GNP Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Tổng Sản Phẩm Quốc Gia - TheBank

Đăng nhập

Ghi nhớ đăng nhậpBạn quên mật khẩu? Đăng nhập

Hoặc đăng nhập bằng

Facebook Google Zalo

Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký nhanh, miễn phí

Xác thực tài khoản

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại của bạn thông qua cuộc gọi tự động.

Mã OTP Mã OTP sẽ hết hạn sau 180 giây Đã hết thời gian nhập mã OTP. Vui lòng bấm TẠI ĐÂY để gửi lại mã OTP. Xác thực ngay Bỏ qua

Xác thực tài khoản

Mã OTP đã được gửi đến số điện thoại của bạn thông qua cuộc gọi tự động.

Mã OTP Mã OTP sẽ hết hạn sau 180 giây Đã hết thời gian nhập mã OTP. Vui lòng bấm TẠI ĐÂY để gửi lại mã OTP. Xác thực ngay Bỏ qua

Thông báo

Bạn đã yêu cầu gửi mã OTP quá số lần quy định, vui lòng thử lại vào ngày hôm sau! Đóng

Đăng ký tài khoản khách hàng

Bằng việc đăng ký, bạn đã đồng ý với TheBank về Thỏa thuận sử dụng và Chính sách bảo mật

Đăng ký

Hoặc đăng ký bằng

Facebook Google Zalo

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập

avatart

khach

icon Bảo hiểm
  • Bảo hiểm nhân thọ
  • Bảo hiểm sức khỏe
  • Bảo hiểm du lịch
  • Bảo hiểm ô tô
  • Bảo hiểm nhà
  • Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
  • So sánh phí bảo hiểm sức khỏe
  • So sánh phí bảo hiểm du lịch
Thẻ tín dụng
  • Thẻ tín dụng
  • Tìm thẻ tín dụng tốt nhất
Vay vốn
  • Vay tín chấp
  • Vay tiêu dùng
  • Vay trả góp
  • Vay thế chấp
  • Vay mua nhà
  • Vay mua xe
  • Vay kinh doanh
  • Vay du học
Gửi tiết kiệm Chứng khoán
  • Chứng chỉ quỹ
Kiến thức
    • Tin tức
    • Tin mới (Newsfeed)
    • Góc nhìn
    • Ý kiến
    • Đóng góp bài viết
    • Kiến thức bảo hiểm
      • Kiến thức bảo hiểm nhân thọ
      • Kiến thức bảo hiểm sức khỏe
      • Kiến thức bảo hiểm du lịch
      • Kiến thức bảo hiểm ô tô
      • Kiến thức bảo hiểm nhà
      • Kiến thức bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
      • Kiến thức bảo hiểm thai sản
      • Bảo hiểm xã hội
      • Bảo hiểm y tế
    • Kiến thức thẻ ngân hàng
      • Kiến thức thẻ tín dụng
      • Kiến thức thẻ ATM
      • Kiến thức thẻ trả trước
      • Kiến thức thẻ Visa
      • Kiến thức thẻ Mastercard
      • Chuyển tiền ngân hàng
      • Tin khuyến mại
    • Kiến thức vay vốn
      • Kiến thức vay tín chấp
      • Kiến thức vay tiêu dùng
      • Kiến thức vay trả góp
      • Kiến thức vay tiền mặt
      • Kiến thức vay thấu chi
      • Kiến thức vay thế chấp
      • Kiến thức vay mua nhà
      • Kiến thức vay mua xe
      • Kiến thức vay kinh doanh
      • Kiến thức vay du học
    • Kiến thức tiền gửi
      • Kiến thức gửi tiết kiệm
      • Kiến thức tiền gửi
      • Thông tin lãi suất gửi tiết kiệm
      • Gửi tiết kiệm dài hạn
      • Gửi tiết kiệm ngắn hạn
      • Gửi tiết kiệm online
    • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức chứng khoán
      • Kiến thức cổ phiếu
      • Kiến thức trái phiếu
      • Kiến thức chứng chỉ quỹ
      • Kiến thức đầu tư
Công cụ
    • Giá vàng
    • Tỷ giá ngoại tệ
    • Tìm cây ATM
    • Tìm chi nhánh ngân hàng
    • Tìm chi nhánh công ty bảo hiểm
    • Tra cứu điểm ưu đãi thẻ
    • Tính lãi tiền gửi
    • Tính số tiền vay phải trả hàng tháng
    • Tính số tiền có thể vay
    • Tìm bệnh viện
    • Danh bạ ngân hàng
    • Danh sách công ty bảo hiểm
    • Danh bạ internet banking
    • Trung tâm hỏi đáp
Gặp khách hàng Xem thêm
  • Gặp chuyên gia
  • Thẻ cứu hộ xe máy
  • Tư vấn bảo hiểm nhân thọ
  • Tư vấn bảo hiểm sức khỏe
  • Tư vấn thẻ tín dụng
  • Tư vấn vay tín chấp
  • Tư vấn vay thế chấp
  • Tư vấn vay tiền mặt
  • Tư vấn vay mua nhà
  • Tư vấn vay mua xe
  • Tư vấn gửi tiết kiệm
  • Tư vấn bảo hiểm ô tô
  • Tư vấn bảo hiểm du lịch
  • Tư vấn bảo hiểm nhà
  • Tư vấn bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
  • Mua bảo hiểm cho gia đình
  • Đăng nhập
  • Đăng ký tài khoản khách hàng
  • Đăng ký tài khoản tư vấn viên
icon SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Trang chủ Blog Thị trường tài chính GNP là gì? Ý nghĩa và cách tính tổng sản phẩm quốc gia Thị trường tài chính Phan Thị Linh Chi

- 12/01/2021

0

Phan Thị Linh Chi Thị trường tài chính

12/01/2021

0

Thuật ngữ GNP được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu kinh tế vĩ mô. GNP chính là tổng sản phẩm quốc gia do công dân nước đó làm ra ở trong nước hay ở ngoài nước. Vậy cách tính GNP như thế nào? Chỉ số GNP có ý nghĩa gì?

Mục lục [Ẩn]

GNP là gì?

GNP là từ viết tắt của Gross National Product có nghĩa là tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc gia, là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Hiểu một cách đơn giản, GNP chính tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian xác định (thường là 1 năm). 

Ví dụ: Một nhà máy sản xuất ô tô chủ sở hữu là công dân Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần GNP của Nhật Bản vì vốn sử dụng trong sản xuất như nhà xưởng, máy móc… là thuộc sở hữu của công dân người Nhật Bản. Ngoài ra, lương của công nhân Nhật Bản làm việc tại nhà máy này cũng là một phần của GNP của Nhật Bản.

Điều này có nghĩa sản phẩm do công dân của quốc gia làm ra, bất kể là trong nước hay ở nước ngoài đều được tính vào GNP của quốc gia đó. Cho nên, GNP chính là tổng sản phẩm quốc dân do công dân quốc gia đó làm ra ở trong nước hay ở ngoài nước.

GNP là gì

GNP là tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc gia

Bản chất của GNP

Bản chất của GNP sẽ được thể hiện qua các yếu tố cụ thể như sau:

  • GNP cộng rất nhiều loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế. GNP sẽ sử dụng giá thị trường để thực hiện điều này, bởi giá thị trường phản ánh giá trị của các hàng hoá.
  • GNP biểu thị đầy đủ tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường. Tuy nhiên thực tế vẫn có một số sản phẩm mà GNP không thể biểu thị được như các sản được sản xuất và bán trong nền kinh tế ngầm
  • GNP gồm tất cả những hàng hoá hữu hình như thực phẩm, xe hơi, quần áo... và những dịch vụ vô hình như cắt tóc, khám bệnh...
  • GNP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của những hàng hóa trung gian. Nhưng nếu hàng hoá trung gian được đem vào quá trình sản xuất ra sản phẩm và sản phẩm này không được đưa ra sử dụng mà đưa vào hàng tồn kho để bán trong tương lai thì lúc này hàng hoá trung gian được coi là hàng hoá cuối cùng và vẫn được tính vào GNP.
  • GNP gồm mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại, không bao gồm những giao dịch liên quan đến hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ.
  • Tất cả các yếu tố sản xuất của một quốc gia dù có tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kì đâu trên thế giới thì kết quả tạo ra cũng được tính vào GNP của quốc gia đó.
  • GNP phản ánh giá trị sản xuất thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm hoặc một quý. GNP phản ánh lượng thu nhập hay chi tiêu trong thời kỳ đó.

Các loại GNP

GNP được phân thành 2 loại như sau:

GNP danh nghĩa (GNPn)

Là chỉ số để đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó. Chỉ số GNP này thường được dùng khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng

GNP thực tế (GNPr)

Là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong một thời kỳ, theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc. Chỉ số này được dùng khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Cầu nối giữa 2 loại GNPn và GNPr là chỉ số giá cả còn gọi là chỉ số lạm phát (D) tính theo GNP. Theo đó, D được tính theo công thức: D = GNPn / GNPr x 100 hay  GNPr = GNPn/D

 Cách tính GNP

GNP của một quốc gia sẽ được tính theo các công thức sau:

Công thức 1: Tính GNP theo tổng sản phẩm quốc nội - GDP. Cụ thể như sau:

GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài

Trong đó: 

Thu nhập ròng từ nước ngoài = Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu

Theo công thức này GNP được tính bằng cách dựa trên sự chênh lệch về các khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài và chuyển vào trong nước.

Ví dụ: Một nền kinh tế đơn giản có GDP là 110 tỷ USD, thu nhập ròng từ nước ngoài là 50 tỷ USD. Lúc này GNP của nền kinh tế này sẽ được tính như sau: GNP = 110 + 50 = 160 tỷ USD

Công thức 2: Chỉ số tổng sản phẩm quốc gia GNP của một quốc gia trong 1 năm được tính như sau:

GNP = (X - M) + NR + C + I + G

Trong đó:

  • X: Chỉ số về sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng dịch vụ và hàng hóa.
  • M: Chỉ số sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng dịch vụ và hàng hóa.
  • NR: Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng). 
  • C: Chỉ số chi phí tiêu dùng cá nhân. 
  • I: Tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội.
  • G: là chỉ số chi phí tiêu dùng của nhà nước.

Ví dụ: Một chiếc xe máy đem bán cho người tiêu dùng thì xe máy đó được xem là sản phẩm cuối cùng; còn những bộ phận trên xe máy như: yên xe, bánh xe, bình điện…  mà nhà sản xuất bán cho nhà máy lắp ráp xe máy được xem là sản phẩm trung gian. Nếu bánh xe đó được bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì bánh xe được xem là sản phẩm cuối cùng và được tính vào chỉ số GNP. 

Ý nghĩa của GNP trong nền kinh tế vĩ mô

Trong nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia, chỉ số GNP có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể:

  • GNP cho biết quy mô thu nhập và mức sống của công dân một quốc gia. Theo đó, khi nghiên cứu tiến hành nghiên cứu GNP tính theo giá cố định, các nhà kinh tế sẽ biết được tình hình gia tăng thu nhập và cải thiện mức sống của người dân của một nước trong một khoảng thời gian xác định.
  • GNP chính là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước, chỉ số này được tính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian xác định. Hay nói cách khác GNP chính là chỉ số đo lường “sức khỏe kinh tế” của một quốc gia.
  • Nếu tốc độ tăng GNP thực tế thấp hơn tốc độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. Cho nên khi phân tích và so sánh về mức sống, người ta thường dùng chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy GNP tính theo chi phí nhân tố trừ đi quỹ khấu hao (D), sau đó chia cho dân số.

Tuy nhiên tổng sản phẩm quốc gia GNP cũng có những hạn chế nhất định:

  • Đối với những người khởi nghiệp, kết quả sản xuất của một người mang hai quốc tịch có thể vô tình được tính vào GNP bởi hai quốc gia khác nhau. Ví dụ một công dân Hoa Kỳ chuyển đến Canada và bắt đầu sản xuất các sản phẩm y tế, thì công việc sản xuất của công dân này sẽ được tính gấp đôi khi GNP toàn cầu được ước tính.
  • Nếu chỉ sử dụng GNP sẽ khiến việc so sánh nền kinh tế của các quốc gia khác nhau trở nên khó khăn bởi hiện nay có nhiều doanh nghiệp hoạt động trên quy mô toàn cầu, mạng lưới thương mại quốc tế phức tạp hơn. Cho nên nhiều quốc gia tính toán giá trị kinh tế bằng cách sử dụng GDP - tổng sản phẩm quốc nội.GNP vẫn bỏ sót một số sản phẩm như sản phẩm được sản xuất và bán trong nền kinh tế ngầm hay sản phẩm tự cung, tự cấp như rau, củ, quả trong vườn.

Ý nghĩa của chỉ số GNP

GNP cho biết quy mô thu nhập và mức sống của một quốc gia

Sự khác nhau giữa GNP và GDP

GNP và GDP là hai khái niệm được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Hai chỉ số này có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau khiến nhiều người có sự nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau về bản chất, cách tính và mức độ phản ánh. Bảng sau sẽ đưa ra các yếu tố so sánh giúp bạn hiểu rõ về GNP và GDP: 

Tiêu chí so sánh GNP GDP
Khái niệm Là tổng sản phẩm quốc dân hay tổng sản phẩm quốc gia, một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bằng yếu tố sản xuất của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội, chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm hoặc 1 quý).
Bản chất

- GNP bao hàm tổng sản lượng quốc gia, tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước, lãnh thổ của mình. 

- GNP được tạo ra ở tất cả các quốc gia, lãnh thổ mà công dân, doanh nghiệp của quốc gia đó thu được.

Chỉ số GDP là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó tạo ra.
Công thức GNP = (X - M) + NR + C + I + G GDP = C + I + G + NX
Mức độ phản ánh Chỉ số bình quân đầu người GNP sẽ là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của quốc gia đó có thể mua được bởi vì GNP bao gồm GDP và phần chênh lệch tài sản từ nước ngoài. Chỉ số GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra tính bình quân cho một người dân của quốc gia đó.
Áp dụng Được Ngân hàng Thế giới áp dụng để đưa ra các ước tính về chỉ số GNP của các quốc gia Các quốc gia áp dụng để tính toán

Tình hình tổng sản phẩm quốc dân - GNP của Việt Nam và các nước trên thế giới

Hàng năm Ngân hàng Thế giới (WB) đều đưa ra các ước tính về chỉ số GNP của các nước. Trước đó vào năm 2018, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Việt Nam là 231,48 tỷ USD theo số liệu từ Ngân hàng thế giới. Theo đánh giá, GNP của Việt Nam tăng 8,67% trong năm 2018, với mức thay đổi 18,47 tỷ USD so với con số 213,01 tỷ USD của năm 2017. Năm 2019, GNP của Việt Nam đạt 249,99 tỷ USD.

Chỉ số GNP Việt Nam

Biểu đồ GNP Việt Nam giai đoạn 1989 - 2018 (Nguồn: solieukinhte.com)

Trong khi đó các nước trên thế giới, tổng sản phẩm quốc gia GNP cũng có sự thay đổi, khác nhau giữa các nước. Dưới đây là bảng chi tiết GNP của Việt Nam và một số nước trên thế giới năm 2019 (số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố):

GNP Việt Nam và thế giới

Hiện ngân hàng Thế giới vẫn chưa có các công bố về GNP của các nước trong năm 2020. Tuy nhiên, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tổng sản phẩm quốc dân của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia theo đánh giá chung sẽ có nhiều thay đổi do nền kinh tế có sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng. 

Trong nghiên cứu và phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô, chỉ số GNP luôn được xem xét và đánh giá để có những góc nhìn về nền kinh tế, tốc độ phát triển của một quốc gia. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ GNP - tổng sản phẩm quốc dân chính là sản phẩm do công dân quốc gia đó làm ra, bất kể ở trong hay ngoài nước cũng như mối quan hệ và sự khác biệt giữa tổng sản phẩm quốc gia và tổng sản phẩm nội địa (GDP).

  • GDP là gì? GDP được tính như thế nào?
  • Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Công thức tính và ý nghĩa
  • Chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế

Đóng góp bài viết của các bạn bằng cách gửi bài viết Tại đây

Theo thị trường tài chính Việt Nam

#Kinh tế - Tài chính

Đánh giá bài viết:

(0 lượt)

(0 lượt)

Bài viết có hữu ích không?

Có Không

Tư vấn miễn phí

Tỉnh/Thành phố * TP Hà Nội TP HCM TP Cần Thơ TP Đà Nẵng TP Hải Phòng An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Giang Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Định Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái Chọn dịch vụ tư vấn * Thẻ tín dụng Vay tín chấp Vay thế chấp Gửi tiết kiệm Vay mua nhà Vay mua xe Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm sức khỏe Bảo hiểm ô tô Bảo hiểm thai sản Bảo hiểm du lịch Bảo hiểm nhà Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo Chứng chỉ quỹ Trái phiếu doanh nghiệp Chứng khoán Tôi đã đọc, hiểu và đồng ý về chính sách bảo mật, thỏa thuận sử dụng của công ty.

Bạn chưa đồng ý với chúng tôi

ĐĂNG KÝ NGAY

Bình luận

Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận Nội quy: Bình luận có tối thiểu 10 ký tự, gõ tiếng việt có dấu, không chứa nội dung tục tĩu. Nếu bị báo cáo vi phạm quá 10 lần sẽ bị banned nick. Gửi bình luận Có bình luận Mới nhất Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lạm phát là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát?

GDP là gì? GDP được tính như thế nào?

Độ co giãn của cầu theo giá là gì? Công thức tính và ý nghĩa

Chính sách tiền tệ là gì? Vai trò của chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế

Chi phí cơ hội là gì? Cách xác định chi phí cơ hội

Góc nhìn

Tỷ suất sinh lợi là gì? Ví dụ và cách tính tỷ suất sinh lợi

Tại sao nên mua bảo hiểm y tế trước khi mua bảo hiểm nhân thọ?

6 trường hợp nên nhanh chóng thay đổi đại lý bảo hiểm nhân thọ

Ai nên mua bảo hiểm liên kết đơn vị?

8 lý do khiến phí bảo hiểm nhân thọ của bạn cao hơn những người khác

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ Mục đích tham gia Chọn nhu cầu tài chính Đầu tư Tiết kiệm Bảo vệ Hưu trí Giáo dục

Chọn mục đích tham gia

Giải pháp bảo vệ gia tăng Chọn giải pháp bảo vệ gia tăng Quyền lợi chăm sóc sức khỏe Quyền lợi thai sản Quyền lợi miễn đóng phí Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo Bảo hiểm tai nạn cá nhân Bảo hiểm tử vong/thương tật

Chọn giải pháp bảo vệ

Họ tên

*

Email

*

Số điện thoại

*

Tỉnh/Thành phố

*

Chọn Tỉnh/Thành phố TP Hà Nội TP HCM TP Cần Thơ TP Đà Nẵng TP Hải Phòng An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Giang Bắc Kạn Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Định Bình Dương Bình Phước Bình Thuận Cà Mau Cao Bằng Đắk Lắk Đắk Nông Điện Biên Đồng Nai Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lâm Đồng Lạng Sơn Lào Cai Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sóc Trăng Sơn La Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Long Vĩnh Phúc Yên Bái

Chọn Tỉnh/Thành phố

Nhấp chọn “Xem kết quả”, nghĩa là bạn đã đọc, hiểu và chấp nhận chính sách bảo mật, thỏa thuận sử dụng của chúng tôi

Xem kết quả

SO SÁNH QUYỀN LỢI BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Họ và tên *

Email *

Số điện thoại *

Tỉnh/Thành phố *

Chọn Tỉnh/Thành phố TP Hà Nội; TP HCM; TP Cần Thơ; TP Đà Nẵng; TP Hải Phòng; An Giang; Bà Rịa - Vũng Tàu; Bắc Giang; Bắc Kạn; Bạc Liêu; Bắc Ninh; Bến Tre; Bình Định; Bình Dương; Bình Phước; Bình Thuận; Cà Mau; Cao Bằng; Đắk Lắk; Đắk Nông; Điện Biên; Đồng Nai; Đồng Tháp; Gia Lai; Hà Giang; Hà Nam; Hà Tĩnh; Hải Dương; Hậu Giang; Hòa Bình; Hưng Yên; Khánh Hòa; Kiên Giang; Kon Tum; Lai Châu; Lâm Đồng; Lạng Sơn; Lào Cai; Long An; Nam Định; Nghệ An; Ninh Bình; Ninh Thuận; Phú Thọ; Phú Yên; Quảng Bình; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Quảng Ninh; Quảng Trị; Sóc Trăng; Sơn La; Tây Ninh; Thái Bình; Thái Nguyên; Thanh Hóa; Thừa Thiên Huế; Tiền Giang; Trà Vinh; Tuyên Quang; Vĩnh Long; Vĩnh Phúc; Yên Bái;

Nhấp chọn “Xem kết quả”, nghĩa là bạn đã đọc, hiểu và chấp nhận các chính sách bảo mật, thỏa thuận sử dụng của chúng tôi

XEM KẾT QUẢ

Từ khóa » Viết Tắt Của Tổng Sản Phẩm Quốc Gia