Gỗ Lũa Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Cách Chế Tác & Phân Loại 2022

Gỗ lũa được coi là một loại gỗ quý hiếm được các đại gia, người sưu tầm trong giới đồ gỗ săn lùng bởi nó chứa đựng những điểm đặc biệt và nghệ thuật, một nét đẹp hoàn toàn được tạo hóa bởi thiên nhiên. Vậy bạn có thắc mắc tại sao loại gỗ này lại được quý và ưa chuộng đến vậy? Hãy cùng Nội thất My House tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

  1. Một số khái quát chung về gỗ lũa
    1. Gỗ lũa là gì?
    2. Đặc điểm của dòng gỗ lũa 
    3. Phân loại gỗ lũa
      1. Gỗ lũa nằm lâu dưới sông suối
      2. Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất
      3. Gỗ lũa tạo thành bởi mưa, gió
  2. Giá thành gỗ lũa trên thị trường 
  3. Công đoạn tạo nên một sản phẩm gỗ lũa
  4. Ứng dụng của gỗ lũa vào trong cuộc sống
    1. Làm đồ trang trí
    2. Làm tượng phật
    3. Làm nghệ thuật
    4. Trang trí thủy sinh

Một số khái quát chung về gỗ lũa

Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa chính là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết bị bào mòn bào mòn và hóa thạch (có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn năm) nên mỗi gốc đều có một hình thù độc nhất vô nhị không gỗ nào giống gỗ nào.

Điểm đặc biệt hơn nữa, là chỉ có những loại gỗ quý như: Gỗ hương, gỗ mun, gỗ lim, gỗ nghiến, gỗ táu, gỗ muồng đen,..mới có thể tạo thành lũa. Những cây gỗ này thường mọc ở các rừng sâu, vùng đất khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng.

Vì thế nó mới có thể chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà tạo thành chất gỗ bền và cứng cáp.

Hình ảnh gỗ lũa
Hình ảnh gỗ lũa

Đặc điểm của dòng gỗ lũa 

  • Đặc điểm hay chính là ưu điểm gỗ lũa đó là rất cứng, chắc, không mục, không bị mối mọt, gần như cũng không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện tác động của tự nhiên như là nắng, mưa, côn trùng hay dòng chảy của nước,..
  • Gỗ này có những hình thù độc đáo và không bao giờ trùng lặp. Thậm chí không quá khi nói rằng hình dạng của chúng là độc nhất vô nhị, không thể tìm thấy cái thứ hai. Đây cũng chính là điều này làm nên giá trị của gỗ lũa trên thị trường hiện nay.
Gỗ lũa có đặc điểm gì?
Gỗ lũa có đặc điểm gì?

Phân loại gỗ lũa

Hiện nay trên thế giới, dựa vào các điều kiện tự nhiên phổ biến tạo ra gỗ, người ta phân chia gỗ lũa thành 3 loại gỗ này, mỗi loại lại có những đặc điểm riêng biệt cũng như giá trị khác nhau dưới đây:

Gỗ lũa nằm lâu dưới sông suối

Đây là một loại phổ biến của gỗ lũa, trong tự nhiên thông thường sau các đợt lũ lụt khiến những cây gỗ to đã chết không còn bám chắc vào đất và sẽ bị cuốn trôi xuống sông, chôn vùi trong bùn, từ đó hình này loại lũa quý này.

Đặc điểm của loại gỗ nằm lũa dưới sông suối này đó là chúng thường là có màu đen bóng.

Việc khai thác gỗ lũa loại này thường gặp nhiều khó khăn vì đây thường là những cây gỗ rất lớn, nhiều khối gỗ nặng tới hàng tấn. Chính vì vậy việc đưa được gốc cây lên trong điều kiện sông suối sâu trong rừng là một thử thách lớn đối với những người chuyên săn gỗ lũa.

Gỗ lũa có mấy loại?
Gỗ lũa có mấy loại?

Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất

Gọi như vậy là vì những mảnh gỗ lũa này được khai thác từ trong lòng đất.
Khai thác loại gỗ lũa cảnh này thường có hai cách chủ yếu đó là đào cẩn thận xung quanh gốc tránh làm đứt rễ mất giá trị của gỗ và cách thứ hai đó là đợi những ngày sau mưa lớn đất mềm thì mới tiến hành phun nước cho lũa hết đất xung quanh gốc cây.

Đặc điểm của gỗ này đó là giữ được cả bộ rễ tự nhiên thành trùm, màu, vân gỗ,… Dễ dàng để tạo hình, làm kệ trang trí kết hợp với các đồ nghệ thuật khác.

Gỗ lũa tạo thành bởi mưa, gió

Không giống như hai loại gỗ trên thường được hình thành trong rừng sâu, loại gỗ lũa đẹp này được tạo ra chủ yếu từ các vùng rừng ở nơi bán xa mạc trên thế giới.

Với các điều kiện nắng gió tự nhiên, gỗ sẽ bị bào mòn cho đến khi còn trơ lõi, đây là loại gỗ được giới chơi đồ cổ đánh giá cao vì mức độ hiếm, vân đẹp, độ bền của chúng.

Gỗ lũa nghệ thuật
Gỗ lũa nghệ thuật

Giá thành gỗ lũa trên thị trường 

Giá của gỗ lũa cũng luôn là một chủ đề phức tạp, mang nhiều tranh cãi nhất. Người thì sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu, thậm chí là hàng trăm, hàng tỷ , chỉ để sở hữu những tác phẩm gỗ lụa nghệ thuật. Kẻ thì cho rằng đó là điều phí phạm.

Vậy cho nên để trả lời cho câu hỏi: giá của gỗ lũa bao nhiêu? thì còn phụ thuộc nhiều tùy người chơi lũa, hình dáng gỗ,..

NỘI THẤT MY HOUSE KHÔNG CUNG CẤP DÒNG GỖ NÀY – MỌI THÔNG TIN BÀI VIẾT MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO, CÓ THỂ THAY ĐỔI DO GIÁ THỊ TRƯỜNG BIẾN ĐỘNG!

Giá bán gỗ lũa thô là bao nhiêu?
Giá bán gỗ lũa thô là bao nhiêu?

Tuy nhiên, nhìn chung thì để định giá của một cục lũa phải kể qua những điểm sau:

  • Loại gỗ tạo nên lũa: Đây chính là tiêu chí đầu tiên mà dân chơi gỗ này cần phải nắm được. Cây gỗ càng quý hiếm thì cục lũa đó càng giá trị, đặc biệt là các loại gỗ thuộc nhóm 1.
  • Thế lũa: Hay cũng chính là hình dáng mà các chi tiết của cục lũa tạo thành. Đây cũng là nét đặc trưng riêng của từng mẫu gỗ lũa, làm cho chúng là 1 cá thể duy nhất.
  • Kích thước lũa: Tất nhiên là kích thước gỗ càng to thì càng có giá trị, bởi người thợ săn gỗ phải vào rừng sâu và đào nó lên rồi  vận chuyển về không hề dễ dàng.
  • Có điêu khắc: Thông thường thì người chơi lũa thích vẻ đẹp tự nhiên hơn. Tuy nhiên, đôi khi cũng cần tô thêm vẻ đẹp đó bằng những đường nét điêu khắc, từ đó có thể làm tăng giá trị của gỗ.

Công đoạn tạo nên một sản phẩm gỗ lũa

Gỗ lũa có giá trị rất cao về mặt kinh tế cũng như nghệ thuật, tuy nhiên để có được một sản phẩm gỗ giá trị đó, người nghệ nhân phải tốn rất nhiều công sức từ khâu chọn nguyên liệu cho đến khâu gia công, chế tác.

My House sẽ khái quát quá trình gia công gỗ lũa sau đây để khách hàng có thể hiểu và trân trọng công

Công đoạn phức tạp để tạo gỗ lũa
Công đoạn phức tạp để tạo gỗ lũa
  • Trước tiên cần phải đi tìm những gốc cổ thụ tốt, quý hiểm, sau đó đợi trời mưa to làm cho đất mềm hơn rồi tiến hành đào gốc lên.
  • Khi đã có nguyên liệu, với những gốc gỗ còn tươi thì phải phơi khô cho bớt nhựa chừng 1-2 tháng, tiếp đó gọt bỏ phần vỏ ngoài và phần mềm sát vỏ, chỉ lấy phần lõi cây để làm thành gỗ lũa.
Gỗ lũa đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ của người nghệ sĩ
Gỗ lũa đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ của người nghệ sĩ
  • Các nghệ nhân bắt đầu quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình nhưng vẫn đảm bảo giữ được đường nét tự nhiên của cây gỗ. Gỗ lũa rất cứng, từng nhát dao, đường khắc của nghệ nhân chính là một sự kiên nhẫn, tỉ mẩn gọt giũa.
  • Khâu quyết định hình thù cho tác phẩm gỗ lũa cũng vô cùng quan trọng, nó đòi hỏi nghệ nhân phải cân nhắc rất nhiều vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mĩ cũng như giá trị của sản phẩm sau này. Kể cả đối với những nghệ nhân lâu năm thì công đoạn này cũng chưa bao giờ là đơn giản.
  • Làm lũa không giống như sản xuất các đồ gỗ thông thường bởi mỗi sản phẩm là một tác phẩm đơn chiếc, có thời gian và cách thức rất khác nhau. Đặc biệt hầu hết quá trình này đều dùng phương pháp thủ công và sử dụng máy móc. Chính vì thế, người làm gỗ lũa ngoài trí tưởng tượng, khiếu tạo hình còn cần có đôi bàn tay khéo léo để biến ý tưởng thành hiện thực.

Ứng dụng của gỗ lũa vào trong cuộc sống

Hiện nay gỗ lũa được xem là một trong những đồ trang trí nghệ thuật xa xỉ, có giá trị thẩm mỹ rất cao và nó được ứng dụng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.

Làm đồ trang trí

Gỗ lũa chính là một trong những nguyên liệu được giới đại gia ưa chuộng để sử dụng làm đồ trang trí trong nhà.

Một số gốc cây lớn được chế tác làm bàn trà, bàn uống nước,… và rất được yêu thích hiện nay.

Bên cạnh đó các vật dụng trang trí nhỏ như bàn làm việc, vật trang trí xe ô tô,… thường được nhiều người lựa chọn với các mảnh gỗ lũa như là một nhánh gốc hoặc một mảnh gỗ.

Bàn uống nước đẹp từ gỗ lúa
Bàn uống nước đẹp từ gỗ lúa
Gỗ lúa độc đáo để trang trí
Gỗ lúa độc đáo để trang trí

Làm tượng phật

Gỗ lũa quý hiếm và lớn được sử dụng nhiều trong điêu khắc, chế tác tượng phật cho các ngôi chùa lớn và nổi tiếng như: Phật nhi lặc, quan âm bồ tát,… Một số sản phẩm đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay và chứa đựng giá trị cao về mặt nghệ thuật cũng như truyền thống.
Tượng được làm từ gỗ lũa - Mẫu 1
Tượng được làm từ gỗ lũa – Mẫu 1
Tượng được làm từ gỗ lũa - Mẫu 2
Tượng được làm từ gỗ lũa – Mẫu 2
Tượng được làm từ gỗ lũa - Mẫu 3
Tượng được làm từ gỗ lũa – Mẫu 3
Tượng được làm từ gỗ lũa - Mẫu 4
Tượng được làm từ gỗ lũa – Mẫu 4
í

Hiện nay gỗ lũa ít được dùng để chế tác tượng phật hơn, một số chế tác mới hiện nay đa phần làm giả gỗ lũa với các gốc cây lâu năm được chế tác thủ công.

Làm nghệ thuật

Những sản phẩm gỗ lúa cao cấp và độc đáo ngày nay thường được những người có điều kiện kinh tế mua về để thiết kế thành những tác phẩm nghệ thuật đắt giá bậc nhất.

Tác phẩm nghệ thuật từ gỗ lũa đẹp
Tác phẩm nghệ thuật từ gỗ lũa đẹp
Gỗ lũa nghệ thuật độc đáo
Gỗ lũa nghệ thuật độc đáo

Tại đại lễ 1000 năm Thăng Long, có rất nhiều các kiệt tác nghệ thuật gỗ lũa trên cả nước được quy tụ và  trưng bày trong một dịp duy nhất để phục vụ khách tham quan, khách du lịch trong và ngoài nước có cơ hội thưởng thức.

Trang trí thủy sinh

Thực tế, ngày nay các bể cá cảnh, bể thủy sinh cũng sử dụng gỗ lũa để trang trí nhằm tạo nên sự độc đáo và được giới nghệ thuật đánh giá rất cao.

Tuy nhiên, một lưu ý là trước khi cho vào bể thủy sinh, gỗ lũa cần được lựa chọn kỹ lưỡng, xử lý thường với nước oxi già, phơi nắng trong vòng 1 tuần hoặc luộc 2 – 3 lần với nước muối để loại bỏ các độc tố, các chất có thể gây hại cho cá cảnh.

Gỗ lũa được dùng để tràn trí thủy sinh
Gỗ lũa được dùng để tràn trí thủy sinh

Nội thất My House vừa thông tin tới các bạn những kiến thức quan trọng và hữu ích nhất về loại gỗ lũa quý hiếm được giới đại gia sưu tầm gỗ ưa chuộng hàng đầu hiện nay. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Nội thất My House - hotline 0965 04 8286

0965048286

Tham khảo thêm một số loại gỗ khác tại đây:

Gỗ sưa Gỗ sưa đỏ Gỗ gõ đỏ Gỗ ghép Gỗ xá xị
Gỗ sồi Gỗ mun Gỗ cẩm lai Gỗ thông Gỗ thủy tùng
Gỗ trắc Gỗ Pallet Gỗ căm xe Gỗ lim Gỗ đinh hương
Gỗ bách xanh Gỗ óc chó Gỗ mdf Gỗ hương Gỗ lũa
Gỗ trầm hương Gỗ hương đá Gỗ ép Gỗ nhựa Gỗ hoàng đàn
Gỗ hóa thạch Gỗ sồi nga Gỗ dổi Gỗ gụ Gỗ Pơ mu

14/08/2023 – quynhnn

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Từ khóa » Gỗ Lúa