GỖ MDF LÀ GÌ? BẢNG MÀU GỖ CÔNG NGHIỆP MDF - Nội Thất Xavia

Nội dung chính

Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến cho việc sản xuất, thi công nội thất gia đình, nội thất văn phòng…Với nhiều ưu điểm như giá thành rẻ, bền đẹp gỗ MDF ngày càng trở lên thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình, hãy cùng Nội thất xavia tìm hiểu về loại gỗ này.

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA GỖ MDF

Gỗ MDF ra đời đầu tiên tại một xưởng sản xuất có tên là Deposit tại New York, Mỹ, sau đó được lan rộng ra ngoài phạm vi khu vực và có những bước tiến vượt bậc đến tận ngày nay. Sự ra đời của ván MDF là một thành tự lớn đối với nền công nghiệp nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung khi chỉ sau 6 năm phát triển đã có 3 nhà máy đặt ở Mỹ và sản lượng đạt 133,000m3/năm. Tuy nhiên, đến năm 2000, trên toàn thế giới đã có tổng cộng 291 nhà máy và công suất nhà máy lớn nhất đạt đến 340,000 m3/năm.

SỰ KẾT HỢP GIỮA GỖ MDF VÀ CÁC CHẤT LIỆU KHÁC

MDF có bề mặt phẳng nhẵn và có cấu trúc tinh thể đồng nhất và có màu rơm nhạt. Tùy mục đích sử dụng mà người ta ép ván MDF thành các lớp và có màu sắc khác nhau như màu xanh lá cây là các loại gỗ chống ẩm, màu đỏ là gỗ chịu hóa chất. Sau quá trình gia công gỗ, những tấm ván này sẽ trở thành các đồ nội thất thẩm mỹ và đa dạng công năng sử dụng.

Sở dĩ gỗ công nghiệp MDF được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới không chỉ bởi giá thành ổn định mà còn do tính bề mặt phong phú. Ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate đem lại tính thẩm mỹ và đa dạng cho không gian nội thất. Ngoài ra, gỗ công nghiệp MDF cũng có thể kết hợp với veneer nhân tạo hoặc veneer gỗ tự nhiên như gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ tần bì vv… mang lại nét hiện đại và sang trọng.

Ván gỗ MDF có thể kết hợp với trên 200 mã màu melamine, hơn 80 mã màu laminate đem lại tính thẩm mỹ và đa dạng cho không gian nội thất

Một số vật liệu bề mặt công nghiệp khác như poly, men trắng, acrylic, giấy keo vv… cũng có thể kết hợp với cốt ván MDF để tạo nên thành phẩm. Để tối ưu tính thẩm mỹ và độ bền sản phẩm, người ta áp dụng công nghệ dán cạnh bằng chỉ nhựa pvc đồng màu, giúp ván không ngấm nước và sự xâm nhập của hóa chất từ môi trường bên ngoài.

TIÊU CHUẨN TỶ TRỌNG VÁN MDF
STT Tiêu chuẩn Tỷ trọng
1 Tỷ trọng trung bình 700-800kg/m3
2 Tỷ trọng lõi 600-700kg/m3
3 Tỷ trọng bề mặt 1000-1100kg/m3
4 Tỷ trọng MDF (HDF) Trên 800kg/m3
5 Tỷ trọng MDF nhẹ (LDF) Dưới 650kg/m3
6 Tỷ trọng MDF siêu nhẹ (ULDF) Dưới 550kg/m3

Bảng tiêu chuẩn tỉ trọng ván MDF

Tùy theo nhà sản xuất, khối lượng MDF không cố định tùy theo kích thước. Đối với gỗ ép công nghiệp MDF có tỉ trọng 750 kg/m3 thì khối lượng/m2 các tấm theo độ dày khác nhau:

ĐỘ DÀY KHỐI LƯƠNG MDF THEO ĐƠN VỊ DIỆN TÍCH
STT ĐỘ DÀY KHỐI LƯỢNG
1 6.5mm 5.0kg/m2
2 9.0mm 6.3kg/m2
3 12.0mm 8.4kg/m2
4 16.0mm 11.0kg/m2
5 19.0mm 14.0kg/m2

Bảng độ dày và khối lượng MDF tính theo m2

Dựa vào bảng tỉ trọng khối lượng trên, các bạn có thể kiểm tra MDF nguyên liệu một cách dễ dàng và chính xác hơn trong quá trình chọn mua tại các đơn vị phân phối. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như “được giá” tốt nhất, bạn nên.

PHÂN LOẠI GỖ MDF

Phân biệt theo chủng loại bao gồm 4 loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:

– MDF dùng trong nhà (các sản phẩm nội thất)

– MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt

– MDF mặt trơn: để có thể sơn ngay, không đòi hởi phải chà nhám nhiều

– MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng Veneer

ƯU ĐIỂM CỦA GỖ CÔNG NGHIỆP MDF

– Hạn chế tối đa tình trạng cong vênh, co ngót hoặc mối mọt như gỗ tự nhiên – Bề mặt phẳng, dễ thi công nội thất – Có giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên – Dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác như veneer, acrylic, melamine, laminate vv… – Vật liệu sẵn có, thời gian thi công nhanh – Thích hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất

Ảnh: Dễ dàng kết hợp với các vật liệu bề mặt khác nhú veneer, acrylic, melamine, laminate vv…

NHƯỢC ĐIỂM CỦA GỖ CÔNG NGHIỆP MDF

– Khả năng chịu nước kém

– Không làm được các chi tiết chạm trổ phức tạp như gỗ tự nhiên

– Độ dày có giới hạn, độ dẻo dai hạn chế

– Độc hại với người sử dụng

Việc ứng dụng ván gỗ MDF phụ thuộc nhiều vào thành phần bột gỗ, các chất kết dính, phụ gia mà nhà sản xuất sử dụng. Ván MDF phủ veneer thường được dùng để sản xuất đồ nội thất gia đình (bàn ăn thông minh, bàn làm việc thông minh, giường ngủ gỗ MDF, tủ quần áo gỗ MDF, cửa gỗ MDF ), văn phòng, trường học, bệnh viện, phân xưởng vv…

Một số dòng gỗ MDF có thành phần sợi Composite pha phụ gia chống ẩm thì được dùng để làm sản phẩm ngoài trời (những nơi thường xuyên ẩm ướt, chịu tác động của thời tiết mưa, nắng v v…)

BẢNG MÀU GỖ CÔNG NGHIỆP MDF

MDF vân gỗ

MDF màu trơn

MDF bề mặt

Nội thất Xavia là đơn vị thiết kế thi công nội thất uy tín. Các sản phẩm gỗ MDF được chúng tôi sử dụng thi công nội thất nhà ở, nội thất văn phòng, nội thất nhà bếp với chất lượng và chi phí hợp lý. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thiết kế nội thất miễn phí.

hotline-noi-that-xavia

Từ khóa » Trọng Lượng Riêng Của Ván Mdf