Glucosamine Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi

backup og metahellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCắt cơn chóng mặt

Cắt cơn chóng mặt

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•2 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•23 daysMinigame: Bé Vui Hè - Tặng Phao Bơi siêu dễ thương cho bé! avatarBác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng PhúcNuôi dạy con•18 daysHỏi - Đáp cùng Bác sĩ: Mẹ có đang bỏ qua cơ hội giúp con thông minh hơn khi nghĩ: Trẻ con không biết gì?avatarCommunity AdminNuôi dạy con•6 daysMinigame: Mẹ trao dưỡng chất - Bé nghĩ nhanh 2,5 lầnCửa hàngĐặt lịch với bác sĩThuốc và thực phẩm chức năngChuyên mụcHỏi bác sĩLưuCông cụMục lục bài viết

Đánh giá sản phẩm

Glucosamine là gì? Uống lâu dài có tốt không và cách dùng

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Tác giả: Thơ Đoàn · Ngày cập nhật: 12/07/2023

Bạn đang cần các sản phẩm này? Hãy đặt mua thông qua đường dẫn trên trang nhé! Hoàn toàn không thêm phụ phí và bạn cũng giúp chúng tôi có một khoản hoa hồng nhỏ. Tìm hiểu ngay về hệ thống liên kết của chúng tôi tại đây!

  • Tác dụng
  • Liều dùng
  • Cách dùng
  • Tác dụng phụ
  • Thận trọng/ Cảnh báo
  • Tương tác thuốc
  • Bảo quản thuốc
  • Giá bán
Glucosamine là gì? Uống lâu dài có tốt không và cách dùng

Nhiều người gọi là thuốc glucosamine nhưng thực chất đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe (thực phẩm chức năng) có chứa glucosamine. Những chế phẩm này dùng hỗ trợ điều trị bệnh lý cơ xương khớp, chủ yếu ở dạng muối như glucosamine sulfat, hydrochorid và N-acetylglucosamine. Ngoài ra, hoạt chất này cũng có khi được phối hợp với nhiều thành phần khác như chondroitin, các vitamin, dược liệu…

Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của glucosamine để sử dụng đúng các sản phẩm có chứa thành phần này nhé!

Tác dụng

Tác dụng của glucosamine là gì?

Glucosamine là đường được tìm thấy trong và xung quanh chất lỏng cũng như mô đệm khớp, chủ yếu đóng vai trò cấu tạo nên sụn khớp và làm tăng sản xuất chất nhầy bơi trơn khớp giúp cử động dễ dàng. Chất này được cho là có tác động làm chậm quá trình thoái hóa khớp, cải thiện chức năng vận động linh hoạt của khớp, phục hồi cấu trúc sụn khớp.

Các chế phẩm thuốc glucosamine sulfate đường uống được dùng cho người bị thoái hóa khớp, đau nhức khớp, khô khớp gây khó vận động, đau nhức.

Đây không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

liều dùng glucosamine

Liều dùng thuốc glucosamine cho người lớn là gì?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp:

Người lớn dùng glucosamine 500-1500 mg/ngày.

Liều dùng thuốc glucosamine cho trẻ em là gì?

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cách dùng

Cách dùng glucosamine là gì?

Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.

Thuốc dùng đường uống nên uống cùng với nước lọc, uống vào trong hoặc sau bữa ăn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Uống glucosamine lâu dài có tốt không?

Thầy thuốc khuyến cáo nên bổ sung viên uống glucosamine liên tục từ 2-3 tháng, sau đó kiểm tra để đánh giá lại tác dụng. Bạn có thể uống nhắc lại mỗi 6 tháng một đợt tùy theo tình trạng bệnh. Tuy nhiên, không nên dùng glucosamine lâu dài mà không kiểm tra đánh giá, bởi điều này tiềm tàng nguy cơ gặp tác dụng phụ và khó kiểm soát tiến triển bệnh.

Ngoài ra, có những nghiên cứu cho thấy tác dụng của glucosamine là tùy cơ địa từng người. Vì vậy, nếu uống 3-6 tháng mà không có hiệu quả thì nên cân nhắc việc tiếp tục sử dụng hay không.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Chưa có thông tin về việc quá liều sản phẩm này.

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ gì khi dùng glucosamine?

Hoạt chất này không gây ra nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như các thuốc kháng viêm dùng trong điều trị viêm xương khớp. Hiếm gặp có rối loạn dạ dày – ruột với biểu hiện đầy hơi, khó tiêu, ỉa chảy hoặc táo bón.

Nếu có biểu hiện dị ứng, cần ngừng dùng sản phẩm ngay và báo cho bác sĩ.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc glucosamine, bạn nên lưu ý những gì?

lưu ý khi dùng thuốc glucosamine

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. Chống chỉ định trong trường hợp này.
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng)
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi
  • Bạn bị dị ứng hải sản
  • Có một số bệnh lý nền đặc biệt như đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn, rối loạn đông máu…

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nên bạn không tự ý sử dụng trong các giai đoạn này, buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Tương tác thuốc

Thuốc glucosamine có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với glucosamine là:

  • Acetaminophen
  • Statin
  • Warfarin

Thuốc glucosamine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào có thể ảnh hưởng đến thuốc này?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản glucosamine như thế nào?

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC, không để trong tủ lạnh. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Giá bán

Glucosamine giá bao nhiêu?

Giá viên uống chứa hoạt chất này thay đổi rất nhiều tùy vào nhà sản xuất, hàm lượng, nơi bán, thời điểm bán, chẳng hạn như:

  • Glucosamine Kirkland Mỹ dạng viên khoảng 550.000 – 800.000 đ/ hộp.
  • Glucosamine Nhật 900 viên khoảng 590.000đ/hộp…

Bạn có thể mua các chế phẩm có chứa glucosamine tại các nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trang thương mại điện tử uy tín.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Glucosamine https://www.mayoclinic.org/drugs-supplements-glucosamine/art-20362874 Ngày truy cập 6/9/2022

Glucosamine https://www.versusarthritis.org/about-arthritis/complementary-and-alternative-treatments/types-of-complementary-treatments/glucosamine/ Ngày truy cập 6/9/2022

Cảnh báo tác hại của việc bổ sung glucosamine không theo chỉ dẫn https://soyte.hanoi.gov.vn/kham-chua-benh-pho-bien-kien-thuc-y-hoc/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/canh-bao-tac-hai-cua-viec-bo-sung-glucosamine-khong-theo-chi-dan Ngày truy cập 6/9/2022

Glucosamine, Chondroitin osteoarthritis pain https://www.arthritis.org/health-wellness/treatment/complementary-therapies/supplements-and-vitamins/glucosamine-chondroitin-osteoarthritis-pain Ngày truy cập 6/9/2022

Glucosamine. http://www.drugs.com/mtm/glucosamine.html. Ngày truy cập 6/9/2022

Khuyến cáo mới về sử dụng glucosamine http://benhvienductho.vn/thong-tin-duoc/khuyen-cao-moi-ve-su-dung-glucosamin-458.html Ngày truy cập: 12/7/2023

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

12/07/2023

Tác giả: Thơ Đoàn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lương Lan

Bài viết liên quan

Thuốc Metronidazol 500mg/100ml là thuốc gì? Tác dụng và liều dùng

Điều trị viêm khớp gối: Nên làm gì và không nên làm gì?

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Tác giả: Thơ Đoàn · Ngày cập nhật: 12/07/2023

ad iconQuảng cáoapp promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáoad iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Cách Sử Dụng Glucosamine 1500mg