Gỗ Công Nghiệp Loại Nào Tốt đươc Nhiều Người Tin Tưởng Nhất
Có thể bạn quan tâm
Gỗ công nghiệp là một trong những vật liệu được sử dụng phổ biến trong ngành nội thất. Mặc dù có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên, nhưng gỗ công nghiệp vẫn sở hữu những tính năng ưu việt và được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Hãy cùng tìm hiểu những loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé.
CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP TỐT NHẤT
Tham khảo ngay các loại gỗ công nghiệp tốt nhất hiện nay để có được sự lựa chọn đúng đắn cho những sản phẩm nội thất trong gia đình của bạn nhé.
1. Gỗ công nghiệp MFC
Gỗ công nghiệp MFC (Melamine Face Chipboard) được làm từ ván gỗ dăm (OSB, WB, PB). Cốt gỗ sẽ được làm từ các loại nguyên liệu là các loại cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, cao su, keo… Sau khi xử lý xong, các nguyên liệu gỗ sẽ được nghiền thành dăm gỗ, được nén ép dưới áp lực cao để tạo thành ván gỗ. Tiếp theo đó, ván gỗ sẽ được được phủ lớp nhựa Melamine lên bên trên để tăng tính thẩm mỹ, chống trầy xước và chống thấm nước bề mặt.
Gỗ công nghiệp MFC có 2 loại: MFC thường và MDF lõi xanh. MFC lõi xanh có tính năng đặc biệt là khả năng chống ẩm, chính vì thế có giá thành cao hơn MFC thường.
Ưu điểm nổi trội của gỗ MFC chính là khả năng chống ẩm mốc và chống cong vênh nhờ sự gắn kết của vân gỗ. Những ưu điểm này giúp gỗ MFC có mặt phổ biến tủ bếp gia đình, vách ngăn di động…Nhược điểm của gỗ MFC chính là dễ bị trầy xước do những tác động vật lý, mặt cắt gỗ không được đẹp.
2. Gỗ công nghiệp MDF
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) có thành phần chính là mảnh vụn gỗ, nhánh cây, mùn cưa… được đập nhỏ sau đó nghiền nát bằng máy rồi tạo thành những sợi gỗ nhỏ cellulose. Những sợi gỗ nhỏ cellulose được kết hợp với những loại keo, chất kết dính…để tạo thành gỗ công nghiệp MDF. Kích thước của gỗ MDF là 1220mm x 2440mm và có độ dày từ 9mm-25mm tùy từng loại.
Ưu điểm của gỗ MDF chính dễ gia công có thể tạo được thiết kế uốn cong đẹp mắt. Gỗ có khả năng chịu lực tốt, cách âm hiệu quả, không bị cong vênh khi thời tiết đột ngột thay đổi. Bề mặt của gỗ MDF được phủ nhiều lớp bề mặt khác nhau có thể kể đến như Laminate, Melamine hay Veneer, Acrylic…
Nhược điểm của gỗ MDF chính là không chịu được môi trường quá ẩm, khả năng chịu nước thấ. Chính vì thế, gỗ MDF phù hợp với với những sản phẩm như vách ngăn văn phòng, không phù hợp với những nơi có độ ẩm cao như nhà vệ sinh. Khả năng chịu lực theo chiều ngang của gỗ MDF cũng có sự hạn chế. Gỗ MDF hiện tại có hai loại là gỗ MDF loại thường và MDF lõi xanh chống ẩm (cốt gỗ màu xanh).
3. Gỗ công nghiệp HDF
Gỗ công nghiệp HDF là loại gỗ công nghiệp cao cấp vì trong gỗ có tới 80-85% là gỗ tự nhiên. Có thể nói, gỗ ép HDF cứng chắc, chất lượng tốt hơn gỗ MDF và MFC. Trong quá trình sản xuất, gỗ HDF được ép dưới nhiệt độ cao nên mật độ gỗ khá dày và loại bỏ những nguy cơ về ẩm mốc và mối mọt. Màu sắc của gỗ công nghiệp HDF khá tự nhiên vì trong gỗ chứa tới 85% gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, khả năng chịu nước và chịu nhiệt của HDF khá tốt.
Gỗ MDF có độ dày thông dụng là 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm và 25mm. Kích thước này đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau.
Có thể nói, HDF có giá thành cao nhất trong những loại gỗ công nghiệp với những tính năng vượt trội. Gỗ HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, chịu được nước. Gỗ thường được ứng dụng để sản xuất những đồ nội thất cao cấp, phổ biến nhất là cửa gỗ và sàn gỗ…
4. Gỗ Plywood
Gỗ Plywood là thuật ngữ dùng để chỉ những tấm gỗ được ép bằng nhiều tấm gỗ tự nhiên có cùng kích thước mỏng hơn và được xếp chồng lên nhau với nhiều lớp bằng keo chuyên dụng. Gỗ Plywood được ưa chuộng bởi có độ cứng chắc chắn, ít bị trương nở do được làm bằng gỗ tự nhiên.
Gỗ có khả năng chống ẩm, chống cong vênh tốt giúp nội thất có tuổi thọ lâu bền. Lớp gỗ tự nhiên không sử dụng chất phụ gia đem lại sự an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, hạn chế của gỗ Plywood là có giá thành cao và màu sắc không đa dạng như những ván gỗ công nghiệp khác.
5. Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là một loại ván gỗ công nghiệp còn có tên gọi khác là ván ghép. Gỗ ghép thanh được chế tác bằng cách ghép những thanh gỗ tự nhiên với kích thước nhỏ lại với nhau bằng chất kết dính chuyên dụng, sau đó ép dưới áp suất và nhiệt độ theo quy định và tạo thành tấm ván có kích thước lớn hơn. Gỗ ghép thanh có độ dày phổ biến là 12mm, 18mm.
Vì đã được xử lý cẩn thận nên gỗ ghép thanh có rất nhiều ưu điểm như chống mối mọt, cong vênh và có khả năng chịu lực tốt, khó phai màu. Màu sắc không đồng đều chính là nhược điểm duy nhất của loại gỗ ép thanh do chúng được ghép bởi các thanh gỗ khác nhau. Gỗ ghép thanh được ứng dụng rộng rãi trong nội thất gia đình, nội thất văn phòng như kệ tủ, bàn ghế, kệ sách hay tủ quần áo và cả những đồ mỹ nghệ đẹp mắt…
6. Ván gỗ nhựa
Ván gỗ nhựa còn có tên gọi gỗ composite được làm từ nhựa, bột gỗ, một số chất phụ gia cùng với một số nguyên liệu khác như mạt cưa, vụn bào… Chịu nước tốt chính là điểm cộng của ván gỗ nhựa vì thế chúng được sử dụng cho những nơi có độ ẩm cao, thậm chí ở ngoài trời. Không những thế, ván gỗ nhựa còn không bị co ngót, cong vênh, chống được mối mọt, chống cháy hiệu quả.
Ván gỗ nhựa có pha nhựa nên không mút vít, hạn chế tháo ra và lắp lại. Giá thành của ván gỗ nhựa cũng không hề thấp, chính vì thế khách hàng chỉ nên dùng tủ bếp làm bằng ván gỗ nhựa để hạn chế mối mọt và ẩm mốc.
7. Tấm compact
Tấm compact là một loại tấm rất cứng được tạo thành nhiều lớp giấy Kraft cao cấp. Chúng được tẩm và ngâm với hóa chất Phenolic và sau đó được ép với nhiệt độ cùng với áp suất cao ở 1430psi.
Nhờ vào tấm HPL, tấm compact có lõi rất mịn và độ cứng cao. Trên bề mặt được bao phủ một lớp Melamine giúp chống ẩm ướt, chống mài mòn và hạn chế vi khuẩn..Tấm compact rất thích hợp với những công trình công cộng vì có khả năng chịu lực rất tốt và có thể chịu nhiệt lên tới 80 độ C. Tấm compact được ứng dụng rộng rãi trong đời sống như dùng để thi công giường, tủ, kệ, trong phòng thí nghiệm, vách ngăn nhà vệ sinh, nhà kho, quán ăn..
Chi phí để làm những vật dụng từ tấm compact rất cao vì vật liệu này cần phải nhập từ những nước như Malaysia, Trung Quốc hay Hàn Quốc…
CÁC LOẠI LỚP PHỦ BỀ MẶT GỖ CÔNG NGHIỆP
Như đã chia sẻ ở trên, bạn đọc cũng đã nghe qua lớp phủ Melamine hay lớp phủ Laminate, Veneer, Acrylic… Thế nhưng bạn đã biết những lớp phủ này là gì, chúng có đặc điểm ra sao chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới đây nhé:
8. Lớp phủ Melamine
Lớp phủ Melamine được dùng để dán bên trên bề mặt của cốt gỗ nhằm tăng khả năng chống thấm, chịu nhiệt, chống trầy xước và tăng độ bền bỉ cho sản phẩm. Bên cạnh đó, melamine còn đảm bảo được tính thẩm mỹ cho công trình bởi sự đa dạng trong màu sắc, vân gỗ. Độ dày thông dụng của lớp phủ Melamine là 0,4 – 1rem.
Mỗi một tấm phủ melamine sẽ đước cấu tạo bởi 3 lớp dưới đây:
- Overlay: Lớp màng phủ bên ngoài
- Decorative Paper: Lớp phim tạo màu mỹ thuật
- Lớp Kraft Paper: Lớp giấy nền
Tất cả các lớp sẽ được ép với nhiệt độ và áp suất cao, kèm theo đó là được gắn kết với nhau bằng keo Melamin.
Lớp phủ Melamine có khá nhiều ưu điểm là bề mặt đa dạng, chống xước tốt, bền màu, chống thấm nước, chịu được hóa chất và chống va đập tốt. Melamine có tính ứng dụng cao trong các vật dụng nội thất trong gia đình như sử dụng làm vách ốp tường, tủ bếp và độ nội thất văn phòng.
Nhược điểm của lớp phủ Melamine chính là sự hạn chế về mặt tạo được những chi tiết cong và góc cạnh. Lớp phủ này có khả năng chịu trầy xước kém, đồng thời phải dán trực tiếp lớp phủ lên bề mặt của cốt gỗ mới sử dụng được.
9. Lớp phủ Laminate
Lớp phủ Laminate (HPL – High Pressure Laminate) còn có tên gọi là Formica là vật liệu nhựa tổng hợp. Lớp phủ Laminate được dùng để phủ lên bề mặt của ván gỗ công nghiệp như ván MDF, gỗ ván dăm, ván HDF với mục đích tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho những sản phẩm nội thất gỗ. Lớp phủ Laminate có độ dày từ 0.5 -1mm tùy loại.
Cấu tạo của lớp phủ Laminate gồm 3 phần là: lớp màng phủ (Overlay) ở ngoài cùng; lớp giấy thẩm mỹ (Decorative paper) và lớp giấy nền (Kraft papers).
Lớp phủ Laminate có giá thành hợp lý phù hợp với tài chính của nhiều gia đình. Phủ Laminate có thể chống nước và trầy xước hiệu quả, không bị bay màu theo thời gian. Lớp phủ này cũng chịu được các tác động của hóa chất, chịu nhiệt tốt, chống va đập và các tác động vật lý hiệu quả.
Với hơn 300 mã màu đa dạng Laminate đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Laminate được ứng dụng để sản xuất nhiều sản phẩm nội thất như: sàn gỗ, kệ tivi, tủ bếp, tủ quần áo, cửa gỗ…
Hạn chế của lớp phủ Laminate là không phủ được trên những sản phẩm nội thất có thiết kế soi huỳnh và thiết kế cong. Để dán lớp phủ này cũng yêu cầu phải có kỹ thuật keo dán hiện đại, đầy đủ các thiết bị máy móc cần thiết.
10. Lớp phủ Veneer
Lớp phủ Veneer là lớp phủ bằng gỗ tự nhiên được dát mỏng thành những tấm gỗ có độ dày khoảng 0.6mm – dưới 3mm. Vì được sản xuất từ gỗ tự nhiên, nên lớp phủ Veneer có đường vân gỗ rất đẹp và sang trọng chẳng kém gì những sản phẩm có làm bằng gỗ tự nhiên. Khác với những lớp phủ khá, phủ Veneer có thể uốn cong và làm được những món đồ nội thất có thiết kế phức tạp. Chống được mối mọt, cong vênh, giá thành rẻ, dễ thi công.
Thế nhưng, lớp phủ Veneer lại chịu nước khá kém và dễ bị vỡ, mục khi bị va đập mạnh hoặc trong thời tiết ẩm kéo dài. Lớp phủ Veneer được ứng dụng rộng rãi trong những món độ nội thất như tủ, ghế, giường hoặc vách trang trí văn phòng…
11. Lớp phủ Acrylic
Lớp phủ Acrylic là vật liệu được sản xuất từ những hợp chất như axit acrylic, axit metacrylic đóng vai trò như một lớp phủ trên bề mặt sản phẩm. Bản chất của lớp phủ Acrylic là nhựa nên sẽ không bị co ngót trong quá trình sử dụng như những lớp phủ bằng gỗ. Bảng màu đa dạng, đẹp mắt chính là điểm cộng của lớp phủ Acrylic đem lại nhiều sự lựa chọn dễ dàng cho khách hàng. Bề mặt của lớp phủ sáng bóng tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho không gian.
Lớp phủ Acrylic được ứng dụng trong khá nhiều ngành như chống nóng, chống ồn, hàng hải và điện tử..đặc biệt là trong sản xuất nội thất trong gia đình, văn phòng. Nhược điểm của lớp phủ Acrylic chính là không phù hợp với những không gian có phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển và giá thành khá cao.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết của Nội thất Fuhome về những loại gỗ công nghiệp nào tốt nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin thú vị về những loại gỗ công nghiệp và lớp phủ bề mặt đang được ưa chuộng hiện nay.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
- Địa chỉ: Tòa Thăng Long Victory- Nam An Khánh – Hà Nội.
- Điện thoại: 0964.985.668 – 098.102.5170.
- Email: noithatfuhome@gmail.com.
- Website: https://noithatfuhome.com
- Xưởng sản xuất: Xóm 6, Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội.
Từ khóa » Các Loại Gỗ Công Nghiệp Tốt
-
Top 7 Loại Gỗ Công Nghiệp Hot Nhất Tại Công Ty Gỗ Minh Long
-
Các Loại Vật Liệu Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến - Nội Thất Dome
-
Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trên Thị Trường Hiện Nay
-
TOP 7+ Loại GỖ CÔNG NGHIỆP Phổ Biến Nhất Thị Trường
-
Gỗ Công Nghiệp Loại Nào Tốt? Các Loại Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến
-
Cách Phân Biệt 4 Loại Gỗ Công Nghiệp: MFC, MDF, HDF, Gỗ ép
-
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? 10 Loại Gỗ CN Tốt Nhất? | Nội Thất FurniBuy
-
Phân Biệt Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trong Thiết Kế Nội Thất
-
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Các Loại Gỗ Công Nghiệp Tốt Nhất Hiện Nay?
-
Gỗ Công Nghiệp Là Gì? Phân Loại Và Bảng Giá Từng Loại Gỗ Công Nghiệp
-
Phân Biệt Các Loại Gỗ Công Nghiệp Trong Thi Công Nội Thất
-
Loại Gỗ Công Nghiệp Nào Nên Dùng Cho Nội Thất Nhà ở Thì Tốt Nhất?
-
Loại Gỗ Công Nghiệp Nào Tốt Nhất Hiện Nay? | Thế Giới Sofa