Glucose Là Gì? Vai Trò Của Glucose đối Với Cơ Thể - AiHealth

Glucose là một thành phần chính trong đường và nhiều gia vị quen thuộc khác ở tất cả các bữa ăn. Ngoài ra một số thực phẩm như trái cây, tinh bột,… cũng chứa khá nhiều hàm lượng này. Đáng chú ý, Glucose còn là thành phần dinh dưỡng dự trữ, cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể và tham gia vào cấu trúc của tế bào nên hay được gọi là đường máu, đường huyết. Vậy Glucose là gì? Đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

Glucose là gì? 

Glucose là một monosaccarit có công thức phân tử C6H12O6, chúng được tạo thành chủ yếu từ động vật, các loại tảo khi quang hợp từ nước, CO2 và sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời. Bên cạnh đó bạn có thể hiểu đơn giản Glucose là một loại đường, chìa khóa quan trọng để chức năng của cơ thể hoạt động được tốt nhất.

Chất này có mặt ở hầu hết các đồ ăn thức uống mà chúng ta vẫn thường bổ sung hàng ngày. Trong toàn bộ quá trình tiêu hóa thì enzym phân tách Glucose qua thức ăn, sau đó đốt cháy ở tế bào để tạo ra nguồn năng lượng, H2O và CO2. Đồng thời Glucose còn hấp thụ vào máu, chuyển đến mô, cơ quan để dùng. Phần còn lại tích trữ ở cơ, gan.

Glucose hay còn được gọi là đường

Glucose hay còn được gọi là đường

Có thể khẳng định được rằng Glucose chính là nguồn năng lượng quan trọng trong hoạt động của nhiều mô, cơ quan, phổ biến là não bộ. Hơn nữa tuyến tụy, gan cùng một vài hormone khác cũng giữ vai trò điều tiết Glucose trong cơ thể.

Chỉ số Glucose trong máu

Chúng ta thường hay nghe thấy đường trong máu nhưng thực sự chưa hiểu kỹ về chúng. Cụ thể đường huyết sẽ biểu thị tốc độ gia tăng của nồng độ Glucose trong máu. Đây là một chỉ số quan trọng để căn cứ đánh giá một người có đang mắc bệnh tiểu đường hay là không?

Chỉ số Glucose mức bình thường là bao nhiêu?

Đường trong máu của một người thường không cố định mà sẽ biến đổi liên tục trong ngày. Nhưng nhìn chung thì chỉ số Glucose khi đói sẽ nằm trong khoảng từ 3.9 – 5.5 mmol/L là an toàn, bạn có thể yên tâm.

Chỉ số Glucose mắc bệnh tiểu đường là bao nhiêu?

Để xác định chính xác bệnh nhân có bị mắc bệnh tiểu đường hay không, ngoài triệu chứng lâm sàng thì kết quả của các xét nghiệm mới phản ánh được rõ rệt nhất.

– Xét nghiệm lần 1: Lớn hơn hoặc bằng 126mg/gL hoặc 7 mmol/L bằng xét nghiệm huyết tương khi đói.

– Xét nghiệm lần 2: Lớn hơn hoặc bằng 200mg/gL hoặc 11.1 mmol/L sau khi thực hiện phương pháp dung nạp Glucose.

– Xét nghiệm lần 3: Lớn hơn hoặc bằng 200mg/gL hoặc 11.1 mmol/L bằng xét nghiệm huyết tương bất kỳ.

Chỉ số Glucose thấp là bao nhiêu?

Glucose thấp hay còn được gọi là hạ đường huyết, biểu thị đường trong máu thấp. Hiện tượng này xảy ra khi đường trong máu nằm dưới mức 70mg/dL, rất nguy hiểm và cần được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Xét nghiệm Glucose giúp xác định chính xác bệnh tiểu đường

Xét nghiệm Glucose giúp xác định chính xác bệnh tiểu đường

Vai trò của Glucose đối với cơ thể

Có thể khẳng định được rằng Glucose đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Điển hình nhất là:

– Cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể: Glucose trong thực phẩm và đồ uống khi đi vào trong cơ thể sẽ chuyển hóa được thành nguồn năng lượng, dưỡng chất cần thiết. Song song với đó đường Glucose còn kích thích sản sinh insulin để cơ thể tăng cảm giác thèm ăn, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động được tốt hơn.

– Thêm vào đó khi hấp thu vào trong cơ thể thì đường Glucose được dự trữ tại gan, trở thành một nguồn năng lượng dạng Glycogen. Sử dụng cho những lúc cần thiết và lúc cơ thể thiếu hụt năng lượng trầm trọng.

Chỉ số Glucose cao gây hại như thế nào?

Nhiều người chủ quan đến mức không biết rằng khi đường huyết mà liên tục nằm ở ngưỡng cao sẽ gây nguy hiểm rất nhiều đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể như hệ thần kinh, tim mạch, thận, mắt,… Đặc biệt có đến một danh sách những vấn đề nghiêm trọng dễ xảy ra khi chỉ số Glucose bị tăng cao, đó là:

+ Tình trạng hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu

+ Khi đường huyết cao quá mức cho phép và không được cấp cứu ngay thì rất dễ dẫn đến tử vong.

+ Gây ra các biến chứng liên quan đến thận như suy thận, phải chạy thận hoặc là lọc máu nhân tạo.

+ Nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy giảm thị lực, hình thành những bệnh lý về võng mạc, nặng hơn là mù lòa.

+ Suy giảm hệ thống miễn dịch trong cơ thể, dễ bị nhiễm trùng hay mắc bệnh lý truyền nhiễm.

+ Lượng đường huyết tăng cao khiến cho vết thương khó lành, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập gây ra viêm loét, để lâu nặng thì phải cắt cụt chân.

+ Làm tổn thương đến dây thần kinh hay còn được gọi là căn bệnh thần kinh đái tháo được gây ra đau, ngứa, giảm cảm giác tại bàn tay, cẳng chân, bàn chân,…

Glucose trong máu cao làm suy giảm thị lực

Glucose trong máu cao làm suy giảm thị lực

Bên cạnh đó khi mà lượng đường huyết đã tăng quá cao còn tác động xấu đến đời sống người bệnh. Vì vậy mỗi người chúng ta hãy thật sự cảnh giác bằng cách ngay khi xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ thì cần đi xét nghiệm để nắm bắt tình hình cùng hướng khắc phục phù hợp. Để giảm thiểu thời gian chờ đợi thì bạn có thể đăng ký lịch xét nghiệm tại các phòng khám, bệnh viện hoặc đăng ký lấy mẫu xét nghiệm tại nhà trên nền tảng AiHealth chỉ với một vài thao tác đơn giản.

Nên xem ứng dụng Aihealth chi tiết:Tại Đây

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về Glucose là gì mà bác sĩ riêng tại nhà Aihealth muốn gửi đến cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất, đáp ứng mọi thắc mắc đang tìm kiếm. Từ đó biết cách bảo vệ bản thân và gia đình được khỏe mạnh nhất. Liên hệ tổng đài 1900 6487 của AiHealth để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Từ khóa » Hàm Lượng Glucose Trong Máu Người Cố định Là