Gỗ Công Nghiệp MDF Là Gì? Gỗ MDF Có Tốt Không? Cách Phân Biệt ...

Với sự phát triển của công nghệ sản xuất có rất nhiều loại gỗ công nghiệp ra đời thay thế cho gỗ tự nhiên. Trong số đó, gỗ MDF được khá nhiều người dùng nhóm phổ thông ưa chuộng và lựa chọn sử dụng. Vừa giúp giảm thiểu tác động đến môi trường rừng vừa đáp ứng được nhu cầu giá rẻ cho người dùng. Vậy chính xác gỗ công nghiệp MDF là gì? Loại vật liệu này có đặc tính như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

gỗ công nghiệp MDF

Cốt gỗ công nghiệp MDF được định vị là loại ván ép tầm trung về chất lượng và giá thành.

Tìm hiểu chung về gỗ MDF

MDF là một trong ba loại gỗ ép phổ biến trên thị trường hiện nay là HDF, MDF và MFC. Trong đó, loại này được định vị là dòng ván ép phổ thông. Loại ván này không quá cao cấp cũng không phải là loại kém chất lượng. Nó phù hợp cho các công trình với mật độ chịu lực vừa phải như nhà ở, các cửa hàng nhỏ hay những công trình nội thất đơn giản.

Ván gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF - Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Đúng như cái tên của nó, loại ván gỗ công nghiệp này có tỷ trọng gỗ ở mức trung bình, đặc hơn các loại gỗ ván dăm nhưng không bằng các loại gỗ cao cấp HDF. Loại này thuộc phân khúc phổ thông phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng cơ bản hiện nay.

Ván gỗ MDF là gì

Ván gỗ công nghiệp MDF có tỷ trọng gỗ ở mức trung bình.

Cấu tạo của ván gỗ MDF có gì đặc biệt?

Cấu tạo cơ bản của một tấm ván ép MDF bao gồm: bột sợi gỗ, chất kết dính, sáp chống ẩm, chất bảo vệ, bột trộn vô cơ. Các thành phần được nén ép dưới áp lực đạt tỷ trọng từ 680 – 840 kg/m3. Bột gỗ ở dạng khá mịn. Tuy nhiên, vẫn còn các dăm gỗ trong kết cấu kết hợp với bột độn đem lại độ cứng chắc tương đối cao cho loại ván công nghiệp này. Sáp chống ẩm và các chất bảo vệ chống mối mọt, nấm mốc giúp gỗ ván MDF không bị hư hại trong nhiều điều kiện sử dụng.

Cấu tạo của ván gỗ MDF

Các thành phần của MDF được nén ép dưới áp lực đạt tỷ trọng từ 680 – 840 kg/m3.

Quy trình sản xuất gỗ MDF có khó không?

Quy trình sản xuất gỗ MDF trải qua khá nhiều giai đoạn, công nghệ sản xuất. Có thể ứng dụng quy trình khô hoặc quy trình ướt để cho ra thành phẩm.

Quy trình khô

Sau khi thu hoạch, gỗ được nghiền vụn. Sau đó, trộn chung với keo và phụ gia trong máy trộn và sấy sơ bộ. Bột sợi đã áo keo được trải ra thành các tầng theo kích thước quy chuẩn của nhà sản xuất. Sau đó, ván MDF được đưa qua máy ép gia nhiệt thực hiện ép nhiều lần. Nhiệt độ trong quá trình ép có chức năng làm nước dư bốc hơn và làm keo kết dính hóa rắn từ từ. Kết thúc quá trình ép ván gỗ MDF được xuất ra cắt bỏ phần biên dư thừa, xử lý chà nhám bề mặt rồi phân loại.

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Sản xuất ván gỗ MDF có thể ứng dụng quy trình khô hoặc quy trình ướt để cho ra thành phẩm.

Quy trình ướt

Ngược lại với quy trình kho, bột gỗ ban đầu được phun nước làm ướt kết vón thành dạng vẩy. Sau đó, được cào rải đưa lên mâm ép. Lần ép đầu tiên ép đến khi đạt độ dày sơ bộ. Tiếp theo, được đưa qua cán hơi ở nhiệt độ cao như quá trình sản xuất giấy để nén chặt hai mặt và rút nước dư ra. Gỗ công nghiệp MDF thành phẩm sau khi hoàn thiện ép cũng được chà nhám bề mặt và phân loại.

Các loại ván gỗ MDF phổ biến hiện nay

Gỗ MDF hiện nay có khá nhiều loại cho người dùng lựa chọn. Tùy vào công nghệ sản xuất, người ta có thể chia thành các loại phổ biến sau.

Các loại ván gỗ MDF phổ biến

Các loại ván gỗ MDF phổ biến trên thị trường hiện nay.

Ván gỗ MDF thường

Phổ biến nhất là loại gỗ tấm MDF thường. Tất cả những tấm ván ép này với đặc điểm dễ nhận biết là có màu trắng đục tự nhiên của gỗ. Loại này được sử dụng rộng rãi vì giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng. Để đáp ứng tính thẩm mỹ, tấm gỗ còn được phủ lớp sơn PU hoặc các bề mặt trang trí từ gỗ Melamine hoặc Laminate để mang lại vẻ đẹp thời thượng hơn. Vậy Melamine là gì? MDF phủ Melamine là lớp phủ bề mặt được sử dụng phổ biến cho các loại ván gỗ công nghiệp hiện nay. Gỗ MDF loại thường khá bền nên được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Gỗ An Cường cũng phân phối dòng ván này.

Ván gỗ MDF thường

Ván MDF thường có màu trắng đục tự nhiên của gỗ.

Gỗ ván MDF chống ẩm

Ván MDF chống ẩm sẽ được tăng thành phần sáp hoặc keo chịu ẩm để đáp ứng được khả năng chịu nước cho vật liệu. Một yếu tố quan trọng nữa để tạo nên khả năng chịu nước tốt cho loại ván gỗ công nghiệp này là lực nén ép cao. Lực nén ép càng cao thì tỷ lệ gỗ ép càng đặc, khoảng trống càng ít sẽ hạn chế nước xâm nhập thường được lắp đặt ở những nơi có khả năng tiếp xúc thường xuyên với nước như tủ bếp, cửa nhà tắm, cửa nhà vệ sinh,... Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại gỗ ván ép hàng giả, hàng nhái đưa ra những thông tin không chính xác và chưa được xác minh để quảng cáo cho loại gỗ MDF chống ẩm này. Cách tốt nhất để kiểm chứng vật liệu gỗ này là bạn nên ngâm loại gỗ này trong nước để xem độ trương nở của vật liệu. Độ nở càng cao chứng tỏ khả năng chịu nước càng kém.

Gỗ ván MDF chống ẩm

Ván MDF chống ẩm được tăng thành phần sáp hoặc keo chịu ẩm để đáp ứng được khả năng chịu nước.

Gỗ ván MDF chống cháy

Với loại ván chống cháy ngoài thành phần cấu tạo cơ bản của tấm gỗ công nghiệp, ván MDF còn được thêm các phụ gia chống cháy vào để làm giảm khả năng bắt lửa và cháy lan của vật liệu. Thực tế, ván ép gỗ MDF chống cháy không thể hoàn toàn chống cháy mà chỉ làm giảm khả năng bắt lửa, giảm khói độc phát ra kéo dài thời gian cho người dùng kịp thoát ra ngoài. Không có một loại gỗ nào có thể không cháy trong lửa. Do vậy, con người chỉ có thể phát minh ra những vật liệu gỗ có khả năng hạn chế rủi ro bắt lửa để nâng cao tính an toàn khi sử dụng. Loại ván ép công nghiệp này được ứng dụng phổ biến làm cửa, vách ngăn chống cháy ở các khu vực đông người như khách sạn, các tòa văn phòng cao ốc, dịch vụ ăn uống vui chơi giải trí,...

Gỗ ván MDF chống cháy

Gỗ ván MDF chống cháy được thêm các phụ gia chống cháy vào để làm giảm khả năng bắt lửa và cháy lan.

Đặc điểm của gỗ ép công nghiệp MDF

Là vật liệu thân thiện và được ứng dụng rộng rãi, gỗ MDF có nhiều đặc điểm khiến khách hàng rất ưa chuộng. Có thể kế đến một số ưu điểm của loại vật liệu này như sau:

Ưu điểm của gỗ MDF

  • Được cấu tạo từ những tấm gỗ vụn và cành cây, ngọn cây nên gỗ công nghiệp MDF là giải pháp thân thiện với môi trường rừng, tiết kiệm được nguyên liệu tự nhiên.
  • Do tận dụng được nguồn nguyên liệu nên giá thành của loại ván này cũng rất phải chăng, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
  • Sản lượng dồi dào và luôn có sẵn phục vụ khách hàng bất kỳ thời điểm nào.
  • Có khả năng chống mối mọt tốt, không bị hư hại bởi côn trùng.
  • Tấm ván khá nhẵn mịn dễ dàng sơn, dán, in lớp trang trí lên bề mặt tạo độ đa dạng cho nhiều nhu cầu khác nhau.

Có thể thấy, gỗ MDF có khá nhiều ưu điểm phù hợp với nhu cầu khách hàng ở Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó loại gỗ ván ép công nghiệp này cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định.

Nhược điểm của gỗ MDF

  • Nhìn vào mặt bằng chung thì ván gỗ ép MDF khả năng chịu nước chưa cao. Nếu để ngâm nước trong thời gian dài sẽ dễ bị trương nở ván, gây cong vênh.
  • Độ đặc chỉ ở mức độ trung bình nên khả năng chịu lực còn hạn chế, không chịu được va đập mạnh dễ bị lõm bề mặt.
  • Không có tính dẻo dai nên không làm được các đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.

Nhìn chung, không có vật liệu nào là hoàn hảo, chúng có ưu điểm cũng có nhược điểm. Tùy vào nhu cầu của người dùng mà đôi khi không cần chọn loại vật liệu tốt nhất chỉ cần chọn loại phù hợp là được.

Gỗ MDF có tốt không?

Tùy vào công nghệ sản xuất sẽ đem đến những loại vật liệu gỗ có độ bền khác nhau. Nếu quy trình sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt khi xử lý gỗ và độ nén ép cao thì chắc chắn tấm ván sẽ có độ bền lâu hơn. Thông thường, gỗ là loại vật liệu khá bền bỉ nên khi sử dụng bạn cũng không nên quá lo lắng về tuổi thọ của các tấm ván MDF. Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng loại vật liệu cao cấp có tuổi thọ lâu bền hơn bạn có thể tham khảo loại ván ép gỗ HDF, nhưng chất lượng cũng đi kèm với giá thành sẽ cao hơn.

Gỗ MDF có bền không

Ván gỗ MDF phù hợp sử dụng để ốp các đồ nội thất tạo vẻ đẹp sang trọng hơn cho không gian sử dụng.

Nhìn chung, để một vật liệu có tuổi thọ bền bỉ nhất một phần dựa vào chất lượng chính bản thân vật liệu, một phần cũng đến từ cách bảo quản của người dùng. Hạn chế tối đa để ván ép công nghiệp tiếp xúc với nước và nhiệt độ cao, tránh để bị va đập mạnh thì tấm gỗ ép sẽ có thể đem lại thời gian sử dụng lâu dài hơn.

Gá gỗ MDF có đắt không?

Thuộc phân khúc phổ thông nên giá gỗ MDF cũng khá bình dân, không quá đắt có thể đáp ứng được nhiều điều kiện kinh tế của người mua. Tham khảo bảng báo giá gỗ MDF dưới đây để có đánh giá khách quan hơn.

Bảng giá ván ép MDF

Loại

Kích thước

Giá

Loại 5mm

1220 x 1440mm

155.000đ/ m2

Loại 9mm

1220 x 1440mm

170.000đ/ m2

Loại 12mm

1220 x 1440mm

215.000đ/ m2

Loại 15mm

1220 x 1440mm

255.000đ/ m2

Tính ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF vào đời sống

Gỗ công nghiệp MDF có thể được xem là loại vật liệu phổ biến không thể thiếu trong nhiều công trình. Với nhiều ưu điểm phổ thông nên loại gỗ này được sử dụng rất rộng rãi. Có thể dùng làm cửa chống cháy cho các tòa nhà văn phòng, nhà ở, khách sạn; dùng làm đồ nội thất hoặc ở các trường học, bệnh như tủ, bàn, ghế,... thông dụng. Bền, rẻ, có nhiều kiểu trang trí đẹp mắt. Do vậy, không có lý do gì mà bạn không cân nhắc các đồ vật được làm từ gỗ MDF.

ứng dụng của gỗ công nghiệp MDF

Với nhiều ưu điểm phổ thông nên loại gỗ này được sử dụng rất rộng rãi trong các công trình nội thất nhà ở.

Có thể nói, ván gỗ công nghiệp đã trở thành vật liệu hiện đại thay thế cho các loại gỗ tự nhiên, thay đổi thói quen người dùng. Gỗ MDF là một trong những loại ván gỗ ép được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có những đánh giá và lựa chọn đúng đắn nhất khi lựa chọn đồ nội thất từ gỗ ép công nghiệp cho gia đình mình!

Từ khóa » Gỗ ép Mdf Có Tốt Không