Gỗ Lòng Mang Tốt Không? Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Nhận Biết
Có thể bạn quan tâm
Lòng Mang dù còn khá xa lạ với nhiều người; nhưng chúng lại mang đến nhiều giá trị mà có thể bạn không ngờ tới. Vậy Gỗ Lòng Mang là gỗ gì? Loại cây này có đắt không? Gỗ từ cây Lòng Mang có những ưu điểm gì? hay loại gỗ này thuộc nhóm mấy?. Hãy cùng nhau tìm hiểu về loài cây này ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Gỗ Lòng Mang là gỗ gì?
Lòng Mang có tên khoa học là Pterospermum diversifolium Blume. Loài cây này thuộc họ Trôm Sterculiaceae và bộ: Bông Malvales
Tìm hiểu về Gỗ Lòng Mang
Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm; ứng dụng của cây Lòng Mang nhờ giải đáp câu hỏi: “Gỗ Lòng Mang Có Tốt Không?” “Lòng Mang có ưu điểm là gì?”
Đặc điểm nhận biết cây Lòng Mang
– Cây có chiều cao trung bình từ 8 – 22m. Đường kính thân tầm 30 – 80cm – Vỏ cây có màu xám nhạt. Thịt vỏ thì màu vàng nâu nhạt, và lớp ngoài cùng có lẫn các sợi nâu dài – Các cành non nhiều lông màu hung nâu. – Lá đơn nguyên mọc cách. Những lá trưởng thành thường là hình trứng cụt đầu, dài tầm 10 – 17cm, rộng khoảng 5 – 8cm. Cuống lá mập, dài chừng 0,7 – 0,9cm, phủ lông mịn. Lá của cây hoặc cành tái sinh chồi. – Hoa Lòng Mang là hoa lưỡng tính, đơn độc ở kẽ lá, có màu nâu vàng. – Quả nang hóa gỗ lớn, có 5 cạnh dài từ 9 – 14cm, rộng từ 7 – 9cm, mở thành 5 mảnh với các mặt lõm. Vỏ thì màu nâu vàng, có phủ lông hình sao. Hạt mang cánh mỏng màu nâu nhạt.
Sự phân bố của Lòng Mang
Cây mọc tập trung ở các tỉnh miền Trung cho tới miền Nam bộ; có thể kể đến các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu… trên các loại đất khác nhau, trong rừng thứ sinh hay rừng phục hồi ở độ cao tầm 800m. Cây ưa sáng, tái sinh hạt tốt.
Lòng Mang thuộc nhóm nào?
Trong bảng phân loại gỗ ở Việt Nam; thì Gỗ Lòng Mang được xếp vào Gỗ NHÓM VI – Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng khá kém, dễ bị mối mọt, cong vênh, tương đối dễ chế biến; được xếp cùng các loại gỗ như: Bạch đàn liễu, Bứa lá thuôn, Chiêu liêu, Bạch đàn trắng, Bạch đàn chanh, Cáng lò, Chẹo tía, Bạch đàn đỏ,…
Đặc tính của Gỗ Lòng Mang
Lòng Mang trở nên quen thuộc hơn dựa vào các lý do sau: – Gỗ khá tốt, thớ thô, màu vàng nhạt và có sức chịu lực trung bình. – Dễ bị mối mọt, cong vênh. Gỗ tương đối dễ chế biến.
Ứng dụng
Nhờ những ưu điểm trên, Lòng Mang được chú ý trong thị trường đồ gỗ; bởi vì chúng có thể đóng đồ đạc thông thường và xẻ ván. Có thể nói, loại gỗ này sử dụng để thiết kế nội và ngoại thất khá phù hợp như tủ, kệ, giường,… Ngoài ra, cây này có thể được trồng để làm cảnh trong vườn, hay công viên… Dùng làm cây công trình tại khu công nghiệp, sân vườn; và các dự án cây xanh cảnh quan….
Giá của Gỗ Lòng Mang
Gỗ Lòng Mang giá bao nhiêu? Gỗ Lòng Mang có đắt không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Hiện nay tại Việt Nam, cây Lòng Mang đang trở nên gần gũi hơn với người dùng. Bạn có thể tham khảo tầm giá sau; đây là mức giá rất phổ biến đối với loại gỗ nhóm VI: khoảng 1.800.000 VNĐ/ m3 với gỗ tròn (đường kính >30cm, dài >1m); tầm 2.700.000 VNĐ/m3 với gỗ xẻ các quy cách dài >3m.
Mọi góp ý, phản hồi của các bạn đọc cho Blog Gỗ Quý vui lòng comment xuống bên dưới bài viết để Blog Gỗ Quý sẽ tiếp nhận và xử lý.
Từ khóa » Gỗ Lông Mang đá
-
Cặp Bình Phú Quý Gỗ Măn đá Cao 26cm & 16cm - Phong Thủy G.O
-
Bảng Phân Loại Nhóm Gỗ Theo Tiêu Chuẩn Việt Nam
-
Các Loại Gỗ Quý Nhóm 1, 2, 3, 4 Và 10 Loại Gỗ đắt Nhất Thế Giới
-
Phân Loại Các Nhóm Gỗ Theo Quy định Mới Nhất ở Việt Nam
-
LÒNG MANG LÁ ĐA DẠNG - Cây Công Trình
-
Gỗ Lòng Mang Lá - Đặc điểm Và ứng Dụng Của Gỗ - Thư Viện Gỗ
-
Gỗ Hương đá Và Những Sự Thật Về Gỗ Hương đá Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tên Và ý Nghĩa Của Các Loại Gỗ Phong Thủy, Gỗ Quý ở Việt Nam
-
Danh Mục Các Loại Gỗ Tại Việt Nam
-
DANH SÁCH Gỗ Quý Hiếm Nhóm 1a Hiện Nay Và đặc điểm Từng Loại
-
Các Loại Gỗ Quý Hiếm Có Mùi Thơm Dùng Trong Phong Thủy
-
Gỗ Chò Chỉ Thuộc Nhóm Mấy Và Có ứng Dụng Gì Trong đời Sống?
-
Đá Gỗ Hóa Thạch Là Gì? đặc Tính, ý Nghĩa Và Công Dụng