Gỗ Hương Là Gì? Đặc điểm Các Loại Gỗ Hương Hiện Nay

Nói đến cái tên gỗ hương thì ắt là nhiều người đã từng nghe qua rồi đúng không? Và gỗ hương khá được ưa chuộng trong các công trình nội thất. Vậy điều gì làm cho gỗ hương trở nên nổi bật, có giá trị cao hơn nhiều loại gỗ khác như vậy? Hãy cùng nội thất Viễn Đông tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Giới thiệu về gỗ hương

Nguồn gốc của gỗ hương

cây gỗ hương

Gỗ hương hay còn gọi là giáng hương, tên tiếng anh Padouk, tên khoa học “Pterocapus macrocarpus”. Chúng thuộc dòng họ đậu và xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Nam Phi.

Gỗ hương được xếp vào nhóm I (các loài gỗ quý hiếm).

Gỗ hương phân bố ở đâu?

Ở Đông Nam Á, Ấn Độ & Nam Phi là những nơi tập trung nhiều loại gỗ này nhất. Còn riêng nước ta chúng xuất hiện ở các vùng cao như Tây Nguyên, Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum, Phú Yên, có 1 số ít phân bố vùng Nam Bộ, Đồng Nai và Tây Ninh. Loại đất giúp cây gỗ này phát triển nhanh nhất là đất xám và đất bazan.

Nhận biết cây gỗ hương

cách nhận biết gỗ hương

Có nhiều bạn đặt câu hỏi cho chúng tôi là “bằng cách nào nhận biết được gỗ hương” – Câu trả lời sẽ được giải đáp ngay sau đây

+ Gỗ hương có thân gỗ lớn, chiều cao của cây trưởng thành ít nhất từ 30 – 35m (khá to), còn đường kính khoảng 100cm. Vỏ cây màu nâu xám, có vỏ sần và dễ bong tróc, nếu bạn đẽo 1 phần trên thân cây nó sẽ tiết ra 1 ít nhựa dính.

+ Phần lá mọc dài tầm 15 – 30 cm, có từ 7 đến 10 lá chét, đuôi hơi bo tròn và leehcj qua 1 bên, đặc điểm lá non có lông khá nhiều.

+ Hoa gỗ hương thường mọc thành chùm có màu vàng tươi. Mỗi chùm có từ 10 – 20 bông. Hoa gỗ hương nở rộ vào dịp tháng 4 đến tháng 6 và rụng vào tiết trời khô nóng.

Bên cạnh đó gỗ hương rất ưa sáng, phát triển nhanh trong các khu rừng thưa. Cầm vô thanh gỗ bạn sẽ có cảm giác gỗ rất chắc chắn và khô cứng. Ngoài ra hương thơm dịu nhẹ đặc trưng sẽ giúp bạn nhận diện dễ dàng hơn.

Lưu ý: có 1 mẹo mà các ông bà xưa để lại chỉ cách nhận biết gỗ hương là ngâm chúng trong nước, nước ngâm sẽ chuyển dần màu theo thời gian khoảng 2 tiếng (từ màu trắng sang màu xanh nước chè).

Phân loại gỗ hương

Xét tại thị trường Việt Nam thì hiện tại có vài loại gỗ hương khác nhau, kể cả gỗ hương nhập khẩu từ nước ngoài.Và các tên gọi của chúng ở mỗi vùng có thể khác nhau nhu chúng tôi liệt kê các loại phổ biến dưới đây.

Theo nguồn gốc

Theo địa phương

  1. Hương Việt Nam
  2. Hương Lào
  3. Hương Campuchia
  4. Hương Thái Lan
  5. Hương Nam Phi
  6. Hương Nam Mỹ
  1. Giáng hương hoặc dáng hương
  2. Đinh hương
  3. Hương ta
  4. Hương đỏ
  5. Hương đá
  6. Hương vân
  7. Hương huyết
  8. Hương nghệ
  9. Hương chua
  10. Hương thối
  11. Hương xám
  12. Hương thông

Nhận biết các loại gỗ hương dựa vào đặc điểm của chúng

Ngoài các đặc điểm chung như:

  1. Gỗ có kết cấu bền, chắc, rất cứng và nặng.
  2. Gỗ không lo bị mối mọt.
  3. Gỗ nhiều tinh dầu và có mùi thơm nhẹ (lý do được đặt tên gỗ hương).
  4. Gỗ có nhiều vân rất đẹp (được đánh giá cao về độ thẩm mỹ).
  5. Cây lớn rất chậm, những cây có thể lấy gỗ có tuổi từ vai chục năm đến hàng trăm năm.
  6. Gỗ có giá trị kinh tế rất cao. Nên giá bán sẽ được tính theo KG.

Thì chúng cũng có một số đặc điểm riêng để nhận biết như sau.

Gỗ hương ta (Việt Nam)

mặt bàn gỗ hương gia lai

Hay còn gọi là gỗ hương đỏ (đinh hương). Vân gỗ của loại này đẹp vô cùng và có giá khá đắt. Từ hàng chục năm trước đây chúng đã được xếp vào danh sách đỏ Việt nam. Để kiếm được 1 cay gỗ nguyên cây ở thời điểm hiện tại rất hiếm, do con người khai thác quá bừa bãi mà tuổi thọ khai khác của gỗ lại rất lâu.

Nói sơ qua vẻ ngoài của gỗ hương ta có mùi thơm nhẹ, màu đỏ đặc biệt, thớ mịn và đặc, xớ lại rất nhỏ. Cách để kiểm tả sản phẩm đó có phải làm từ gỗ hương đỏ thật hay không là bạn dùng giấy nhám chà vào 1 góc vật dụng rồi đem bột gỗ ngâm trong nước (từ 1,5 – 2 tiếng), nếu gỗ chuyển sang màu xanh như nước chè thì chính xác.

Gỗ hương đỏ Campuchia & Lào

gỗ hương đỏ lào, campuchia

Như đã nói ở trên, kiếm được 1 cây gỗ hương ở nước ta thời buổi này thực sự hiếm. Tuy nhiên trên thị trường vẫn có nguồn gỗ hương để khai thác, đó là do nước ta nhập khẩu gỗ hương Lào và Campuchia về. Vì đặc điểm khí hậu của cả 3 nước (Việt Nam – Lào – Campuchia) tương đối giống nhau, vậy nên bạn khó mà phân biệt được gỗ hương thuộc nước nào nếu không đủ trình.

Nói về gỗ hương đỏ của Lào & Campuchia 1 chút, vân gỗ cũng như màu sắc của gỗ được các thương lái buôn gỗ nhận định không đẹp bằng gỗ hương Việt Nam.

Gỗ hương đỏ và gỗ hương vân Nam Phi

thân cây gỗ hương nam phi

Không thua kém 3 nước Đông Nam Á, Nam Phi cũng là vùng khí hậu phù hợp cây gỗ hương sinh trưởng nhanh. Tâm gỗ có màu đỏ nâu sậm màu, vân gỗ khá liên fmachj nhau, còn dát gỗ màu hơi nhạt. Mùi hương của gỗ không thơm nhiều như ở Việt Nam hay Lào.

vân hương nam phi

Nếu đem so giá nhập khẩu gỗ hương đỏ Nam Phi sẽ có giá thấp hơn gỗ nhập ở Lào hay Campuchia.

Còn với gỗ hương vân (hay còn gọi gỗ hương nghệ) – màu vàng như nghệ tươi vậy, có mùi chua chua. Tuy nhiên màu sắc cũng như vân gõ lại được đánh giá cao về thẩm mỹ.

Gỗ hương đá

gỗ hương đá

Đây cũng là 1 trong số các loại gỗ hương được đề cập nhiều trên thị trường, đặc tính của chúng có chất gỗ cứng, vân gỗ nổi màu đen ấn tượng (có vân màu hồng nâu, gỗ đặc và nặng là ưu điểm được nhiều thợ gỗ đánh giá cao.

Tuy là mặt gỗ cứng nhưng về mặt gia công cũng không quá khó khăn, dễ chế tác trong mọi sản phẩm kể cả điêu khắc đòi hỏi sự tinh vi.

Ngoài ra có 1 số loại gỗ hương khác, chất lượng không bằng những loại trên như gỗ hương Nam Mỹ – bạn có thể tự tìm hiểu thêm nhé.

Giá trị kinh tế của gỗ hương

giá một số loại gỗ hương hiện nay

Vì đây là dòng gỗ thuộc nhóm I trong danh sách gỗ quý hiếm, cần được bảo tồn nên giá trị kinh tế của chúng cũng được đi kèm song song. Nhất là trong tình trạng sản lượng gỗ hương tại Việt Nam lại vô cùng khan hiếm như vậy, nguồn nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu (Lào và Nam Phi) nên giá trị gỗ hương càng được đẩy lên cao hơn.

Tính đến giữa năm 2018, Nam Phi là nước cung ứng sản lượng gỗ hương đỏ cho nước ta nhiều nhất. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường gỗ ở Việt Nam.

Ứng dụng gỗ hương trong cuộc sống

Để nói ứng dụng gỗ hương trong cuộc sống hiện nay thì những vật dụng nội thất, đồ mỹ nghệ, điêu khắc bằng gỗ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc những gia chủ sở hữu sản phẩm làm từ gỗ hương cũng có nguồn tài chính vững mạnh. Hãy cùng xem 1 số mẫu thiết kế nội thất gỗ hương sau:

  • Bàn ghế gỗ hương

Đây là bộ sản phẩm được trưng bày ngay tại mặt tiền ngôi nhà, nếu sở hữu bộ bàn ghế đặt tại phòng khách sẽ tạo điểm nhấn sang trọng và ấn tượng cho mọi người khi bước vào ngôi nhà bạn.

bộ sofa gỗ hương xám bộ bàn ghế gỗ hương xám bàn ghế phong khách gỗ hương đỏ bàn ghế gỗ hương đá
  • Kệ tivi

kệ tivi gỗ hương

Kệ tivi cũng thường được trưng bày ngay tại phòng khách – nơi có nhiều người tới lui.

  • Tủ quần áo

tủ quần áo gỗ hương đá

Nếu bạn sở hữu chiếc tủ quần áo bằng gỗ hương thì có lẽ 50 – 70 năm vẫn tồn tại, chất lượng gỗ hương có thể cá cược và chạy đua đường dài cùng thời gian.

  • Tủ bếp

Mẫu tủ bếp gỗ giáng hương tủ bếp gỗ hương đỏ
  • Bàn thờ

bàn thờ gỗ hương
  • Tủ rượu

tủ rượu gỗ hương

Đã dùng gỗ hương thì chỉ dân có tiền mới dám mua, vậy nên những gia đình giàu có thường có tủ rượu riêng, trưng tại phòng khác để làm nổi bật thêm đẳng cấp nhà ở của mình. Vì thế, 1 chiếc tủ rượu được làm bằng gỗ hương là hoàn toàn hiển nhiên.

Ngoài ra nhiều gia đình giàu có họ còn làm cánh cửa từ gỗ hương rất đẹp, những chiếc cửa làm từ gỗ hương thường chọn nguyên liệu rất kỹ lưỡng, ngoài việc đáp ứng nhu cầu thị hiếu đẹp mắt của mọi người thì giá cả để làm cửa cũng khá quan trọng (vì không rẻ chút nào). Hơn nữa, hầu hết gia chủ muốn làm cửa bằng gỗ hương thường chọn thêm 1 ít hoa văn, họa tiết để chế tác cho chiếc cửa thêm phần thu hút hơn.

Tóm lại nguồn gỗ hương ngày càng khan hiếm, từ đó đẩy giá trị kinh tế gỗ hương lên nhiều lần và qua 1 tầng cao mới. Hy vọng qua bài viết này, nội thất Viễn Đông chúng tôi đã mang đến cho mọi người thật nhiều những thông tin hữu ích về cách nhận biết các loại gỗ hương cũng như giá trị mà gỗ này đang sở hữu trên thị trường.

Để xem thông tin về các loại gỗ khác mời các bạn xem bảng bên dưới nhé.

Gỗ xoan đào Gỗ sồi Gỗ tần bì
Gỗ gõ đỏ Gỗ óc chó Gỗ lim
Gỗ gụ Gỗ hương Gỗ căm xe
Gỗ thông Gỗ sưa Gỗ cẩm lai
Gỗ mun Gỗ xá xị Gỗ ghép
Gỗ pallet Gỗ công nghiệp Gỗ Plywood
Gỗ MDF Gỗ HDF Gỗ MFC
Gỗ nhựa Gỗ Laminate Gỗ Acrylic
Gỗ Melamine Gỗ veneer Gỗ thủy tùng
Gỗ bách xanh Gỗ tràm Gỗ ngọc am
Gỗ trầm hương Gỗ pơ mu Gỗ mít
Gỗ xà cừ Gỗ huỳnh đàn Gỗ chò chỉ
Gỗ dổi Gỗ muồng Gỗ chiu liu
Gỗ gù hương

noithatviendong.com

Từ khóa » Gỗ Hương Sần