Gỗ Ghép Công Nghiệp Là Gì? Vì Sao Gỗ Ghép Lại được Dùng Phổ Biến?

Theo thống kê của bộ lâm nghiệp vừa qua cho biết tình hình nguồn gỗ tự nhiên đang dần khan hiếm, với việc khai thác bừa bãi của con người mang lại nhiều hệ quả như vậy. Nên sự ra đời của gỗ ghép là giải pháp hoàn hảo cho các công trình cần ứng dụng sản phẩm từ gỗ. Để hiểu chi tiết về gỗ ghép là gì mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Giới thiệu về gỗ ghép

Cấu tạo của gỗ

cấu tạo gỗ ghép thanh

Gỗ ghép chính là gỗ được sản xuất dựa trên nguyên liệu chính “gỗ tự nhiên”, nhiều thanh gỗ có kích thước bé ghép lại thành khối liên kết bền chặt để làm ra loại gỗ ghép công nghiệp.

Rất nhiều loại gỗ có thể tạo nên gỗ ghép, chúng thường có đặc điểm phần bìa sau khi đã gia công còn sót lại hay gỗ có kích thước đường kính nhỏ không thể tạo thành vật dụng hoàn chỉnh được. Việc tận dụng gỗ tự nhiên này góp phần tạo nên những thanh gỗ ghép có chất lượng bền bỉ không thua kém.

Các loại gỗ đó thường: gỗ xoan, gỗ bạch đàn, gỗ cao su, gỗ keo gỗ thông, gỗ tràm, …cùng với đó là 1 ít chất phụ gia như keo dính kết hợp cùng nhau tạo thành gỗ bền chặt hơn.

Các kiểu gỗ ghép phổ biến

các kiểu ghép gỗ

Các dòng gỗ ghép công nghiệp đang nhận được sự ưa chuộng trên thị trường hiện nay:

+ Gỗ ghép song song: nhiều tấm gỗ có cùng kích thước gom lại song song với nhau.

+ Gỗ ghép giác: là các tấm ván riêng biệt nhau, ở 2 đầu được xẻ theo hình vẽ có sẵn rồi ghép lại với nhau.

+ Gỗ ghép cạnh: đây là dạng gỗ được ghép từ những thanh gỗ có đầu xẻ hình bánh răng cưa rồi đem ghép lại với nhau.

+ Gỗ ghép mặt: gỗ được ghép theo hình răng cưa. Trên bề mặt gỗ ta sẽ thấy vết ghép hình chữ Z

Quy trình sản xuất gỗ ghép công nghiệp

quy trình sản xuất gỗ ghép thanh

Dưới đây là chi tiết từng công đoạn về quy trình sản xuất gỗ công nghiệp khép kín, bạn hãy cùng tham khảo:

sơ đồ quy trình sản xuất ván gỗ ghép thanh

+ Sau khi thu các loại gỗ tự nhiên về và đi qua công đoạn sơ chế qua hệ thống trước để chia gỗ thành từng thanh (đạt tiêu chuẩn chất lượng).

+ Tiếp đến sẽ đến công đoạn sấy 🡪 loại bỏ đi những thành phần độc hại về sau: nấm, mối mọt.

+ Kế đến là dùng máy ép gỗ để nén chặt từng thanh gỗ lại với nhau (theo như 4 kiểu ghép ở trên).

+ Công đoạn tiếp đến là ghép những tấm lớn lại với nhau -🡪 xử lý cho keo khô để làm tăng tính bền chặt.

+ Khi đưa gỗ vào máy chà để làm bề mặt thêm nhẵn bóng hơn

+ Công đoạn cuối cùng là gia công tạo thành phẩm, kết hợp thêm 1 vài tấm phủ bề mặt (Veneer, laminate hoặc sơn phủ).

Bảng giá các loại gỗ ghép

bảng giá gỗ ghép thanh

Thông thường giá gỗ ghép công nghiệp dựa vào những mảnh gỗ tự nhiên tạo thành là chủ yếu, xin chia sẻ về 3 loại gỗ phổ biến thường dùng chế tác thành các loại gỗ ghép, bạn có thể xem qua để tham khảo mức giá này vì đây cũng là nguồn được chúng tôi tổng hợp từ nhiều đơn vị lại:

Giá gỗ tràm & thông (tương đương nhau)

+ Loại 1m x 2m x 18 ly có giá khoảng 380,000 đồng/tấm

+ Loại 1m x 2m x 15 ly có giá khoảng 330,000 đồng/tấm

+ Loại 1m x 2m x 12 ly có giá khoảng 283,000 đồng/tấm

+ Loại 1m x 2m x 10 ly có giá khoảng 240,000 đồng/tấm

Giá gỗ cao su

+ Loại 1m x 2m x 18 ly có giá khoảng 400,000 đồng/tấm

+ Loại 1m x 2m x 15 ly có giá khoảng 340,000 đồng/tấm

+ Loại 1m x 2m x 12 ly có giá khoảng 285,000 đồng/tấm

+ Loại 1m x 2m x 10 ly có giá khoảng 242,000 đồng/tấm

Ưu nhược điểm của gỗ là gì?

ưu và nhược điểm gỗ ghép thanh

Dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thì cũng đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, còn ở gỗ ghép thì sao?

Ưu điểm

+ Khá đa dạng về màu sắc, bề mặt của gỗ cũng được xử lý rất tốt trước khi chế tác nên thành phẩm khỏi chê, màu gỗ bền, có khả năng chịu xước nhiều lần và tránh được những va đập từ bên ngoài tác động lên.

+ Có chất giúp chống lại sự xâm hại của mối mọt, không làm gỗ cong vênh khi gia công.

+ Ngoài vụn gỗ tự nhiên ra, keo dán cũng được 1 số nơi cung cấp rất chất lượng nên độ bền của gỗ gần như không thua kém gì so với các loại gỗ trồng tự nhiên đắt đỏ.

+ Giá thành mà gỗ ghép được bán trên thị trường cũng rẻ hơn gỗ tự nhiên các loại đến vài chục lần

+ Gỗ ghép tuy là loại gỗ công nghiệp được nhân tạo nhưng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh.

+ Gỗ ghép ra đời đã góp phần tạo nên giải pháp thiếu hụt nguồn gỗ cho các công trình trong cuộc sống ngày nay rất nhiều.

Nhược điểm

Nhược điểm của gỗ ghép chắc nằm ở điểm nhấn vân gỗ cùng màu sắc gỗ không được đẹp và bắt mắt.

Tuổi thọ của gỗ công nghiệp cũng không thể so với gỗ tự nhiên ề lâu dài.

Ứng dụng của gỗ ghép tấm

Cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại và phát triển không ngừng nên các sản phẩm làm từ gỗ ghép cũng được đón nhận rất nhiệt tình, thay vì trước đây họ coi trọng gỗ tự nhiên hơn. Một vài ứng dụng của gỗ ghép trong đồ dùng nội thất nhà ở:

+ Thiết kế làm kệ tủ ở các showroom, shop trưng bày

giá trưng bày gỗ ghép

+ Làm nội thất gia đình và văn phòng phổ biến

tủ để đồ gỗ ghép

+ Làm kệ sách, kệ đứng, kệ treo tường

tủ kệ sách gỗ ghép

+ Làm sàn gỗ

sàn gỗ sồi

+ Làm bàn ghế

bàn ghế mặt gỗ cao su ghép

Bên cạnh đó gỗ ghép còn được ứng dụng nhiều hơn trong sinh hoạt cuộc sống ngày nay, nó không hề thua kém gỗ tự nhiên như đánh giá trước đây. Hy vọng rằng qua bài viết này nội thất Viễn Đông đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn đang cần tìm về các loại gỗ ghép. Chúc các bạn chọn được sản phẩm tốt để làm đồ dụng nội thất tiện nghi nhé!

Để xem thông tin về các loại gỗ khác mời các bạn xem bảng bên dưới nhé.

Gỗ xoan đào Gỗ sồi Gỗ tần bì
Gỗ gõ đỏ Gỗ óc chó Gỗ lim
Gỗ gụ Gỗ hương Gỗ căm xe
Gỗ thông Gỗ sưa Gỗ cẩm lai
Gỗ mun Gỗ xá xị Gỗ ghép
Gỗ pallet Gỗ công nghiệp Gỗ Plywood
Gỗ MDF Gỗ HDF Gỗ MFC
Gỗ nhựa Gỗ Laminate Gỗ Acrylic
Gỗ Melamine Gỗ veneer Gỗ thủy tùng
Gỗ bách xanh Gỗ tràm Gỗ ngọc am
Gỗ trầm hương Gỗ pơ mu Gỗ mít
Gỗ xà cừ Gỗ huỳnh đàn Gỗ chò chỉ
Gỗ dổi Gỗ muồng Gỗ chiu liu
Gỗ gù hương

Từ khóa » Gỗ Ghép Công Nghiệp