Gỗ Lũa Là Gỗ Gì? Có Mấy Loại? Gỗ Lũa Dùng để Làm Gì, Có Tốt Không ?
Có thể bạn quan tâm
Gỗ tự nhiên rất tốt cho sức khỏe người dùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sản phẩm gỗ tự nhiên được ưa dùng. Tuy nhiên, mỗi loại gỗ tự nhiên lại có một ưu điểm, đặc tính riêng, không loại gỗ nào giống loại gỗ nào. Hôm nay, An Hưng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về “gỗ lũa” cũng như cách để phân biệt loại gỗ này.
1. Gỗ lũa là gỗ gì?
Gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết. Là phần gốc lại là lõi nên gỗ lũa rất cứng và không bao giờ bị mối mọt, mục nát và các tác động của nắng, mưa, côn trùng hay dòng chảy của nước,...
Gỗ lũa thường chỉ có ở những loại cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng như đinh, trai, nghiến,đinh hương,... Vì vậy, lũa tìm ở đâu không quan trọng, vấn đề chính là ở chỗ chất lượng của chính cục lũ đó.
Vẻ đẹp của gỗ lũa không bao giờ lặp lại. Hình thù của nó là độc nhất vô nhị, không thể tìm thấy cái thứ hai. Điều này làm nên giá trị của gỗ lũa trên thị trường. Thiên nhiên tạo ra gỗ lũa là thổi vào nó một cuộc sống lâu dài, bất tận. Nét độc đáo không có phiên bản ấy làm cho nó thấm đẫm chất nghệ thuật.
Từ lâu gỗ lũa đã được các nghệ nhân khéo léo tạo nên những món đồ cao cấp có giá trị cao dùng để trang trí. Không chỉ ở Việt Nam, gỗ lũa còn được ưa chuộng ở nước ngoài. Với độ bền của gỗ, độ tinh xảo của bàn tay những người nghệ nhân, gỗ lũa có giá trị rất cao, được nhiều đại gia trong giới sưu tầm gỗ săn lùng.
2. Các loại gỗ lũa
Gỗ lũa là loại gỗ có sự đa dạng và phong phú cao. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã dưa trên nhiều yếu tố để phân chia thành 3 loại gỗ lũa, giúp bạn dễ hình dung hơn về chúng. Gỗ lũa có 3 loại : gỗ lũa nằm sâu trong lòng đất, gỗ lũa chìm trong bùn nước và gỗ lũa được tạo thành từ mưa, gió.
- Lũa nằm sâu trong lòng đất : Loại lũa này giữ được màu gỗ tự nhiên. Tuy nhiên để khai thác rất khó tại chúng nằm sâu trong lòng đất, nếu không cẩn thận sẽ chặt hết phần rễ chính là cái hồn của gỗ sẽ làm mất hết giá trị. Nhưng càng khó khăn trong việc khai thác thì giá trị sử dụng của loại lũa này lại càng cao.
- Lũa ngâm dưới bùn : Loại lũa này có màu nâu đen do ảnh hưởng của nước bùn. Màu sắc tự nhiên này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo nên tính thẩm mĩ cho các sản phẩm được tạo ra.
- Lũa tạo thành dưới trời mưa, gió : Đây là loại gỗ quý hiếm có độ chắc chắn nhất, chúng còn được yêu thích nhất bởi vẻ đẹp tự nhiên với những đường vân đẹp mắt.
Mỗi loại gỗ lũa lại có những đặc điểm cũng như ưu, nhược điểm riêng khác nhau. Tuy nhiên, dù là loại gỗ nào thì dưới bàn tay của những nghệ nhân, chúng đều là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.
Trong thực tế hiện nay, loại thứ 3 thường được khách yêu thích nhất vì trải qua thời gian, hình dạng lũa trở nên bền chắc và có nhiều hình dáng độc đáo hơn. Tuy nhiên dù là loại nào giá của gốc gỗ lũa thì cũng vô giá. Có gốc vài trăm ngàn, nhưng cũng có loại lên tới hàng triệu đồng.
3. Gỗ lũa dùng để làm gì?
Gỗ lũa là loại gỗ quý hiếm nhưng nó không quá phổ biến trong cuộc sống, chỉ những người nghiên cứu về các loại gỗ mới nắm rõ. Chính vì vậy mà rất nhiều người thắc mắc gỗ lũa dùng để làm gì. Với giá trị cao, tính độc nhất vô nhị, sản phẩm được làm từ gỗ lũa chắc chắn không hề tầm thường.
- Gỗ lụa dùng để điêu khắc: Vài năm trở lại đây, nhu cầu chơi gỗ mỹ nghệ của người dân trên địa bàn ngày càng đông. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua những bức tượng gỗ về để trong nhà.
- Các tượng gỗ được nhiều người chọn mua như: tượng Phật Di lặc, Phúc – Lộc - Thọ, Thần tài, cùng các linh vật như: con cóc ngậm tiền, ngựa…Tùy theo cách cảm nhận, sự đam mê cũng như tuổi tác của mỗi người để chọn những bức tượng phù hợp, với mong muốn sự may mắn đến với gia đình.
- Thế nhưng, đối với những con mắt nghệ thuật, thì sản phẩm lũa là kết tinh hàng trăm năm đời thảo mộc, bị tự nhiên sương nắng, bị nước bào mòn trở thành hóa thạch… Đó là những siêu tác phẩm không phải ai cũng có thể kiến tạo và dám trưng bày.
Những năm trở lại đây, nhu cầu chơi đồ mĩ nghệ của người dân trên cả nước ngày càng tăng cao. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua những bức tượng gỗ về để trong nhà. Rất nhiều tác phẩm gỗ như: tượng Bồ tát, Phật Di lặc, có giá từ 13-15 triệu đồng; các bức chạm khắc các linh vật như: dê, ngựa, cóc có giá trị từ 8-13 triệu đồng; cùng các khối gỗ lũa độc đáo thu hút người đến xem. Tùy theo cách cảm nhận, sự đam mê cũng như tuổi tác của mỗi người để chọn những bức tượng phù hợp, với mong muốn sự may mắn đến với gia đình.
4. Công đoạn tạo nên một sản phẩm gỗ lũa
Gỗ lũa có giá trị cao về mặt kinh tế cũng như nghệ thuật. Tuy nhiên, để có được một sản phẩm giá trị đó, người nghệ nhân phải tốn rất nhiều công sức từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu gia công, chế tác. Chúng tôi sẽ khái quát quá trình gia công gỗ lũa để khách hàng hiểu và trân trọng công sức của các nghệ nhân hơn :
Trước tiên là phải đi tìm những gốc cổ thụ tốt, quý hiểm sau đó đợi trời mưa to cho đất mềm rồi đào lên.
Khi có nguyên liệu, với những gốc gỗ còn tươi thì phải phơi khô, bớt nhựa chừng 1-2 tháng rồi gọt bỏ phần vỏ ngoài và phần mềm sát vỏ, chỉ lấy phần lõi cây để làm lũa.
Từ đây nghệ nhân bắt đầu quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình nhưng vẫn phải giữ được đường nét tự nhiên của cây gỗ. Gỗ lũa rất cứng, từng nhát dao, đường khắc của nghệ nhân là một sự kiên nhẫn, tỉ mẩn gọt giũa,có khi phải mất mấy ngày trời để chuốt một cái đuôi rắn đang cuốn vào thân cây hay hình một đám mây trôi. Khâu quyết định hình thù cho tác phẩm gỗ lũa cũng rất quan trọng đòi hỏi nghệ nhân phải cân nhắc rất nhiều vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mĩ cũng như giá trị của sản phẩm sau này. Kể cả với những nghệ nhân lâu năm, công đoạn này cũng chưa bao giờ là đơn giản.
Làm lũa không giống như sản xuất đồ gỗ thông thường. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm đơn chiếc, có thời gian và cách thức khác nhau, hầu hết đều dùng phương pháp thủ công, không dùng máy móc. Người làm gỗ lũa ngoài trí tưởng tượng, khiếu tạo hình còn cần đôi bàn tay khéo léo để biến ý tưởng thành hiện thực. Vì vậy, giá thành sản phẩm không phụ thuộc vào kích cỡ mà ở giá trị nghệ thuật, sự kết tinh từ bàn tay, khôi óc con người.
Gỗ lũa là một loại gỗ tự nhiên không chỉ đẹp mà còn tốt nên giá thành cao là điều dễ hiểu. Hiện nay, để có thể sở hữu một sản phẩm gỗ lũa tốt không phải là chuyện dễ dàng. Bạn nên tìm đến các cơ sở đáng tin cậy để tránh bị lừa đảo đồng thời cần phải tìm hiểu rõ nguồn gốc trước khi chọn mua. Đây là lời khuyên của An Hưng dành cho khách hàng.
CÁC LOẠI GỖ KHÁC Gỗ óc chó | Gỗ sồi | Gỗ hương | Gỗ căm xe | Gỗ lim |
Gỗ sao | Gỗ cẩm | Gỗ trắc | Gỗ cao su | Gỗ tràm |
Hồng đào | Gỗ thủy tùng | Gỗ ca te | Gỗ ngọc am | Gỗ trai đỏ |
Gỗ kim giao | Gỗ samu | Gỗ muống đen | Gỗ trầm hương | Gỗ xoan đào |
Gỗ thông | Gỗ gụ | Gỗ sưa | Cây keo | Gỗ xà cừ |
Gỗ ngọc am | Gỗ thủy tùng | Gỗ hồng đào | Gỗ giáng hương | Gỗ bằng lăng |
Gỗ sơn huyết | Gỗ xá xị | Gỗ kiền kiền | Gỗ anh đào | Gỗ bách xanh |
Gỗ mun | Gỗ Pơ Mu | Gỗ keo | Gỗ dổi | Gỗ cà te |
Gỗ gõ đỏ | Gỗ sến | Gỗ xà cừ | Gỗ xoan ta | Gỗ trai đỏ |
Gỗ mít | Gỗ huỳnh đàn | Gỗ chiu liu | Gỗ nghiến | Gỗ Lũa |
Gỗ melamine | Gỗ MDF | Gỗ Laminate | Gỗ Acrylic | Gỗ veneer |
Từ khóa » Gỗ Lũa Là Cây Gì
-
Gỗ Lũa Là Gì? Gỗ Lũa Dùng để Làm Gì? Có Tốt Không?
-
Gỗ Lũa Là Gì? Ứng Dụng Trong Thiết Kế Nội Thất - CafeLand
-
Lũa Thủy Sinh Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại? Cách Xử Lý Lũa Thủy Sinh
-
Gỗ Lũa Là Gì ? Tại Sao Gỗ Lũa Được Nhiều Đại Gia Săn Lùng
-
Gỗ Lũa Là Gì? 5 ứng Dụng Của Gỗ Lũa Bạn Nhất định Phải Biết!!
-
Gỗ Lũa Là Gỗ Gì Và Trị Trong Cuộc Sống
-
Gỗ Lũa Là Gì? Cách Chơi Gỗ Lũa Phong Thủy - DecoFuni
-
Gỗ Lũa Là Gì? Các Loại Gỗ Lụa Và Tại Sao Gỗ Lũa Lại Có Giá đến Như Vậy?
-
Gỗ Lũa Là Gì? Làm Sao để Phân Loại Cây Gỗ Lũa
-
Gỗ Lũa Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Cách Chế Tác & Phân Loại 2022
-
Gỗ Lũa Là Gì? Phân Loại Gỗ Lũa [Hỏi - Đáp Chi Tiết] | DanaSun
-
Gỗ Lũa Là Gỗ Gì Bạn Nên Biết?