Itemid=47)
Mời quí vị thưởng thức: Szomorú Vasárnap Nhạc: Rezso Seress
CHỦ NHẬT BUỒN – Lời Việt: Phạm Duy
Tiếng hát: Khánh Ly Lệ Thu Ban Tứ Ca AC&M Mai Hương
CHỦ NHẬT XÁM – Lời Việt: Nam Lộc Tiếng hát: Nguyễn Hồng Nhung & Thùy Hương
CHỦ NHẬT XÁM – Lời Việt: Nam Lộc
Từng đêm buồn thao thức, nằm cô đơn, và nhớ thương anh! Nhớ anh từng phút trong cuộc sống mơ hồ giữa dòng đời. Những bông hồng trắng nơi mộ vắng, khóc thương khi mất anh. Cỗ xe buồn bã đưa người đến đây, cũng khuất mờ.
Chờ em, người yêu ơi, chờ em, ta cùng chết bên nhau. Dưới chân tượng đá, thiên thần khóc cho tình yêu chúng ta. Với… bao nỗi sầu!
Hoàng hôn dần buông xuống, mình ta uống từng chén men say! Cớ chi mình kéo lê cuộc sống bao ngày chủ nhật buồn. Tiếng kinh từ giã, không buồn bã tiễn em ra nghĩa trang. Những bông hồng thắm tươi rực rỡ vui mừng bên mộ phần.
Giờ không còn mơ, trong cõi chết em được sống bên anh. Đến hơi thở cuối, em cầu chúc cho tình yêu chúng ta… đừng xót xa!
Trong mơ, dường như bóng anh trở về. Em mơ, ta gặp nhau, anh ngủ yên, trong lòng em, và mãi mãi …mãi!
Và em thầm mong, giấc mộng hoang, dù là những cơn mơ. Cũng xin được nói cho người biết em yêu anh thiết tha…
Chủ nhật u sầu … Chủ nhật xám ….
~ GLOOMY SUNDAY ~
Tiếng hát HEATHER NOVA: MP3 Youtube
Tiếng hát BILLY HOLIDAY: MP3 Youtube
Tiếng hát BJORK: MP3 Youtube
~ SOMBRE DIMANCHE ~
Tiếng hát DAMIA: MP3
Tiếng hát MARCEL: MP3
Tiếng hát CLAIRE DITERZI: MP3
~ NHẠC KHÔNG LỜI ~
Piano & Violin: MP3 Youtube
Budapest Cafe Orchestra: MP3 Youtube
SOMBRE DIMANCHE (Chủ nhật buồn) của Seress & Javor
Bài viết của Hoài Nam– Úc Châu
Kỳ này, chúng tôi viết về một ca khúc của Hung-gia-lợi được nhiều người xem là buồn nhất thế kỷ, thường được gọi là “ca khúc tuyệt mạng” vì bị quy trách đã gây ra hàng trăm vụ tự tử trong hai thập niên 1930-40, và cả sau này, đó là bản Sombre Dimanche, tựa tiếng Pháp, tức Gloomy Sunday, tựa tiếng Anh, được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Chủ Nhật Buồn, và Nam Lộc với tựa Chủ Nhật Xám.
Ngày nay, Sombre Dimanche được ghi là của hai tác giả: nhạc sĩ dương cầm kiêm nhà soạn nhạc Rezco Seress và thi sĩ Laszlo Javor. Tuy nhiên lúc đầu nó chỉ là một sáng tác của riêng Rezco Seress, viết tại Paris vào cuối năm 1932, có tựa tiếng Hung là Vége a világnak (End of the World).
Là một nhạc sĩ dương cầm, Rezco Seress soạn nhạc khúc này chủ yếu là cho dương cầm, xen lẫn những đoạn có lời hát (chorus). Thời gian này, Hung-gia-lợi đang bị tác hại trầm trọng bởi cuộc Đại khủng hoảng (Great Depression) và đứng trước nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát-xít, cho nên lời hát của Rezco Seress, một người gốc Do-thái, là lời nguyện cầu Thượng đế đoái thương những con người khốn khổ trong một thế giới hiện đại xấu xa và đầy bất công.
Khỏi cần giải thích, có lẽ quý độc giả cũng có thể đoán khúc nhạc này “không ăn tiền”. Thực vậy, đã không có nhà xuất bản nhạc nào chịu nhận công việc ấn hành. Một người nhận xét:
“Không phải vì đây là một ca khúc buồn, mà vì nó gợi tưởng một sự tuyệt vọng tới mức khiếp đảm. Tôi cho rằng một ca khúc như thế chẳng đem lại lợi ích cho bất cứ ai”.
Giữa năm 1933, Rezco Seress tự xuất bản Vége a világnak (End of the World). Tới cuối năm ấy, thi sĩ Laszlo Javor đã đặt lời khác cho bản này, và xuất bản dưới tựa Szomorú vasárnap (Sad Sunday).
Thời gian này, Laszlo Javor vừa bị vị hôn thê chia tay, và nỗi buồn ấy đã khiến ông viết những lời hát bi ai sầu thảm, kể về tâm sự của một người yêu trong tuyệt vọng, và tới khi chết vẫn còn hẹn gặp lại nhau nơi chốn tuyền đài.
[Hiện nay, một số bài viết của các tác giả trong nước cũng như hải ngoại được phổ biến trên Internet đã “gán” chuyện tình bi thảm của Laszlo Javor cho Rezco Seress. Đây là một trường hợp “tam sao thất bổn” không thể chấp nhận. Ngoài ra, người ta còn thêu dệt nhiều huyền thoại về trường hợp ra đời của bản Vége a világnak (End of the World). Thậm chí có người còn viết rằng Rezco Seress không hề biết một nốt nhạc, đàn dương cầm chỉ bằng hai ngón tay “mổ cò”, và sáng tác bằng cách huýt gió rồi nhờ người khác ghi thành dòng nhạc]
Lời hát của bản Szomorú vasárnap (Sad Sunday) được dịch sang Anh ngữ như sau: “On a sad Sunday with a hundred white flowers, I awaited for you my dear with a church prayer, That dream chasing Sunday morning, The chariot of my sadness returned without you, Ever since then, Sundays are always sad, tears are my drink bread is my sorrow… Sad Sunday. Last Sunday dear please come along, There will even be priest, coffin, catafalque, hearse-cloth. Even then flowers will be awaiting you, Flowers and coffin under blossoming trees my journey shall be the last, My eyes will be open, so that I can see you one more time, Don’t be frightened from my eyes as I’m blessing you even in my death… Last Sunday.”
* * *
Sad Sunday (lời tiếng Hung) được nam danh ca Pal Kalmar thu đĩa vào năm 1935, và lập tức được đông đảo thính giả ưa chuộng, nhưng đồng thời cũng đưa tới hàng trăm vụ tự tử, trong số đó có cả vị hôn thê cũ của Laszlo Javor. Theo lời kể lại, cô nằm chết trên giường, bên cạnh xác cô là ca khúc nổi tiếng của nhà thơ mà cô đã phụ tình. Ngoài ra, trong số những người tự tử nói trên, cũng có nhiều người cầm bản nhạc ấy mà gieo mình xuống dòng sông Danube.
Trước sự kiện này, nhà cầm quyền Hung-gia-lợi đã phải ra lệnh cấm trình diễn bản Sad Sunday ở những nơi công cộng. Tuy nhiên, theo các nhà tâm lý xã hội, lúc đó là thời gian xảy ra cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thập niên 1930 và Thế chiến thứ hai sắp bùng nổ, tâm trạng chán chường sợ hãi ấy là nguyên nhân chính đưa tới gia tăng tự tử, chứ không nhất thiết phải nghe Sad Sunday, người ta mới đi tìm cái chết!
Nhưng hình như không mấy ai để ý tới điều đó, và chỉ trong một thời gian rất ngắn, bài hát được mệnh danh là “ca khúc Hung-gia-lợi gây tự tử” (Hungarian suicide song) ấy đã phổ biến khắp thế giới, được đặt lời hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, và tất cả đều có nội dung nói về cái chết của một người bị thất tình.
Ngay trong năm 1935, bản tiếng Nga với tựa đề Mratschnoje Woskresenje (Gloomy Sunday) được nam ca sĩ Pyotr Leschenko thu đĩa. Cũng trong năm 1935, bản tiếng Pháp của Jean Mazère và Francois-Eugène Gonda có tựa Sombre Dimanche được nữ danh ca Damia thu vào đĩa nhựa.
Sombre Dimanche – Jean Mazère & Francois-Eugène Gonda
Sombre dimanche Les bras tout chargés de fleurs Je suis entrée dans notre chambre, le cœur las Car je savais déjà que tu ne viendrais pas
Et j’ai chanté des mots d’amour et de douleur Je suis restée toute seule et j’ai pleuré tout bas En écoutant hurler la plainte des frimas Sombre dimanche
Je mourrai un dimanche où j’aurai trop souffert Alors tu reviendras mais je serai partie Des cierges brûleront comme un ardent espoir Et pour toi, sans effort, mes yeux seront ouverts
N’aie pas peur, mon amour, s’ils ne peuvent te voir Ils te diront que je t’aimais plus que ma vie Sombre dimanche
Qua năm 1936, bản tiếng Nhật với tựa đề Kurai Nichiyobi (Dark Sunday) được thu đĩa qua giọng hát của Noriko Awaya, nữ danh ca được mệnh danh là “Queen of Blues” của quần đảo Phù Tang.
Riêng lời hát bằng tiếng Anh có khá nhiều bản. Tại Hoa Kỳ, bản phổ biến nhất là Gloomy Sunday của Sam M. Lewis, xuất bản năm 1936 và được Bob Allen thu đĩa cùng năm. Nhưng phải đợi tới năm 1941, sau khi Gloomy Sunday được “Nữ hoàng nhạc Soul” Billie Holiday thu đĩa, ca khúc này mới thực sự được ưa chuộng và làm mưa gió không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở các quốc gia nói tiếng Anh khác. Trên các ấn bản và đĩa nhạc đều có ghi hàng chữ “Hungarian suicide song”.
Gloomy Sunday– Sam M. Lewis
Sunday is gloomy, my hours are slumberless Dearest, the shadows I live with are numberless Little white flowers will never awaken you Not where the black coach of sorrow has taken you Angels have no thoughts of ever returning you Wouldn’t they be angry if I thought of joining you? Gloomy Sunday Gloomy is Sunday, with shadows I spend it all My heart and I have decided to end it all Soon there’ll be candles and prayers that are said I know But let them not weep, let them know that I’m glad to go Death is no dream, for in death I’m caressin’ you With the last breath of my soul, I’ll be blessin’ you Gloomy Sunday Dreaming, I was only dreaming I wake and I find you asleep in the deep of my heart here Darling I hope that my dream never haunted you My heart is tellin’ you how much I wanted you Gloomy Sunday Qua nghe, đọc lời hát trên, chúng ta thấy Sam M. Lewis đã viết thêm đoạn thứ ba, cho biết cái chết của người yêu chỉ là những gì xảy ra trong giấc mơ, với mục đích để ca khúc này bớt phần bi thảm.
Tuy nhiên, theo lời đồn trong dân gian, vẫn có nhiều người tự tử khi nghe ca khúc lời Anh này.
Vì không thể kiểm chứng những huyền thoại, chúng tôi chỉ xin ghi lại một số sự việc có thật liên quan tới ca khúc đã được mệnh danh là “ca khúc tuyệt mạng” ấy:
– Bắt đầu từ thời gian Đệ nhị Thế chiến, Đài BBC đã cấm phát ca khúc Gloomy Sunday trên các làn sóng điện của đài (chỉ được phát nhạc không lời). Sáu mươi năm sau (năm 2002) lệnh cấm này mới được bãi bỏ.
– Tác giả của Gloomy Sunday, tức nhạc sĩ Rezso Seress, sau một đời đau khổ, đói nghèo dưới bàn tay Đức Quốc Xã rồi tới chế độ cộng sản Hung-gia-lợi, cùng với bệnh tật của bản thân, vào đầu năm 1968, ít ngày sau sinh nhật thứ 69 của mình, đã nhảy lầu tự tử nhưng không chết; được đưa vào bệnh viện, ông lấy dây tự xiết cổ mới chết được. Hôm ấy là một ngày Chủ Nhật.
– Năm 1982, ban nhạc trẻ The Associates của Tô-cách-lan thu đĩa bản Gloomy Sunday và nổi tiếng quốc tế. Mười lăm năm sau (1997), Billy MacKenzie, nam ca sĩ chính của ban nhạc này tự tử chết.
* * *
Về điện ảnh, đã có nhiều cuốn phim lấy cốt truyện là “tình sử” của Gloomy Sunday, hoặc vay mượn nội dung hay tựa đề của ca khúc. Trong số này, đáng kể nhất có:
– Phim Sombre Dimanche của Pháp, thực hiện năm 1948.
– Phim Ein Lied von Liebe und Tod (Gloomy Sunday – A Song of Love and Death), tựa tiếng Đức, hay Szomorú vasárnap, tựa tiếng Hung, một sản phẩm hỗn hợp Đức – Hung), thực hiện năm 1999.
– Phim The Kovak Box của Tây-ban-nha, thực hiện năm 2005, là một cuốn phim nghẹt thở, lấy bối cảnh hòn đảo du lịch Mallorca nổi tiếng thơ mộng ở Địa Trung Hải, truyện phim kể về sự kiện lạ: người nào tới đảo này cũng đều bị nhiễm một loại virus từ máy computer, từ đó hễ nghe bản Gloomy Sunday liền tự tử!
– Phim Densen Uta (Infectious Song) của Nhật Bản, thực hiện năm 2007, cũng là một cuốn phim kinh dị, truyện phim kể về một nữ sinh trung học và một nữ ký giả cùng nhau điều tra về tác động xúi giục tự tử của một ca khúc bí mật: về sau cả hai người đều tự tử.
* * *
Sombre Dimanche cũng là một trong những ca khúc ngoại quốc được Phạm Duy đặt lời Việt sớm nhất, với tựa Chủ Nhật Buồn, vào khoảng đầu thập niên 1950. Lời Việt này được phỏng theo bản tiếng Pháp Sombre Dimanche (1935) của Jean Mazère và Francois-Eugène Gonda.
Chủ Nhật Buồn – Phạm Duy
Chủ nhật buồn, đi lê thê Cầm một vòng hoa đê mê. Bước chân về với gian nhà, Với trái tim cùng nặng nề. Xót xa gì ? Oán thương gì ? Ðã biết nuôi hương chia ly. Chót say mê đã yêu thì Dẫu vô duyên còn nặng thề. Ngồi một mình, nghe hơi mưa, Mặc lệ tràn câu thiên thu. Gió hiên ngoài nhắc một loài Dế dun hoài du thương du. Du hỡi du hời !
. . . . . .
Chủ nhật buồn, tôi im hơi Vì đợi chờ không nguôi ngoai. Bước chân người nhớ thương tôi, Ðến với tôi thì muộn rồi ! Trước quan tài, khói hương mờ Bốc lên như vạn ngàn lời. Dẫu qua đời, mắt tôi cười Vẫn đăm chiêu nhìn về người. Hồn lìa rồi, nhưng em ơi, Tình còn nồng đôi con ngươi, Nhắc cho ai biết cuối đời Có một người yêu không thôi Du hỡi du hời !
Sau này, Trịnh Công Sơn đã nhắc tới mấy chữ “chủ nhật buồn” ít nhất là hai lần trong các sáng tác của ông. Đó là bản Lời Buồn Thánh – Chiều chủ nhật buồn, nằm trong căn gác đìu hiu…(Duy Trác, Sĩ Phú, Nhật Bằng tam ca), và bản Tuổi Đá Buồn – Trời còn làm mưa, mưa rơi mênh mang, từng ngón tay buồn em mang em mang, đi về giáo đường, ngày chủ nhật buồn… (Tâm Hảo hát)
Không hiểu họ Trịnh đã lấy cảm hứng từ bản Chủ Nhật Buồn của họ Phạm, hay vì tâm trạng khắc khoải của chính ông, của cả một thế hệ yêu trong lo âu, sống trong khắc khoải của một thời tao loạn, chết chóc và phân ly. Chỉ biết một điều là về sau, cả hai nhà nhạc sĩ đều qua đời vào một “chủ nhật buồn”: Trịnh Công Sơn, Chủ nhật 1/4/2001, và Phạm Duy, Chủ nhật 27/1/2013.
* * *
Trở lại với bản Gloomy Sunday lời Anh của Sam M. Lewis, tới năm 1996, đã được Sarah McLachlan, nữ danh ca gốc Gia-nã-đại với một giọng bán kim (mezzo-soprano) truyền cảm, thu đĩa dưới hình thức du ca (folk) và đạt thành công rực rỡ.
Năm 2000, Gloomy Sunday lại được hiện đại hóa thêm một lần nữa qua giọng soprano của nữ danh ca Anh Sarah Brightman, thu đĩa dưới một hình thức hoàn toàn mới lạ trong album có tên là “La Luna” (The Moon) của cô.
Sarah Brightman, mà chúng tôi đã có lần nhắc tới khi viết về bản Besame Mucho, xuất thân là một ca sĩ chuyên hát nhạc cổ điển với giọng soprano cao vút. Tới thập niên 1990, cùng với một số danh ca chuyên hát nhạc cổ điển khác, Sarah đã hát cả thể loại nhạc “pop” theo cách hát riêng của mình. Từ chuyên môn của âm nhạc gọi Sarah Brightman và những ca sĩ này là “classical crossover singer”.
Album “La Luna” của Sarah Brightman không chỉ trở thành một trong những album nhạc cổ điển bán chạy nhất trong thập niên 2000, mà còn có công tái giới thiệu “ca khúc tuyệt mạng” Gloomy Sunday tới thế hệ trẻ. Cũng với mục đích đó, nhạc sĩ Nam Lộc đã đặt lời Việt mới cho Gloomy Sunday với tựa Chủ Nhật Xám, và đã được Nguyễn Hồng Nhung & Thùy Hương trình bày trong video số 56 của Trung Tâm Asia, phát hành năm 2008.
Hoài Nam
Rezső Seress (Hungarian: [ˈrɛʒøː ˈʃɛrɛʃː]; 3 November 1889 – 11 January 1968) was a Hungarian pianist and composer. Some sources give his birth name as Rudolf (“Rudi”) Spitzer.
Rezső Seress lived most of his life in poverty in Budapest, from where, being Jewish, he was taken to a labour camp by the Nazis during the Second World War. He survived the camp and after employment in the theatre and the circus, where he was a trapeze artist, he concentrated on songwriting and singing after an injury. Seress taught himself to play the piano with only one hand. He composed many songs, including Fizetek főúr (Waiter, bring me the bill), Én úgy szeretek részeg lenni (I love being drunk), and a song for the Hungarian Communist Party to commemorate the chain bridge crossing the river in Budapest, Újra a Lánchídon.
His most famous composition is Szomorú Vasárnap (“Gloomy Sunday”), written in 1933, which gained infamy as it became associated with a spate of suicides.
Seress felt a strong loyalty to Hungary, and one reason for his poverty while having a world-famous song was that he never wished to go to the USA to collect his royalties; instead, staying as pianist at the Kispipa restaurant in his home town. This restaurant had a pipe stove at the centre of its dining room, and was remarkably cold for a restaurant. The place was a favourite of prostitutes, musicians, Bohemian spirits and the Jewish working class.
As his fame began to wane, along with his loyalty to the communist party, Seress plunged into depression. Although surviving the Nazi forced labour in the Ukraine, his mother didn’t, increasing the gloom in his world.
Seress committed suicide in Budapest in January 1968; he survived jumping out of a window, but later in the hospital choked himself to death with a wire. His obituary in the New York Times mentions the notorious reputation of “Gloomy Sunday”: “ Budapest, January 13.
Rezsoe Seress, whose dirge-like song hit, “Gloomy Sunday” was blamed for touching off a wave of suicides during the nineteen-thirties, has ended his own life as a suicide it was learned today. Authorities disclosed today that Mr. Seress jumped from a window of his small apartment here last Sunday, shortly after his 69th birthday. The decade of the nineteen-thirties was marked by severe economic depression and the political upheaval that was to lead to World War II. The melancholy song written by Mr. Seress, with words by his friend, Ladislas Javor, a poet, declares at its climax, “My heart and I have decided to end it all.” It was blamed for a sharp increase in suicides, and Hungarian officials finally prohibited it. In America, where Paul Robeson introduced an English version, some radio stations and nightclubs forbade its performance. Mr. Seress complained that the success of “Gloomy Sunday” actually increased his unhappiness, because he knew he would never be able to write a second hit.
(Theo wikipedia)
PHAN ANH DŨNG BIÊN SOẠN NĂM 2007, BỔ TÚC: 5 tháng 3, 2017
Share this:
Từ khóa » Chủ Nhật Buồn Bản Gốc
-
Chủ Nhật Buồn – Wikipedia Tiếng Việt
-
“Chủ Nhật Buồn” : Bản Tình Ca “tuyệt Mạng” đầy Huyền Thoại - RFI
-
Những Khúc Ca Huyền Bí: Chủ Nhật Buồn - Bài Ca Của Tử Thần
-
IFact - Chủ Nhật Buồn (phiên Bản Gốc Tiếng Hungary: Szomorú ...
-
Chủ Nhật Buồn: Sự Thật Và Huyền Thoại
-
Gloomy Sunday (Cảnh Báo: Nội Dung Gây ám ảnh) | Âm Nhạc
-
Hợp âm Chủ Nhật Buồn (Sombre Dimanche - Szomorú Vasárnap
-
Chủ Nhật Buồn - Tieng Wiki
-
'Chủ Nhật Buồn' (*) - Tạp Chí Kinh Tế Sài Gòn - Saigon Times
-
Download Mp3 Chủ Nhật Buồn Mp3 Or Listen Free [5.74 MB]
-
Những Chuyện Lạ Quanh Ca Khúc 'Chủ Nhật Buồn'