Gỗ Lũa - Tìm Hiểu Về đặc điểm Và ứng Dụng Loại Gỗ Này

Gỗ lũa là một loại gỗ quý hiếm và được săn đón rất nhiều. Vậy loại gỗ này có đặc điểm và ứng dụng của như thế nào mà lại được nhiều người tìm kiếm như vậy. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gỗ lũa
Gỗ lũa

Nội dung chính

  • 1 Gỗ lũa
  • 2 Nguồn gốc của gỗ lũa
  • 3 Đặc điểm của gỗ lũa
    • 3.1 Cách nhận biết
    • 3.2 Ưu điểm
  • 4 Phân loại gỗ lũa
    • 4.1 Loại gỗ được hình thành từ mưa và gió
    • 4.2 Loại gỗ ở sâu dưới lòng đất
    • 4.3 Loại gỗ ở dưới bùn, sình lầy
  • 5 Ứng dụng của gỗ lũa trong đời sống
    • 5.1 Làm ra các sản phẩm nghệ thuật
    • 5.2 Dùng để ghép lan

Gỗ lũa

Có thể coi đây là loại gỗ có hình dáng đặc biệt nhất trông tất cả các loại gỗ. Mỗi cây gỗ lũa sẽ cho một hình thfu khác nhau. Tạo nên rất nhiều sản phẩm nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt, khi vào tay các nghệ nhân loại gỗ này sẽ càng làm nổi bật lên nét đặc trưng riêng của mình.

Chính vì nét đẹp riêng lạ của nó mà loại gỗ này đem lại giá trị rất cao. Nhưng cây gỗ lũa càng có kích thước lớn các có giá trị bởi để hình thành nên nó là cả quá trình và việc khai thác gỗ cũng không dễ dàng gì.

Loại gỗ này có độ bền cực cao và có tính nghệ thuật rất cao. Gỗ lũa không chỉ được giới đại gia săn lùng nhiều ở Việt Nam mà trên thị trường gỗ quốc tế loại gỗ này cũng rất được ưa chuộng.

Nguồn gốc của gỗ lũa

Gỗ lũa có nguồn gốc hình thành cũng đặc biệt như hình dạng của nó. Chúng được tạo nên từ những phần gỗ còn sót lại của những cây gỗ bị đốn hạ hoặc cây cổ thụ bị chết do có tuổi thọ cao. Những gốc cây lớn tuổi sau khi mất hết sự sống thì phần lõi của gốc sẽ thành gỗ lũa.

Có thể tìm thấy loại gỗ này dưới những dòng sông, suối. Bởi khi bị dòng chảy của nước bào món gỗ dần chuyển thành hóa thạch và có tạo nên những thân gỗ có hình thù khác nhau. Hay gỗ được tạo nên sau khi bị vùi sâu dưới đất hay để ngoài trời và chịu ảnh hưởng từ những yếu tố thời tiết.

Hầu hết, gỗ lũa đều được tạo nên bởi tự nhiên từ những cây gỗ quý hiếm và có tuổi đời lâu năm như: đinh, hến, đinh hương, mún, nghiến, táu,… Do những cây gỗ thường sẽ bị mục nát theo thời gian. Đó cũng là lý do vì sao loại gỗ này có giá thành cao như vậy.

Đặc điểm của gỗ lũa

Gỗ lũa
Gỗ lũa

Cách nhận biết

Để nhận biết loại gỗ này rất dễ dàng. Tuy mỗi loại gỗ sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác nhau. Nhưng chúng đề có chung một đặc điểm riêng biệt so với loại gỗ khác.

Gỗ lũa gần tương tự như một gốc cây cổ thụ lâu năm, phát triển bạnh ra. Và có những cạnh sắc nhọn, nhưng cũng chính những phần “nhô ra – lùi vào” này của gỗ lũa khiến gỗ có những hình thù rất riêng biệt.

Vân gỗ thường không giống nhau, những đường vân gỗ sắc nét nổi bật trên bề mặt gỗ. Kết hợp với màu sắc của gỗ tạo nên những phong cách thiết kế độc đáo và bắt mắt mà không phải loại gỗ nào cũng có được.

Chất gỗ thường đanh, cứng. Tùy vào loại gỗ và nhiều yếu tố khác nên mỗi thân gỗ lũa sẽ có kích thước và trọng lượng riêng.

Ưu điểm

Ưu điểm của loại gỗ này là gỗ rất cứng, chắc. Do được tạo nên bởi tự nhiên trong thời gian khá lâu nên khả năng chống mối mọt của gỗ rất tốt. Và dù có sử dụng lâu năm thì gỗ cũng sẽ không bị mục nát.

Phân loại gỗ lũa

Loại gỗ được hình thành từ mưa và gió

Loại gỗ này được đánh giá có chất lượng gỗ tốt nhất, cứng cáp nhất. Để khai thác loại gỗ này cũng cực kỳ dễ dàng. Điều khiến loại gỗ này có giá trị nhất do chúng không phải chịu ảnh hưởng từ những thành phần có trong bùn đất.

Chính thời tiết thay đổi thất thường như nắng, mưa và sương gió cũng là yếu tố tác động và tạo nên nét riêng biệt của hình dạng và đường vân của gỗ. Gỗ sẽ bị nước mưa ăn mòn, những phần còn sót lại chính là phần gỗ đanh nhất và có hình thù lạ mắt. Những cây gỗ lũa thuộc loại này thường có ở những khu vực bán sa mạc

Loại gỗ ở sâu dưới lòng đất

Đây có thể coi là loại gỗ khó tìm kiếm và khai thác nhất do hầu hết chúng ở sâu dưới lòng đất. Chính vì lý do này, mà loại gỗ này cũng có giá thành cao nhất trong 3 loại. Bởi chỉ cần khi đào gỗ lên người thợ không tỉ mỉ sẽ làm gãy rễ. Khiến cho gỗ bị mất đi nét đẹp của nó và làm giảm giá trị.

Loại gỗ này vẫn có thể giữ nguyên những đặc tính riêng của gỗ do được vùi sâu dưới lòng đất. Nên sẽ không ảnh hưởng hưởng bởi những yếu tố về thời tiết.

Thông thường, để khai thác trọn vẹn được thân gỗ thuộc loại này. Người ta sẽ phải chọn những người thợ có tay nghề và tuổi đời lâu năm. Bắt đầu đào những phần dìa ngoài của gốc, sau đó mới tiến dần lại vào phần gỗ chính.

Ngoài ra, có nhiều người cũng sẽ chọn thời điểm sau những ngày mưa. Vì đất sẽ mềm, ẩm chỉ cần phun nước xung quanh để trôi để hết đất và lộ ra phần gỗ lũa. Đây cũng là các được lựa chọn nhiều nhất do chúng sẽ giữ nguyên được hình dạng của gỗ lũa.

Loại gỗ ở dưới bùn, sình lầy

Do nằm dưới bùn đất trong một thời gian dài nên gỗ thường có màu nâu đen. Tuy nhiên, đây là loại gỗ lũa phổ biến nhất do có giá thành hợp lý nhất. Nhưng vẫn tạo nên những sản phẩm gỗ có phong cách độc lạ.

Loại gỗ này được hình thành nên do những trận mưa lũ cuốn những thân gỗ lâu năm còn sót lại ra sông, suối.

Những cây gỗ này thường có trọng lượng lớn. Do vậy, để khai thác được chúng không hề dễ dàng. Và hơn nữa, loại gỗ này được tìm thấy ở dưới lòng nước nên để đưa được chúng lên bờ cũng là cả một quá trình vất vả.

Ứng dụng của gỗ lũa trong đời sống

Làm ra các sản phẩm nghệ thuật

Bởi hình thù lạ mắt nên loại gỗ này rất được ưa chuộng khi đưa vào tạo nên các sản phẩm nghệ thuật dùng để trang trí. Cùng với tay nghề của những nghệ nhân lâu năm thổi hồn vào. Khiến cho chúng mang những nét rất riêng biệt.

Một số hình ảnh về sản phẩm được tạo nên từ gỗ lũa:

Gỗ lũa có hình dáng tự nhiên
Bí mật về loại gỗ lũa có thể thay đổi phong thủy gia chủ
Gỗ lũa có hình dáng tự nhiên
Tượng gỗ
Tượng gỗ lũa
Bộ tượng 18 vị La Hán
Bộ tượng 18 vị La Hán

Dùng để ghép lan

Loại gỗ này được nhiều người phát hiện ra nó rất thích hợp để ghép lan đơn thân. Vì lan khi được trồng trên loại gỗ này thường không bị sâu bệnh. Và đặc biệt là khi sau khi bón các loại phân sẽ không làm đọng muối. Lan khi được trồng trên gỗ lũa cũng sẽ mang lại nhiều nét đẹp.

Gỗ lũa ghép lan và cách để có giò lan thuần đẹp | Lan Đột Biến - Kết Nối  Đam Mê

Trên đây là những thông tin chi tiết về gỗ lũa. Hy vọng rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về loại gỗ này sau khi tham khảo bài viết. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Từ khóa » Gỗ Lũa Là