Gỗ Mdf Chống ẩm Là Gì? Ưu Nhược điểm Của Loại Gỗ Mdf
Có thể bạn quan tâm
Gỗ MDF chống ẩm là gì? Ưu điểm và nhược điểm của dòng gỗ ép MDF lõi xanh chống ẩm trong thi công nội thất. Cũng như tham khảo Bảng giá gỗ MDF chống ẩm tại TPHCM mới nhất trong bài viết này của Gỗ Thông Phú Trang.
Nội dung chính
Gỗ MDF chống ẩm là gì?
Gỗ MDF (Medium Destiny Fiberboard) có 2 loại chính đó là loại lõi thường và loại lõi xanh chống ẩm. Đúng như tên gọi của gỗ MDF lõi xanh chống ẩm gỗ có khả năng chống ẩm và chống thẩm nước là ưu điểm đầu tiên phải kể đến của loại gỗ này. Gỗ thích hợp để thi công nội thất gia đình như tủ kệ giày dép, tủ bếp, vách nhà tắm…và cũng được sử dụng khá nhiều trong thi công nội thất cửa hàng nơi mà dễ bị ẩm mốc.
Bề mặt gỗ khá là nhẵn vì vậy dễ dàng sơn phủ các lớp sơn đẹp mắt và nhẵn bóng đem đến tính thẩm mỹ cho không gian nội thất nhà, cửa hàng…
Ván MDF chống ẩm còn được gọi với tên gọi là HMR (High Moisture Resistance) là sản phẩm gỗ được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng taị các nước Thái Lan, Malaysia đây là những quốc gia hàng đầu về sản phẩm ván gỗ nhân tạo. Với đặc tính không bị mốc trong điều kiện không khí ẩm ướt nên sản phẩm ván chống ẩm HMR, MDF chống ẩm đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất của những sản phẩm và những hạng mục cao cấp yêu cầu kĩ thuật cùng với tính thẩm mỹ cao trong ngành trang trí nội, ngoại thất và xây dựng.
Lịch sử hình thành và phát triển gỗ MDF chống ấm
Ván ép MDF có một lịch sử phát triển không quá lâu đời. Nhà máy sản xuất gỗ ván MDF đầu tiên được xây dựng vào năm 1964 ở New York (Mỹ) và phát triển mạnh ở các nước Bắc Mỹ và châu Âu khác từ năm 1990 liên tục cho đến nay.
Tính đến năm 1970, trên thế giới mới chỉ có 3 nhà máy ở Mỹ với công suất từ 39,000m3/năm cho tới 133,000m3/năm. Tuy nhiên, đến năm 2000, trên toàn thế giới đã có tổng cộng 291 nhà máy và công suất nhà máy lớn nhất đạt đến 340,000 m3/năm.
Để đáp ứng yêu cầu của thị trường, các nước công nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ xây dựng các nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp MDF với sản lượng tăng bình quân hàng năm là 15,5%. Vào năm 1996, toàn thế giới sản xuất ra 17,53 triệu m3 thì đến năm 2001 tổng sản lượng ván MDF trên toàn thế giới đạt 29,056 triệu m3.
Thành phần cấu tạo gỗ MDF chống ẩm
- Ván MDF có thành phần cấu tạo chính là sợi gỗ (hay bột gỗ), chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).
- Thông thường, thành phần của ván MDF bao gồm khoảng 75% gỗ, 11 – 14% keo Urea Formaldehyde (UF), 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…). Đối với môi trường có độ ẩm cao, nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate (PMDI) được thêm vào keo để tạo ra vật liệu MDF chống ẩm.
- Các sợi gỗ (hay bột gỗ) trong thành phần gỗ ép MDF chủ yếu được chế biến từ các loại gỗ mềm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích của nhà sản xuất mà một số thành phần gỗ cứng có thể được thêm vào để đạt được loại gỗ mong muốn.
- Nguyên liệu để sản xuất ván MDF bao gồm các loại gỗ rừng trồng (như cao su, bạch đàn, keo, thông, giẻ, sồi, vân sam), bã mía, phế liệu gỗ, mùn cưa hoặc hỗn hợp dăm gỗ cứng và dăm gỗ mềm. Nguyên liệu đầu vào ngoài gỗ thân cây còn có thể tận dụng cành ngọn, bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa của quá trình cưa xẻ.
Tính chất vật lý và đặc điểm chung
- Thông thường, ván ép MDF có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu). Ván chống ẩm thường có màu xanh và ván chống cháy thường có màu đỏ.
- Ván MDF được coi là ổn định và trơ ở dạng tấm. Ván có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian.
- Ván MDF không có mùi.
- Ván MDF có tỷ trọng trung bình từ 680 – 840 kg/m3 .
- Các khổ ván MDF thông dụng là 1220 x 2440 và 1830 x 2440 (mm).
- Các độ dày thông dụng của ván MDF: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).
Ưu và nhược điểm của gỗ MDF chống ẩm
MDF chống ẩm có ưu điểm gì vượt trội?
Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt, khí hậu Việt Nam mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao nên sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc, bung nổ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Với tính năng ưu Việt, khả năng chống nước vượt trội, độ co dãn, đàn hồi tuyệt đối. Có thể chống nước khi độ ẩm cao, nhưng vẫn đảm bảo độ dãn vừa đủ khi nhiệt độ tăng.
Nhược điểm của gỗ MDF chống ẩm là gì?
- Chỉ chống được ẩm, tiếp xúc với nước trong thời gian dài sẽ bị trương nở gỗ.
- Gỗ có độ cứng tốt những không có độ dẻo dai.
- Gỗ không sử dụng để trạm khắc được như gỗ tự nhiên.
- Gỗ có độ dày giới hạn nên khả năng chịu lực không tốt như gỗ tự nhiên.
- Năm tuổi thọ thấp hơn gỗ tự nhiên, thông thường từ 8 -10 năm.
Ứng dụng MDF chống ẩm
Nội thất văn phòng
-
Tủ văn phòng bằng gỗ MDF
Gỗ công nghiệp MDF dễ thi công nên tủ tài liệu loại này có thể thiết kế nhiều kiểu dáng khác nhau, gồm nhiều khoang chứa hồ sơ, tài liệu tiện lợi; lại có rất nhiều màu sắc khác nhau để bạn có thể lựa chọn..
Bên cạnh đó, tủ tài liệu MDF có khả năng chống thấm nước, chống trầy xước nên tuổi thọ cao, không bám bụi, dễ vệ sinh thích hợp cho nội thất văn phòng.
-
Bàn văn phòng, bàn họp bằng gỗ MDF
Đối với bàn bằng gỗ MDF sử dụng trong nội thất văn phòng, tùy theo mục đích sử dụng mà sẽ có các thiết kế phù hợp, chẳng hạn như bàn họp, bàn để máy vi tính, bàn làm việc,…
Các loại bàn này có đặc điểm chung là nhẹ, bền và giá thành rẻ. Hơn nữa, chúng thường có nhiều mẫu mã, màu sắc cho bạn lựa chọn hơn so với gỗ tự nhiên.
Nội thất gia đình
-
Tủ quần áo gỗ MDF
Các loại tủ quần áo gỗ công nghiệp như MDF có tính chất đa dạng về màu sắc về phong cách hiện đại, độ bền và giá thành của sản phẩm có thể đáp ứng phần lớn người tiêu dùng phổ thông.
Ngoài ra, khi sử dụng tủ quần áo gỗ công nghiệp loại này, bạn sẽ yên tâm hơn khi đối phó với mối mọt trong nhà.
-
Vách ngăn trang trí gỗ MDF
Vách ngăn là một sản phẩm nội thất mới, thích hợp sử dụng trong những không gian nhỏ.
Và dĩ nhiên, gỗ công nghiệp MDF cũng được sử dụng vào lĩnh vực này. Với đặc điểm dễ gia công hơn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp đem đến cho người sử dụng nhiều kiểu dáng, màu sắc hơn.
-
Tủ bếp gỗ MDF
Chất liệu gỗ MDF lõi xanh chống thấm được tin dùng trong nội thất nhà bếp hơn so với gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp thông thường bởi ưu điểm vượt trội như chịu nhiệt, chịu ẩm tốt hơn, có khả năng kháng mối mọt, cong vênh, ẩm mốc.
Thử nghiệm thực tế: Chúng tôi tiến hành thử nghiệm khả năng không thấm nước, không giãn nở của ván MDF chống ẩm bằng cách cho ván MDF chống ẩm vào môi trường có độ ẩm trên 90% trong vòng 72h. Kiểm tra độ giãn nở từ 3% đến 5%. Khi vớt tấm ván đưa về điều kiện bình thường thì ván MDF chống ẩm trở về đúng hình dạng kích thước ban đầu không cong vênh, giãn nở so trước khi thử nghiệm.
Các loại gỗ MDF chống ẩm kết hợp vật liệu phủ bề mặt
Hiện nay vật liệu phủ bề mặt cốt gỗ có 5 loại đó là Acrylic, Laminate, veneer, Melamine hay sơn bệt. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại.
1. Gỗ MDF phủ Acrylic
Acrylic có tên tiếng anh là High Gloss Acrylic, ở Việt Nam thường được gọi là gỗ công nghiệp Acrylic bóng gương, là một loại sản phẩm được ưa thích trong những không gian phong cách hiện đại, sang trọng.
Bề mặt acrylic nhẵn bóng và độ phẳng mịn cao gấp 2 lần bề mặt phủ sơn, với sự hoàn hảo của bề mặt bóng gương, Acrylic giúp tạo không gian sang trọng, rộng mở và giúp tối đa hóa sử dụng ánh sáng. Bên cạnh đó bề mặt này còn dễ dàng lau chùi, đánh bay vết trầy xước nhẹ một cách nhanh chóng. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của loại vật liệu này.
Màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng, có trên 100 mã màu từ trơn đến vân gỗ, có những tấm Acrylic dài 2.8m phù hợp cho nội thất với chiều cao vượt khổ như tủ áo kịch trần,…. Căn phòng sẽ trở nên sang trọng hơn hẳn.
2. Gỗ MDF phủ Melamine
Melamine được sử dụng làm vật liệu phủ bề mặt trên nhiều loại ván gỗ công nghiệp như phủ trên MDF chống ẩm, phủ trên HDF, ngoài ra Melamine còn được phủ trên ván dăm cốt ván PB để tạo thành MFC.
Vậy thì nên lựa chọn Melamine phủ trên cốt gỗ nào để làm nội thất? Từ cốt gỗ ở đây ám chỉ lõi ván bên trong sau khi được phủ Melamine. Như vậy tùy thuộc nhu cầu và kinh phí bạn có thể lựa chọn loại phù hợp. Đối với nội thất văn phòng hay nội thất ở trường học, bệnh viện có thể chọn MFC vì loại này có giá rẻ hơn. Nếu làm nội thất gia đình thì nên chọn phủ Melamine trên cốt MDF hoặc HDF sẽ tốt hơn MFC.
Hiện nay Melamine phủ trên mdf có hơn 300 màu từ trơn như trắng, đen, xám,… cho đến các màu vân gỗ như óc chó, sồi, gỗ thích, giẻ gai, xoan đào… Tất cả đều giống gỗ như thật.
3. Gỗ MDF phủ Laminate
Laminate thường được sử dụng làm vật liệu bề mặt dán lên cốt MDF hoặc HDF, ứng dụng trong các sản phẩm nội thất xu hướng hiện đại, với độ bền cao, chống chầy xước tốt, chống va đập, bền màu, độ bền hàng chục năm.
Laminate đa dạng về mẫu mã, màu sắc, có bề mặt vân đá, vân gỗ, thậm chí có bề mặt sần sùi như đá, gỗ tự nhiên.
4. Gỗ MDF phủ veneer
Veneer hay còn gọi là ván lạng, là một loại ván mỏng được lạng trực tiếp từ gỗ tự nhiên do vậy chúng mang những đặc tính y hệt cây chủ như vân gỗ, màu gỗ,…
Có nhiều loại veneer như veneer sồi, veneer xoan đào, hay vneer óc chó,… tùy thuộc sở thích bạn có thể chọn loại phù hợp.
Cốt MDF phủ veneer thường được ứng dụng rộng rãi trong nội thất như bàn ghế, tủ, vách ốp tường, vách ngăn,… Với đặc điểm chi phí thấp hơn gỗ tự nhiên. Bề mặt phủ veneer có khả năng ngăn ngừa ô xi hóa, dễ lau chùi.
5. Gỗ MDF sơn bệt
MDF sơn bệt là cốt gỗ MDF được sơn trực tiếp bề mặt bằng sơn PU, sau khi sơn lót, trà nhám, sơn màu, với màu sắc đa dạng như trắng, xanh, đỏ, tím, vàng,… bề mặt sơn bệt được sử dụng nhiều trong các công trình nội thất.
Quy trình sản xuất ván MDF chống ẩm
Ván MDF được sản xuất bằng cách ép các sợi gỗ nhỏ dưới áp suất và nhiệt độ cao cùng với sự tham gia của các chất kết dính và các thành phần khác. Hiện tại, có hai quy trình sản xuất tấm MDF, đó là quy trình sản xuất khô và quy trình sản xuất ướt.
Quy trình sản xuất tấm MDF khô:
- Trước tiên, keo và phụ gia được phun trộn vào bột gỗ khô trong máy trộn và sấy sơ bộ.
- Bột sợi sau khi đã ráo keo sẽ được trải ra bằng máy rải, sau đó được cào thành 2-3 tầng tùy theo kích thước và độ dày của ván.
- Các tầng này được chuyển qua máy ép có gia nhiệt. Máy ép thực hiện ép hai lần. Lần ép thứ nhất ( ép sơ bộ), từng lớp được ép riêng. Lần ép thứ hai, tất cả các lớp được ép lại với nhau.
- Chế độ nhiệt được thiết lập để loại bỏ hơi nước và làm keo hóa rắn từ từ.
- Sau khi ép, ván được xuất ra, cắt bỏ biên, chà nhám và phân loại.
Quy trình sản xuất tấm gỗ mdf ướt:
- Đầu tiên, bột gỗ được phun nước làm ướt để kết vón thành dạng vẩy. Chúng được cào rải ngay sau đó và được đưa lên mâm ép.
- Sau đó, chúng được ép nhiệt một lần đến độ dày sơ bộ.
- Cuối cùng, tấm ván được đưa qua cán hơi ở nhiệt độ cao để nén chặt hai mặt và rút hết nước ra.
Tại sao MDF lõi xanh chống ẩm lại được nhiều người sử dụng đến thế?
Phú Trang xin nêu ra một số điểm mạnh mà Gỗ MDF mang lại :
- Có khả năng chống ẩm, thấm nước.
- Đã được xỉ lí chống cong vênh, không lo bị mối mọt như gỗ tự nhiên.
- Bề mặt nhẵn.
- Dễ dàng phun phủ đa dạng màu sơn hoặc dán các chất liệu khác lên như melamine, veneer.
- Gỗ MDF Giá rẻ hơn gỗ thịt (gỗ tự nhiên) rất nhiều.
- Thời gian gia công nhanh chóng.
Lý do sử dụng MDF chống ẩm thay thế gỗ tự nhiên
Các công trình thi công nhà ở, khách sạn, văn phòng thường có những thiết kế cần đến những chi tiết gỗ. Song vật liệu gỗ tự nhiên thường có mức giá khá cao. Vật liệu ván MDF chống ẩm giá rẻ cho công trình nội thất sẽ là lựa chọn lí tưởng cho ngôi nhà và công trình của bạn.
Ván chống ẩm HMR (HDF) có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao. Ván HMR chống ẩm có bề mặt nhẵn bóng và thống nhất. Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép thường. Nên ván chống ẩm HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn ván gỗ MDF. Ván HMR chống ẩm có độ cứng tương đối cao.
Với tính năng ưu việt là khả năng chống ẩm cùng với bề mặt nhẵn phẳng tuyệt đối, sản phẩm ván chống ẩm được sử dụng để tạo ra các sản phẩm nội ngoại thất cao cấp như: giường, tủ, bàn ghế, trang trí nội thất phòng hát, phòng khách, các vách ngăn của phòng, vách ngăn WC… Sản xuất các sản phẩm trong môi trường ẩm ướt.
Hiện nay ván chống ẩm được sử dụng nhiều nhất để làm tủ bếp và vách ngăn, vách ngăn toilet. Do tính ổn định và mật độ gỗ mịn nên ván chống ẩm HMR dùng làm sàn gỗ rất tốt, HMR còn được sử dụng rộng rãi làm gỗ lát sàn nhà (ván lát sàn gỗ công nghiệp) và cửa đi.
Ván chống ẩm thưởng được sơn hoặc dán lên một lớp keo trắng, veneer, melamine…
Lời kết
Ván chống ẩm MDF là một trong những vật liệu được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Hy vọng những chia sẻ của Phú Trang sẽ mang lại điều thông tin bổ ích cho bạn.
Xem thêm:
- Gỗ MDF là gì? Các loại ván MDF, đặc điểm và cấu tạo
- Sự khác biệt giữa ván MDF chống ẩm và ván MDF thường
Từ khóa » Gỗ Chống ẩm Mdf
-
VÁN MDF THƯỜNG VÀ CHỐNG ẨM CÓ GÌ KHÁC NHAU?
-
Ván MDF, Giá Gỗ MDF Chống ẩm - Công Ty Gỗ Minh Long
-
Gỗ MDF Chống ẩm
-
Gỗ MDF Lõi Xanh Chống ẩm Là Gì - Nội Thất Tản Viên
-
Gỗ Mdf Là Gì? Gỗ Mdf Lõi Xanh Chống ẩm Giá Bao Nhiêu - Nội Thất Trẻ
-
Gỗ MDF Là Gì? Phân Biệt Gỗ MDF Lõi Xanh Chống ẩm Và Gỗ MDF ...
-
Gỗ MDF Là Gì? Bảng Giá, đặc điểm Các Bề Mặt Ván MDF An Cường
-
MDF Chống ẩm Là Gì? Danh Sách Loại Gỗ MDF Chống ẩm Tốt Nhất
-
So Sánh Gỗ Mdf Cốt Xanh Chống ẩm Và Gỗ Mdf Thường Trong Thi Công ...
-
Gỗ MDF Chống Nước - Giải Pháp Cho Không Gian Có độ ẩm Cao
-
Gỗ MDF Chống ẩm Là Gì? Hiểu Sao Cho đúng?
-
Bảng Báo Giá Ván MDF Chống ẩm Giá Rẻ Nhất Thị Trường
-
Tấm MDF Chống Ẩm Lõi Xanh V313 - An Cường