Gỗ MDF Là Gì? Có Tốt Không? - Những ưu điểm Nổi Trội Hơn Gỗ Khác

Gỗ MDF là gì? Có tốt không? Có những loại gỗ MDF nào? Đây là đều là các thắc mắc chung của những người lần đầu tiếp xúc với dòng gỗ công nghiệp này. Hãy xem qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về chất liệu này, qua đó lựa chọn được sản phẩm nội thất phù hợp cho không gian nhà ở của mình.

Ván gỗ MDF là gì?

MDF là viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, dịch ra nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Trong thực tế, MDF còn là tên gọi chung ba loại sản phẩm khác nhau thuộc ván ép bột sợi. Đây là những sản phẩm có độ nén chặt cao (hardboard) cùng tỷ trọng trung bình (medium density). Người ta dựa trên thông số cơ vật lý, thông số về độ dày và cách xử lý bề mặt để phân biệt chúng.

Gỗ MDF được cấu tạo từ các bột sợi gỗ nhỏ (75%), chất kết dính (10-15%) và dưới 1% là các chất phụ gia khác như chất làm cứng, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc, chống trầy xước), paraffin wax, bột độn vô cơ. Ngoài ra, tuỳ nhà sản xuất mà có thể thêm một số thành phần gỗ cứng.

Tiếp đó, qua quá trình ép gỗ thành sợi, đi kèm với tỉ lệ keo UF nhất định sẽ cho ra ván ép MDF thành phẩm. Ván ép MDF có đa dạng các độ dày khác nhau và thân thiện với môi trường nên được ứng dụng phổ biến trong xây dựng và nội thất.

MDF là tên gọi chung cho các sản phẩm làm từ ván ép bột sợi
MDF là tên gọi chung cho các sản phẩm làm từ ván ép bột sợi

Khám phá thêm loại Gỗ CDF đối với gỗ MDF trong ngành công nghiệp gỗ ngày nay

Gỗ MDF có mấy loại?

Dựa vào quy trình sản xuất mà ta gỗ MDF có thể được chia làm 3 loại gồm: MDF thường, MDF lõi xanh chống ẩm và ván gỗ MDF chống cháy. Trong đó:

  • Ván gỗ MDF thông thường: Loại này rất được nhiều người lựa chọn. Có giá thành tương đối rẻ, màu sắc thường là màu trắng nên rất dễ nhận biết. Bên cạnh đó, khi đưa vào sử dụng, nên dùng lớp sơn PU hoặc Melamine, Laminate để phủ lên, tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho nội thất của bạn.
  • Gỗ MDF chống ẩm: Khác với gỗ MDF thông thường thì loại này có trang bị thêm lớp sáp để chống nước. Bởi nhờ công dụng của gỗ MDF chống ẩm này hay được sử dụng làm các đồ nội thất trong nhà như: tủ bếp, cửa nhà vệ sinh, hoặc nhà tắm,… Trên thị trường xuất hiện tràn lan những loại gỗ giả và kém chất lượng, vậy nên bạn nên xem xét kỹ lưỡng trước khi mua.
  • Ván gỗ MDF chống cháy: Cũng giống như gỗ chống ẩm thì gỗ chống cháy được trang bị thêm các phụ gia nhằm mục đích có thể giảm khả năng bắt lửa. Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên quá “ỷ lại” vào nó, bởi thực tế không hề có một loại gỗ nào mà lại không cháy trong lửa.
Có 3 loại gỗ MDF điển hình trên thị trường
Có 3 loại gỗ MDF điển hình trên thị trường

Ưu nhược điểm của gỗ MDF

Gỗ MDF có chất lượng tốt và được nhiều người đánh giá cao bởi sở hữu các ưu điểm như:

Ưu điểm 

  • Rất thích hợp với khí hậu ở nước ta, nhờ ưu điểm không bị cong vênh, hoặc mối mọt hay co ngót sau thời gian dài sử dụng.
  • Bề mặt phẳng, nhẵn nên rất thuận lợi trong việc gia công.
  • Được tạo bởi cành cây hoặc gỗ vụn nên vô cùng thân thiện với môi trường và tiết kiệm được các nguồn gỗ có trong tự nhiên.
  • Có thể kết hợp với các loại vật liệu khác dễ dàng bằng cách sơn hoặc dán lên. Để nâng cao thêm tính thẩm mỹ nên kết hợp cùng Veneer, Melamine, Laminate, Acrylic,…
  • Trên thị trường, số lượng gỗ MDF rất lớn, có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
  • So với gỗ tự nhiên thì MDF có giá thành tương đối rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế nhiều gia đình. Thế nhưng không vì thế mà chất lượng không đảm bảo.
  • Bên cạnh đó, vì bề mặt không có hạt nên ván gỗ MDF thời gian gia công rất nhanh chóng mà không sợ ảnh hưởng đến bề mặt.

Nhược điểm

  • So với các loại gỗ tự nhiên khác thì gỗ MDF chỉ cứng chứ không có được độ dẻo dai.
  • Do kết cấu nên gỗ MDF rất dễ bị thấm nước.
  • Ngoài ra, không thể chạm khắc, tạo hình như những các loại gỗ tự nhiên.
  • Nếu muốn làm các sản phẩm có độ dày thì cần phải ghép nhiều miếng lại với nhau.
  • So với mặt bằng chung thì loại gỗ này không có độ bền, dễ bị móp méo bề mặt khi va đập.

Tận hưởng thêm vẻ đẹp tự nhiên và tính tiện ích của Gỗ MFC trong mỗi thiết kế nội thất của bạn!

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF

Trên thị trường, gỗ MDF được phủ bằng các loại vật liệu khác nhau, thông dụng nhất phải kể đến đó là: gỗ MDF phủ Melamine, phủ Laminate, Veneer, Acrylic và sơn bệt. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết từng loại lớp phủ bề mặt ván gỗ MDF trong phần sau.

Phủ Melamine

Melamine là bề mặt giả gỗ với cấu tạo bởi một số chất công nghiệp. Tuỳ vào nhà sản xuất lớp phủ có thể từ 5 đến 7 lớp, cơ bản Melamine sẽ có cấu tạo 3 lớp chính:

  • Lớp trong cùng: Tạo độ dày và độ cứng cần thiết cho bề mặt.
  • Lớp giữa: Đóng vai trò thẩm mỹ cho bề mặt gỗ.
  • Lớp ngoài cùng: Bảo vệ, chống xước, chống ẩm hoặc có thể cách âm.

Lớp phủ Melamine khả năng chống mọt xâm nhập, chống thấm nước và tác động của hoá chất cực tốt cho gỗ MDF. Melamine có tính chất đồng đều cùng với màu sắc đa dạng, khó phai mang đến nhiều lựa chọn cho sản xuất. Tuy nhiên, phủ Melamine cần phải ép trực tiếp lên cốt gỗ nên độ uốn ván, uốn cong vô cùng thấp.

Melamine có cấu tạo 3 lớp cơ bản
Melamine có cấu tạo 3 lớp cơ bản

Phủ Laminate

Lớp Laminate còn được biết đến với tên gọi khác là Formica. Nó được cấu tạo bằng nhiều lớp Melamine liên kết chặt chẽ ở quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao. Nhờ đó, gỗ MDF phủ Laminate có khả năng chống mối mọt xâm nhập tốt và các tình trạng cong vênh cũng được hạn chế. Lớp phủ này còn có khả năng chịu nhiệt và chịu nước tương đối tốt.

Laminate được sản xuất với nhiều màu sắc đa dạng từ màu trơn đến các loại vân mang tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt, gỗ MDF phủ Laminate rất dễ dàng thi công, tạo hình và lắp ghép.

Tuy nhiên, lớp phủ Laminate cần người thi công có kỹ thuật xử lý thật tốt nên không sẽ có tình trạng bong tróc, phồng rộp. Chi phí phủ laminate cho gỗ MDF cũng khá cao.

Laminate có hình vân gỗ giống như các loại gỗ tự nhiên
Laminate có hình vân gỗ giống như các loại gỗ tự nhiên

Phủ Veneer

Lớp phủ Veneer rất được biệt khi được tạo nên từ gỗ tự nhiên cắt mỏng từ 0.3mm – 0.6mm. Màu sắc và được vân gỗ MDF phủ Veneer sinh động, tinh tế không hề thua kém với nhiều loại gỗ tự nhiên khác.

Veneer là lớp phủ đa năng thích hợp sử dụng cho các bề mặt gỗ khác nhau từ ván dán, gỗ ghép thanh đến ván dăm. Nhìn bằng mắt thường hay sờ tận tay nhiều người khó thể phân biệt gỗ MDF phủ Veneer và gỗ tự nhiên.

Với chi phí thi công thấp hơn gỗ tự nhiên và thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe của người sử dụng. Loại phủ Veneer này được sử dụng khá phổ biến. Nhược điểm lớn nhất của phủ Veneer chính là khả năng chịu nhiệt kém, dễ bị trầy xước. Trong quá trình sản xuất và thi công luôn cần cẩn trọng.

Veneer có lớp phủ mỏng nhẹ bằng gỗ tự nhiên
Veneer có lớp phủ mỏng nhẹ bằng gỗ tự nhiên

Phủ Acrylic

Phủ Acrylic cho gỗ MDF chính là phủ nhựa được tinh chế từ dầu mỏ PMMA lên gỗ. Lớp phủ có màu hoặc trong suốt rất bền và bóng mịn tạo cảm giác sang trọng. Dù là chất công nghiệp nhưng Acrylic an toàn với môi trường. Acrylic có vừa chịu tác động tốt vừa chịu nhiệt cao và chống được tia cực tím. Đồng thời, lớp phủ Acrylic có tính dẻo và độ xuyên thấu như gương.

Với những tính chất đặc biệt, gỗ MDF phủ Acrylic được ứng dụng rộng rãi. Loại vật liệu này phù hợp cho những thiết kế nội thất phong cách sang trọng. Tuy nhiên, mức giá thành nguyên liệu sản xuất Acrylic khá cao và yêu cầu có máy móc hiện đại.

Acrylic sáng bóng và mịn màng đặc trưng
Acrylic sáng bóng và mịn màng đặc trưng

Phủ sơn bệt

Sơn bệt là một loại phủ bề mặt cho gỗ MDF được nhiều người sử dụng. Bởi vì nó có màu sắc đa dạng và bám tốt trên bề mặt phẳng nhẵn của gỗ. Những lớp sơn bệt tỉ mỉ trên gỗ rất khó bong tróc trong quá trình sử dụng lâu dài hay có sự va đập.

Gỗ MDF sơn bệt rất dễ lau chùi và có tuổi thọ khoảng 10 – 15 năm. Tuy nhiên, sơn bệt cho gỗ MDF khá tốn nhiều thời gian. Bề mặt sản phẩm dễ bị trầy xước ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Nội thất được phủ sơn bệt với nhà sắc bắt mắt
Nội thất được phủ sơn bệt với nhà sắc bắt mắt

Gỗ MDF giá bao nhiêu?

Tùy thuộc vào kích thước, loại gỗ và chất liệu phủ lên bề mặt mà giá gỗ MDF sẽ có sự chênh lệch. Để giúp khách hàng lựa chọn được loại gỗ MDF phù hợp với nhu cầu và tài chính. Dưới đây, Nội Thất Điểm Nhấn chia sẻ bảng báo giá gỗ MDF chi tiết và mới nhất năm 2024.

Sản phẩm nội thất Chi phí nội thất bằng gỗ công nghiệp MDF
Bề mặt Melamine Bề mặt Sơn/Laminate Bề mặt Acrylic
Tủ đầu giường 1.650.000 VNĐ 1.750.000 VNĐ 1.800.000 VNĐ
Tủ để tivi 1.950.000 VNĐ 2.100.000 VNĐ 2.300.000 VNĐ
Tủ bếp trên 2.450.000 VNĐ 2.800.000 VNĐ 3.300.000 VNĐ
Bàn trang điểm 2.900.000 VNĐ 3.000.000 VNĐ 3.100.000 VNĐ
Tủ quần áo 2.950.000 VNĐ 3.300.000 VNĐ 3.950.000 VNĐ
Tủ bếp dưới 3.000.000 VNĐ 3.400.000 VNĐ 3.800.000 VNĐ
Tủ đựng giày 3.100.000 VNĐ 3.500.000 VNĐ 4.050.000 VNĐ
Giường ngủ 5.750.000 VNĐ X X

Bảng giá thi công chi tiết nội thất bằng gỗ công nghiệp MDF mới nhất năm 2024

Sản phẩm nội thất Chi phí nội thất bằng gỗ công nghiệp MDF chống ẩm
Kích thước (cm) Bề mặt Melamine Bề mặt Sơn/Laminate Bề mặt Acrylic
Giường ngủ 160×200 4.350.000 VNĐ X X
Bàn trang điểm 100x50x75 2.750.000 VNĐ 5.200.000 VNĐ 7.450.000 VNĐ
Tủ đầu giường 45x40x50 1.150.000 VNĐ 1.250.000 VNĐ 1.800.000 VNĐ
Bàn làm việc 120x60x75 2.500.000 VNĐ 2.700.000 VNĐ 3.300.000 VNĐ
Tủ quần áo 200x60x260 2.350.000 VNĐ 2.650.000 VNĐ 3.600.000 VNĐ
Tủ bếp trên 35×80 2.250.000 VNĐ 2.500.000 VNĐ 3.400.000 VNĐ
Tủ bếp dưới 60×90 2.550.000 VNĐ 2.900.000 VNĐ 3.700.000 VNĐ

Bảng giá thi công chi tiết nội thất bằng gỗ công nghiệp MDF chống ẩm mới nhất năm 2024

Lưu ý: Bảng giá thi công nội thất bằng gỗ MDF trên chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí có thể thay đổi theo thời điểm. Để lại thông tin liên hệ để được Nội Thất Điểm Nhấn báo giá gỗ MDF mới và chi tiết nhất hoàn toàn miễn phí.

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Hiện nay, trên thị trường có 2 cách phương pháp khác nhau để sản xuất gỗ MDF là: quy trình sản xuất gỗ MDF khô và ướt. Mỗi phương pháp sản xuất sẽ cho ra chất lượng và tính thẩm mỹ gỗ MDF khác nhau. Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu chi tiết 2 quy trình sản xuất gỗ MDF ngay sau đây:

Quy trình sản xuất khô

Sản xuất gỗ MDF theo quy trình khô là phương pháp sử dụng áp lực và nhiệt độ để làm nên những ván gỗ MDF. Cụ thể trải qua các bước như sau:

Dây chuyền các bước sản xuất gỗ MDF khô
Dây chuyền các bước sản xuất gỗ MDF khô
  • Bước 1: Trộn đều các nguyên liệu bột gỗ, chất phụ gia và keo trong máy trộn sấy với tỷ lệ phù hợp để tạo thành bột sợi.
  • Bước 2: Rải đều bột sợi lên bề mặt phẳng từ 2-3 tầng tùy thuộc vào kích thước mong muốn.
  • Bước 3: Các tầng bột sợi sẽ được đưa qua máy ép gia nhiệt 2 lần. Ép lần 1 để bột sợi được nén lại và ép lần thứ 2 để các tầng bột sợi kết dính với nhau.
  • Bước 4: Sau khi đã các tầng bột sợi đã được ép chặt lại sẽ tạo thành ván gỗ MDF. Lúc này công nhân sẽ thực hiện cắt ván và bo viền.
  • Bước 5: Xử lý, làm nguội lại gỗ MDF sau đó chà nhám và đem đi phân loại, đóng gói.

Quy trình sản xuất ướt

Khác với quy trình sản xuất khô, chế tạo gỗ MDF bằng phương pháp ướt là sử dụng nước để làm vón cục bột gỗ. Sau đó dùng lực ép và nhiệt độ cao để làm bốc hơi nước, ép chặt bột gỗ thành ván gỗ MDF.

Dây chuyền các bước sản xuất gỗ MDF ướt
Dây chuyền các bước sản xuất gỗ MDF ướt
  • Bước 1: Phun nước vào phần bột gỗ đã được nghiền nát để bột gỗ vón cục lại thành dạng vảy.
  • Bước 2: Rải đều vảy gỗ lên mâm ép, tùy thuộc vào kích thước mong muốn mà rải mỏng hoặc dày.
  • Bước 3: Cho mâm ép đựng gỗ qua máy ép lần 1 để nén sơ bộ bột gỗ. Sau đó cán hơi nhiệt lần 2 để làm bốc hơi nước nén chặt 2 mặt thành ván gỗ MDF.
  • Bước 4: Sau khi đã ép thành ván gỗ MDF, công nhân sẽ tiến hành cắt ván theo kích thước tiêu chuẩn và bo viền.
  • Bước 5: Xử lý làm nguội ván gỗ MDF, sau đó tiến hành chà nhám. Cuối cùng, phân loại và đóng gói thành phẩm.

Cách phân biệt gỗ MDF, HDF và MFC

Dưới đây là bảng so sánh giữa MDF, HDFMFC dựa trên các tiêu chí khác nhau:

Tiêu Chí MDF HDF MFC
Mật độ Trung bình Cao hơn so với MDF Thấp hơn cả MDF và HDF
Cấu trúc và kết cấu Sợi gỗ nghiền thành bột, kết dính bằng keo Sợi gỗ nghiền thành bột, kết dính bằng keo, tính chất cơ học tốt hơn Hạt gỗ ghép lại bằng keo và ép nhiệt
Bề mặt Bề mặt mịn và đồng nhất, dễ hoàn thiện Bề mặt mịn và đồng nhất, dễ hoàn thiện Lớp bề mặt cứng, phủ lớp melamine
Ứng dụng Tủ, kệ, bàn, cánh cửa, sàn Tủ, kệ, bàn làm việc Tủ, kệ, bàn làm việc
Độ bền Tương đối Cao nhất trong 3 loại Tương đối
Giá cả Phải chăng hơn HDF Phải chăng hơn MDF và MFC Phải chăng hơn MDF và HDF

Hy vọng bảng này sẽ giúp bạn dễ dàng phân biệt giữa các loại vật liệu gỗ công nghiệp này và hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như ứng dụng của chúng.

Câu hỏi thường gặp về gỗ MDF

Gỗ MDF có bền không?

Gỗ MDF có độ cứng và chắc chắn rất cao, có khả năng chống chịu lực cũng như nhiệt rất tốt. Nó cũng không bị cong vênh hay co ngót do điều kiện của thời tiết gây ra. Ngoài ra, gỗ MDF cũng không dễ trầy xước cũng như dễ dàng trong việc sơn phủ nhiều loại khác nhau cho nhu cầu thẩm mỹ và sử dụng. Độ bền của gỗ MDF có thể trên 10 năm, thậm chí có thể lên đến 20 năm nếu như người sử dụng biết cách bảo quản và sử dụng cẩn thận.

Gỗ mdf có bị mối không?

Gỗ MDF vẫn bị tác động của mối mọt. Tuy nhiên vì gỗ MDF sản xuất từ sợi gỗ và chất kết dính tạo một cấu trúc chặt chẽ có thể hạn chế tình trạng mối mọt tốt hơn gỗ tự nhiên.

Gỗ mdf dùng được bao lâu?

Nếu bảo quản tốt gỗ MDF có thể sử dụng đến khoảng 10 – 15 năm. Tuổi thọ của gỗ MDF phụ thuộc vào cách sử dụng, bảo quản và điều kiện môi trường.

Gỗ mdf dày bao nhiêu?

Gỗ MDF có độ dày từ 2.5mm; 3mm; 5mm; 6mm; 9mm; 12mm; 15mm; 17mm, 25mm tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu cụ thể.

Gỗ mdf có độc hại không?

Gỗ MDF không độc hại khi sản xuất đạt tiêu chuẩn E2. Đó là lượng phát thải formaldehyde > 0.124 mg/m³ không khí và hàm lượng formaldehyde trong ván khô lớn hơn 8.0mg/100g nhưng không vượt quá 30mg/100g.

Bài viết đã chia sẻ và giải đáp gỗ MDF là gì? Và những ứng dụng, ưu khuyết điểm của loại gỗ công nghiệp  này. Có thể thấy đây là một loại gỗ tốt có thể thay thế gỗ tự nhiên. Nếu bạn có nhu cầu về thiết kế và thi công nội thất thì Nội Thất Điểm Nhấn chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Chúc bạn nhanh chóng tìm được chất liệu phù hợp với nội thất nhà mình nhé!

Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp MDF uy tín thì liên hệ 1800 9398. Với xưởng gỗ rộng gần 2000m2 cùng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo mang đến cho bạn các sản phẩm chất lượng nhất với giá cạnh tranh.

1k

Bài viết hữu ích ?

Từ khóa » Tìm Hiểu Về Gỗ Mdf