Gỗ Lũa Là Gì? Ứng Dụng & Báo Giá Gỗ Mới Nhất 2021

Một trong những loại gỗ tự nhiên được yêu thích trong ngành thiết kế nội thất đó là gỗ lũa, nhờ những đặc điểm riêng biệt mà không loại gỗ nào có được. Hãy cùng Kiến trúc Nội thất Tứ Gia tìm hiểu thêm về loại gỗ quý này để việc sử dụng thêm hiệu quả nhất.

Mục Lục

Toggle
  • Gỗ lũa là gì?
  • Đặc điểm của gỗ lũa
  • Các loại gỗ lũa hiện nay
    • Gỗ lũa ngâm dưới bùn, sông suối
    • Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất
    • Gỗ lũa tạo thành bởi mưa, gió
  • Vì sao gỗ lũa có giá trị cao?
  • Cách chọn gỗ lũa có giá trị
  • Kinh nghiệm chơi gỗ lũa
    • Gỗ lũa làm bàn ghế
    • Gỗ lũa làm đồ mỹ nghệ
    • Tượng phật được điêu khắc từ gỗ lũa
    • Trang trí bể cá thủy sinh bằng gỗ lũa
    • Trồng lan bằng gỗ lũa
  • Bảng giá gỗ lũa 2024 (tham khảo)
  • Cách bày gỗ lũa trong nhà

Gỗ lũa là gì?

Gỗ lũa không phải từ một giống cây lấy gỗ riêng biệt, mà nó là phần lõi gốc của các cây cổ thụ lâu năm đã chết. Chính vì thế mà phần lõi gỗ này rất cứng, không thể bị mục nát hay mối mọt, cũng khó bị tác động từ môi người bên ngoài như mưa nắng, côn trùng, sự xói mòn bởi dòng chảy của nước.

Gỗ lũa là phần còn sót lại của cây cổ thụ sao nhiều năm bị bào mòn bởi thiên nhiên

Gỗ lũa là phần còn sót lại của cây cổ thụ sao nhiều năm bị bào mòn bởi thiên nhiên

Thông thường, gỗ lũa chỉ xuất hiện ở những loại cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc các cây cổ thụ sống lâu năm ở vùng đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng.  Một số loại cây gỗ quý hiếm như là cây trai, đinh, nghiến, đinh hương,...

Đặc điểm của gỗ lũa

Gỗ lũa có hình dạng vô cùng lạ lùng nhưng không kém phần đặc biệt. Hình thù của gỗ lũa rất đa dạng vì mỗi loại cây sẽ cho ra một hình dáng khác nhau. Thế nên có thể nói, hình dáng của bộ lũa là độc nhất vô nhị.

Để nhận biết gỗ lũa, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây khi quan sát bằng mắt:

  • Hình dáng: Mỗi một khối gỗ lũa sẽ có hình dáng độc lạ khác nhau, không theo quy chuẩn hay quy luật nào cả.
  • Độ cứng: Là kết quả của một quá trình tác động, mài mòn khắc nghiệt bởi tự nhiên nên gỗ lũa vô cùng cứng, chắc, không mục rỗng, không mối mọt, hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tự nhiên.
  • Màu sắc: Khi gỗ lũa còn ở trong lòng đất thì sẽ có màu tự nhiên như nâu, xám, vàng,... tùy vào loại gỗ. Gỗ lũa ngâm dưới bùn sẽ có màu thẫm hơn, pha với màu xám đen của bùn. Còn gỗ lũa hình thành do mưa gió tự nhiên sẽ có màu tươi sáng.
Gỗ lũa có nhiều đặc điểm riêng biệt không thể nhầm lẫn

Gỗ lũa có nhiều đặc điểm riêng biệt không thể nhầm lẫn

Xem thêm:

  • Gỗ me tây là gì? Có tốt không & Giá bao nhiêu 2024

Các loại gỗ lũa hiện nay

Dựa trên điều kiện hình thành và đặc tính, màu sắc nên người ta chia gỗ lũa thành 3 loại dưới đây.

Gỗ lũa ngâm dưới bùn, sông suối

Loại gỗ lũa ngâm dưới bùn, sông suối là loại phổ biến nhất trong 3 loại, được hình thành do các đợt lũ cuốn theo cây gỗ lớn rồi bị vùi vào trong bùn.

Bộ lũa dưới bùn thường sẽ bị ám màu nâu đen đặc trưng của bùn. Chính vì màu sắc tự nhiên đặc trưng này cũng đã tôn thêm vẻ đẹp độc đáo và tính thẩm mỹ riêng cho loại gỗ lũa này.

Gỗ lũa dưới bùn có giá thành rẻ và thấp nhất, được dùng nhiều để làm các đồ thủ công mỹ nghệ và cũng được chơi phổ biến hiện nay.

Loại gỗ lũa ngâm dưới bùn có màu sẫm

Loại gỗ lũa ngâm dưới bùn có màu sẫm

Gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất

Vì nằm sâu dưới lòng đất nên loại gỗ lũa này giữ được màu sắc gỗ tự nhiên, tuy nhiên lại gây khó khăn trong quá trình tìm kiếm và khai thác. Nếu không biết cách khai thác sẽ chặt mất phần rễ chính, làm giảm giá trị của gỗ.

Quá trình khai thác gỗ lũa dưới lòng đất cần có độ chuyên nghiệp, am hiểu và kinh nghiệm sâu để tránh là hư gãy rễ gỗ. Thông thường, khi đào gỗ lũa dưới lòng đất thì sẽ đào xung quanh gốc trước, hoặc đợi cho đất mềm khi có mưa, dùng nước phun sạch đất xung quanh để đào gỗ lên giúp hạn chế được tính trạng đứt gãy rễ.

Chính vì độ khai thác khó và quý hiếm nên giá thành của gỗ lũa dưới lòng đất rất cao, đặc biệt là những loại lũa lớn, kích thước cồng kềnh, từ cây gỗ hiếm và lâu năm.

Gỗ lũa nằm trong lòng đất có màu gỗ tự nhiên

Gỗ lũa nằm trong lòng đất có màu gỗ tự nhiên

Gỗ lũa tạo thành bởi mưa, gió

Loại gỗ lũa này cũng vô cùng quý hiếm và chắc chắn không kém gì gỗ lũa dưới lòng đất, được tạo ra từ những trận mưa gió bào mòn cho đến khi chỉ còn trơ lại phần lõi.

Gỗ lũa hình thành bởi mưa gió có màu gỗ tươi sáng, vân gỗ đẹp mắt và hình dáng độc đáo. Gỗ lũa được tạo bởi mưa gió được tìm thấy chủ yếu ở vùng bán sa mạc trên thế giới.

Xem thêm:

  • Gỗ Cẩm Lai có giá bao nhiêu? Đặc điểm và cách nhận biết?

Vì sao gỗ lũa có giá trị cao?

Như đã nói ở trên, các loại gỗ lũa nói chung đều có một đặc điểm là hình thù độc đáo. Bên cạnh đó, gỗ lũa có nguồn gốc từ các cây cổ thụ lâu năm, các loại cây lấy gỗ quý hiếm nên việc gỗ lũa có giá trị cao ở cả mặt thẩm mỹ lẫn giá cả là chuyện dễ hiểu.

Bên cạnh việc hình dáng gỗ được “điêu khắc” bởi tự nhiên thì độ bền, sức chịu lực của gỗ lũa cũng rất tốt. Cùng với đó là màu sắc tự nhiên, vân gỗ đẹp và nghệ thuật đã tạo nên những khối lũa có 1-0-2 khiến giới chơi gỗ vô cùng ưa chuộng.

Gỗ lũa đem lại giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao

Gỗ lũa đem lại giá trị kinh tế và thẩm mỹ cao

Xem thêm:

  • Gỗ xá xị là gì? Có tốt không – Đặc điểm & Ứng dụng trong nội thất

Cách chọn gỗ lũa có giá trị

Việc lựa chọn gỗ lũa có giá trị yêu cầu sự am hiểu sâu rộng về loại gỗ đó, kết hợp cùng một số kỹ năng nhận biết khác. Bạn có thể tham khảo một số cách chọn gỗ lũa theo như dưới đây.

  • Xác định loại gỗ

Mỗi một loại gỗ sẽ có những đặc điểm riêng biệt và giá trị khác nhau. Hãy tìm hiểu kỹ về các loại gỗ quý hiếm để xác định rằng bộ lũa có đúng được “sinh ra” từ cây gỗ quý đó hay không.

  • Kiểm tra độ bền và màu sắc

Gỗ lũa chất lượng sẽ có độ bền cao và đều màu. Trước khi mua hãy kiểm tra xem bộ lũa có bị nứt vẻ hoặc sâu mọt ở đâu không. Những vết nứt nhỏ có thể là dấu hiệu của việc sấy gỗ không đúng cách hoặc quá trình gia công kém chất lượng.

  • Kiểm tra vân gỗ và độ sáng bóng

Bất kì loại gỗ lũa nào đều có đường vân đẹp và đặc trưng. Bạn hãy yêu cầu đánh bóng một phần nhỏ của bộ lũa để kiểm tra vân gỗ cùng màu sắc có được tôn lên không. Sự đồng nhất của vân gỗ và màu gỗ chính là dấu hiệu cho thấy một bộ lũa chất lượng.

  • Kiểm tra trọng lượng

Gỗ lũa thường nặng hơn các loại gỗ thông thường. Tuy nhiên, yếu tố trọng lượng chỉ chiếm phần đảm bảo nhỏ trong việc kiểm tra bộ lũa chất lượng, nhưng bạn có thể tham khảo thêm về cách này để có thể cân nhắc chắc chắn hơn.

  • Hỏi thông tin về nguồn gốc và quá trình khai thác

Hãy yêu cầu đơn vị bán cung cấp thông tin về quá trình tìm kiếm và khai thác bộ gỗ lũa mà bạn đang quan tâm. Nắm bắt được nguồn gốc cùng quá trình gia công sẽ giúp bạn đánh giá được giá trị của bộ lũa đó.

Xem thêm:

  • Gỗ sao là gì? Giá gỗ sao bao nhiêu tiền 1 khối?

Kinh nghiệm chơi gỗ lũa

Chơi gỗ lũa là một trải nghiệm đầy thú vị và thách thức. Và vì gỗ lũa có giá trị kinh tế cũng như thẩm mỹ cao nên những người chơi gỗ cũng rất ưu tiên cho dòng gỗ này.

Gỗ lũa làm bàn ghế

Bàn ghế làm từ gỗ lũa có vẻ là “môn chơi” phổ biến nhất của dân chơi gỗ. Bàn ghế lũa là một ý tưởng tuyệt vời để tăng thêm vẻ ấm áp và sang trọng cho không gian sống. Bàn ghế gỗ lũa không chỉ là món đồ nội thất đẹp mắt mà còn có thể là niềm tự hào của bạn và gia đình trong nhiều năm sử dụng.

Bàn ghế được thi công từ gỗ lũa

Bàn ghế được thi công từ gỗ lũa

Xem thêm:

  • Gỗ nu - Những thông tin có thể bạn chưa biết

Gỗ lũa làm đồ mỹ nghệ

Một số đồ mỹ nghệ có giá trị được làm từ gỗ lụa như tượng gỗ, đồ trang trí nội thất, đồ trang sức, đồ điêu khắc,... Đồ mỹ nghệ từ gỗ lụa là những tác phẩm nghệ thuật được tạo ra với mục đích trang trí hoặc thể hiện tài năng sáng tạo của nghệ nhân cũng như giá trị tự nhiên và độ bền của gỗ.

Tượng phật được điêu khắc từ gỗ lũa

Trong các loại sản phẩm nghệ thuật từ gỗ lụa thì tượng phật đem lại giá trị cao hơn cả, về cả mặt kinh tế lẫn văn hóa, phong thủy. Các tượng phật từ gỗ lũa có thể được chế tác theo nhiều phong cách khác nhau tùy thuộc vào văn hóa và truyền thống của địa phương.

Tượng phật từ gỗ lũa thường mang vẻ đẹp tự nhiên và tinh tế trong từng chi tiết. Chúng được coi là các tác phẩm tâm linh và trang trí quý giá.

Tượng phật gỗ lũa có giá trị cao

Tượng phật gỗ lũa có giá trị cao

Xem thêm:

  • Gỗ phay là gì? Đặc điểm gỗ phay trong thiên nhiên

Trang trí bể cá thủy sinh bằng gỗ lũa

Sử dụng gỗ lũa làm các khối trang trí cho bể cá thủy sinh cũng là một hình thức “chơi’ gỗ lũa hấp dẫn. Cách chơi này sẽ giúp cho bể cá thủy sinh có một không gian sống tự nhiên và hấp dẫn cho cá cũng như các loại thực vật trong bể.

Một số ý tưởng cho việc dùng gỗ lũa trang trí bể cá thủy sinh như: Các cấu trúc chìm làm nơi ở và ẩn náu cho cá, gốc và cành cây để tạo không gian sống tự nhiên trong bể, dùng gỗ lũa làm nơi trang trí cây thủy sinh trong bể thành hình các ngọn đồi hay hang động,...

Trang trí bể thủy sinh bằng gỗ lũa

Trang trí bể thủy sinh bằng gỗ lũa

Trồng lan bằng gỗ lũa

Gỗ lũa trồng lan là một cách sáng tạo và độc đáo để tạo ra một khối chơi hoa và chơi gỗ kết hợp đầy tính thẩm mỹ. Gỗ lũa có hình dáng độc đáo và bắt mắt khi được ghép cành lan lên sẽ tạo nên điểm cuốn hút khác lạ giữa hình dáng “kì dị” của gỗ với vẻ mềm mại, tươi mới của hoa lan.

Xem thêm:

  • Gỗ Hương Xám là gì? Gỗ Hương xám Nam Phi có tốt không? Báo giá gỗ?

Bảng giá gỗ lũa 2024 (tham khảo)

Vì có hẳn 3 loại gỗ lũa với nhiều đặc điểm và tính ứng dụng khác nhau nên giá thành cũng có sự chênh lệch. Hiện nay, giá gỗ lũa sẽ giao động từ 5 - 20 triệu đồng / m3.

Giá gỗ lũa sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Loại gỗ lũa

3 loại gỗ lũa đều tốt, nhưng sẽ có loại có giá trị hơn do khác nhau ở quá trình khai thác. Bên cạnh đó là nguồn gốc của cây gỗ của lũa. Mỗi loại cây gỗ quý trong tự nhiên cũng được định giá khác nhau. Vì vậy loại gỗ tạo nên lũa càng quý hiếm thì giá trị của gỗ lũa càng đắt, nhất là các loại cây gỗ ở nhóm I.

  • Kích thước

Thông thường, kích thước gỗ lũa càng to thì sẽ càng có giá trị vì việc khai thác các khối lũa to rất khó khăn, mất nhiều thời gian và công sức, kể cả việc vận chuyển nó về kho.

  • Hình thù

Tùy vào điều kiện tự nhiên mài mòn mà mỗi loại gỗ lũa đều có hình thù khác nhau, không loại nào giống loại nào. Vậy nên, các bộ lũa có thế đẹp, hình dáng độc đáo, ấn tượng sẽ có giá trị cao hơn.

Giá thành gỗ lũa khá cao vì gỗ có nhiều giá trị

Giá thành gỗ lũa khá cao vì gỗ có nhiều giá trị

Xem thêm:

  • Gỗ huyết rồng là gì? Cách phân biệt gỗ thật giả chuẩn nhất

Cách bày gỗ lũa trong nhà

Biết cách bày trí bộ lũa trong nhà sẽ giúp nâng tầm giá trị thẩm mỹ chung cho căn nhà của bạn. Khi bày trí gỗ lũa trong nhà, hãy nhớ cân nhắc về phong cách trang trí cũng như không gian sống để tạo được sự đồng nhất.

Dưới đây là một số kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo:

  • Nội thất gỗ lũa: Sử dụng nội thất từ gỗ lũa như bàn, ghế, tủ, kệ sách, giường, sàn nhà để tạo nên một không gian ấm cúng không kém phần đẳng cấp.
  • Tường gỗ lũa: Ốp tường bằng gỗ lũa ở những không gian chính như phòng khách sẽ giúp ngôi nhà thêm độc đáo và bạn cũng có thể “khoe” được với nhiều người.
  • Trang trí bằng gỗ lũa: Sử dụng các vật dụng trang trí nhỏ từ gỗ lũa như đồng hồ treo tường, khung ảnh,... để tạo điểm nhấn và tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho không gian sống.
Hướng dẫn bày gỗ lũa trong nhà để tăng thêm thẩm mỹ

Hướng dẫn bày gỗ lũa trong nhà để tăng thêm thẩm mỹ

Tuy là một vật liệu nội thất có giá thành khá đắt đỏ nhưng nhiều gia đình vẫn sẵn sàng chi ra một số tiền lớn cho các sản phẩm từ gỗ lũa như bàn ghế, giường tủ bởi tính thẩm mỹ và “tuổi thọ” cao của loại gỗ này. Thường xuyên ghé thăm Kiến trúc Nội thất Tứ Gia để tìm hiểu thêm nhiều loại gỗ quý hiếm và hữu dụng khác.

Từ khóa » Gỗ Lũa Quý